Khi đã làm dâu, tôi cần được tôn trọng.

VOV.VN - Khi chưa là dâu, tôi không đòi hỏi gì cả. Nhưng khi đã  là người trong gia đình, tôi cần được tôn trọng.

Tôi năm nay 24 tuổi, chồng tôi 28 tuổi. Chúng tôi quen và yêu nhau hơn 1 năm thì đến đầu năm nay chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân. Anh là con trai thứ 2 trong một gia đình gồm 4 anh em trai. Một anh trai đầu đã có gia đình và 2 cháu nhỏ, một em trai kém chồng tôi 2 tuổi cũng đã lập gia đình trước chúng tôi 1 năm và một em trai út năm nay học lớp 12.

Trở lại quãng thời gian trước, hồi tháng 1 năm 2014 chúng tôi tình cờ gặp gỡ và yêu nhau. Nói chung tình yêu của chúng tôi khá đẹp, anh tốt tính và hiền lành. Chúng tôi luôn quan tâm, lo lắng cho nhau và chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. 

Yêu nhau được 1 thời gian, đến tháng 10 năm 2014 thì anh đưa tôi về ra mắt gia đình. Lần đầu tiên cả tôi và gia đình anh đều dành cho nhau những ấn tượng tốt đẹp. Mọi người trong nhà anh cũng lịch sự, tế nhị và quý mến tôi chân thành. 

Lúc đó em trai kế anh vừa mới lập gia đình. Lần đầu gặp tôi, vợ chồng họ cũng rất lịch sự, cứ gọi tôi là chị mặc dù tôi nhỏ tuổi hơn. Vì lúc đó tôi mới chỉ là người yêu, chưa phải là vợ của anh nên khi thấy vợ chồng người em xưng hô như vậy tôi rất ngại. Tôi bảo họ cứ gọi tôi bằng em là được rồi, khi nào tôi và anh là vợ chồng thì hãy thay đổi xưng hô. Tôi cũng bảo nếu họ cứ gọi như vậy thì tôi thấy ngại và khó xử. 

Cũng tại thời điểm đó tôi đang thất nghiệp. Qua buổi trò chuyện, tôi được biết công ty em dâu của anh làm việc đang thông báo tuyển dụng. Thế là tôi quyết định nộp hồ sơ vào đó và đã được nhận vào làm. Để thuận tiện hơn trong công việc, tôi lại nhỏ hơn tuổi em dâu của anh nên tôi cũng lịch sự gọi chị - xưng em. Mọi chuyện nói chung là rất tốt đẹp. Và khi công việc đã ổn định, chẳng còn phải chờ đợi gì nữa, anh đã đưa bố mẹ sang nhà tôi để thưa chuyện và bàn bạc việc tổ chức đám cưới cho chúng tôi.

Ảnh minh họa

Cuộc sống làm dâu của tôi ở nhà chồng nói chung là tốt. Quan hệ giữa tôi và bố mẹ chồng cũng như các anh em nhà chồng không có điều tiếng gì. Thế nhưng, có 1 chuyện vẫn khiến tôi cảm thấy không thực sự thoải mái và hài lòng. Đó là chuyện xưng hô của vợ chồng người em với tôi. Đến bây giờ tôi cũng đã chính thức là vợ anh, là dâu nhà anh, là chị dâu của họ nhưng tôi luôn cảm thấy vợ chồng em trai anh chưa bao giờ xem tôi là chị dâu cả. Khi nói chuyện trong nhà, họ gọi chồng tôi là anh Ba, còn gọi tôi là Bé. Khi có việc cần, tôi nhắn tin thì cô em dâu nhắn lại cộc lốc, không chủ ngữ, vị ngữ gì cả. 

Khi tôi về nhà anh, tôi có chào hỏi em trai của chồng thì hỏi, còn không thì chú ấy nhìn thấy tôi cũng như không thấy, chẳng khi nào chủ động chào với hỏi gì tôi. Tôi đã tâm sự với chồng tôi về chuyện này, anh cũng lắng nghe nhưng tôi thấy anh chỉ để đó, chẳng nhắc nhở gì vợ chồng chú em. Rồi cả bố mẹ anh và các anh chị em khác trong nhà thấy vợ chồng cô chú ấy xưng hô với tôi như vậy cũng chẳng nhắc nhở gì.

 Thật sự thì tôi cũng chẳng cần cái tiếng “ Chị” đó làm gì, nhưng dù sao tôi cũng là vợ anh, là chị dâu nên tôi muốn xưng hô trong nhà phải phù hợp và đúng phép tắc. Tôi cảm thấy vợ chồng người em như vậy là họ xem thường tôi quá và chẳng coi tôi là người một nhà. Nhiều lúc tôi cũng muốn chị em vui vẻ với nhau nhưng khi vợ chồng chú ấy xưng hô với tôi như thế, tự nhiên tôi thấy có khoảng cách và xa lạ với gia đình anh. Đã có lúc tôi nghĩ hay là tại vì tôi làm việc cùng công ty với em dâu nên cô ấy xưng hô thoải mái, không theo tôn ty trật tự như vậy? Đã có lúc tôi khó chịu với kiểu xưng hô như thế và nghĩ rằng, nếu đúng việc tôi làm cùng công ty khiến cô ấy xưng hô như vậy thì tôi sẽ nghỉ việc. Tôi biết là chuyện của mình chẳng có gì ghê gớm lắm, nhưng đó là điều khiến tôi bức xúc và chẳng biết phải làm sao để thay đổi và giải toả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự truyện: Làm dâu nước Mỹ
Tự truyện: Làm dâu nước Mỹ

VOV.VN - Hạnh phúc ở quê chồng, nhưng Nguyễn Thị Thanh Lưu vẫn không kìn nén nổi nỗi buồn xa xứ 

Tự truyện: Làm dâu nước Mỹ

Tự truyện: Làm dâu nước Mỹ

VOV.VN - Hạnh phúc ở quê chồng, nhưng Nguyễn Thị Thanh Lưu vẫn không kìn nén nổi nỗi buồn xa xứ 

Làm dâu: Cứ bơ đi mà sống!
Làm dâu: Cứ bơ đi mà sống!

Có một câu “ranh ngôn” cải biên: “Chồng mình là con người ta. Suy ra tính lại chẳng bà con chi”. Nghe có vẻ bạc bẽo và buồn cười, nhưng đấy chính là sự thật không thể nào chối cãi.

Làm dâu: Cứ bơ đi mà sống!

Làm dâu: Cứ bơ đi mà sống!

Có một câu “ranh ngôn” cải biên: “Chồng mình là con người ta. Suy ra tính lại chẳng bà con chi”. Nghe có vẻ bạc bẽo và buồn cười, nhưng đấy chính là sự thật không thể nào chối cãi.

Làm dâu hai tháng đã nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân
Làm dâu hai tháng đã nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân

Không thể hòa hợp với gia đình chồng và cuộc sống nhà chồng, chỉ sau 2 tháng làm dâu, Lan đã nghĩ đến chuyện làm bà mẹ đơn thân cho dễ sống.

Làm dâu hai tháng đã nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân

Làm dâu hai tháng đã nghĩ đến chuyện làm mẹ đơn thân

Không thể hòa hợp với gia đình chồng và cuộc sống nhà chồng, chỉ sau 2 tháng làm dâu, Lan đã nghĩ đến chuyện làm bà mẹ đơn thân cho dễ sống.

Làm dâu xứ lạ
Làm dâu xứ lạ

VOV.VN - “Làm dâu xứ lạ” có gì khác với làm dâu trong nước, với sự khác biệt về văn hoá, phong tục?

Làm dâu xứ lạ

Làm dâu xứ lạ

VOV.VN - “Làm dâu xứ lạ” có gì khác với làm dâu trong nước, với sự khác biệt về văn hoá, phong tục?

Rộn ràng làm đầu lân truyền thống trước Tết Trung thu
Rộn ràng làm đầu lân truyền thống trước Tết Trung thu

VOV.VN - Gần tới Tết Trung thu, những khu vực làm nghề đầu lân truyền thống ở Huế lại trở nên rộn ràng.

Rộn ràng làm đầu lân truyền thống trước Tết Trung thu

Rộn ràng làm đầu lân truyền thống trước Tết Trung thu

VOV.VN - Gần tới Tết Trung thu, những khu vực làm nghề đầu lân truyền thống ở Huế lại trở nên rộn ràng.