5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng

VOV.VN - Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại.

Ngay cả với xung đột hiện nay ở Ukraine và căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ, rất ít khả năng Mỹ sẽ trực tiếp đối đầu với Nga trên chiến trường. Một cuộc chiến nóng giữa Mỹ và Nga sẽ chắc chắn đem lại tổn thất to lớn cho tất cả các bên liên quan.

Xe tăng Nga xuất hiện trong một cuộc diễu binh trên Hồng trường năm 2013 (ảnh: RIA)
Nước Nga hiện đại không phải là Liên Xô, nhưng nó vẫn sở hữu kho vũ khí rất đáng sợ bao gồm vũ khí hạt nhân cả chiến lược và chiến thuật. Hơn nữa, với những yếu kém trong các lực lượng quân sự thông thường (kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ), thì so với Liên Xô, Nga phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí răn đe chiến lược của mình để đẩy lui các kẻ thù. Thực sự thì, vào tháng 11/1993, Nga đã từ bỏ cam kết trước đó của Liên Xô, đó là sẽ không làm bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân để giải quyết xung đột. Thay vào đó, Nga giữ cho mình quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân theo cái học thuyết mà họ gọi là “giảm leo thang”.

Điều cốt yếu ở đây là Mỹ sẽ không giao chiến với Nga. Tuy nhiên Mỹ có thể phải đối mặt với vũ khí Nga trong một cuộc xung đột vũ trang thông thường, ở những nơi có mua vũ khí của Nga.

Do vậy bài viết này sẽ không nói tới vũ khí nguy hiểm đặc biệt của Nga như là tên lửa hạt nhân hay các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà sẽ tập trung vào các hệ thống mà một ngày nào đó các lực lượng Mỹ có thể phải đối mặt trên chiến trường thực tế.

Tác giả Dave Majumdar (Mỹ) đã lựa chọn ra 5 loại vũ khí mạnh nhất của Nga mà quân Mỹ có thể phải đương đầu:

Phi cơ Sukhoi Su-35 Flanker-E

Máy bay Sukhoi Su-35 Flanker-E cho đến nay là loại chiến đấu cơ tốt nhất do Nga sản xuất. Máy bay này là loại phái sinh hiện đại nhất từ chiếc Su-27 gốc thời Xô viết. Biến thể Flanker bay cao, nhanh, và mang được một lượng tải khổng lồ. Điều đó, kết hợp với thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, giúp chiếc Su-35 trở thành một đối thủ cực kỳ lợi hại đối với bất cứ chiến đấu cơ nào của Mỹ, ngoại trừ chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor tàng hình.

(ảnh: Airforce technology)
Là phi cơ chiếm ưu thế áp đảo trên không, Su-35 có các lợi thế chính như kết hợp khả năng bay ở độ cao lớn với tốc độ cực nhanh – điều này cho phép máy bay gia tăng thêm uy lực lớn nhất có thể cho các quả tên lửa không đối không cự ly xa. Trong một cuộc không chiến, Su-35 sẽ phóng quả tên lửa của mình từ tốc độ siêu thanh tầm Mach 1.5  ở độ cao trên 13,7km. Máy bay này cũng có hệ thống vector đẩy 3 chiều (giúp nó cực kỳ linh hoạt và cơ động), hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và năng lực gây nhiễu mạnh mẽ.

Lực lượng Không quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc rất thích mua loại máy bay mới này và có những báo cáo cho hay Triều Tiên cũng muốn mua một số chiếc Su-35. Khi Su-35 được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn, sẽ có thêm khách hàng xếp hàng để được mua chiếc chiến đấu cơ này.

Tàu ngầm lớp Amur

Nga chế tạo các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công tối tân chạy bằng năng lượng hạt nhân như lớp Borei và lớp Severodvinsk, nhưng gần như chắc chắn họ sẽ không bao giờ xuất khẩu các tàu này. Nga mới chỉ cho phép Ấn Độ thuê các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ấn Độ hiện thuê tàu ngầm tấn công lớp Akula II INS Chakra – còn có tên tiếng Nga là Nerpa (K-152). Trước đây Ấn Độ cũng thuê tàu K-43, là tàu tấn công lớp Charlie I. Hầu hết các quốc gia khác là khách hàng của Nga sẽ mua các tàu tấn công chạy bằng điện và diesel tiên tiến của Nga, trong đó loại mới nhất là lớp Amur.

Một tàu ngầm Nga (ảnh: ckb-rubin.ru)

Mặc dù không có độ bền như tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng các tàu chạy bằng điện và diesel lại cực kỳ yên lặng và tạo ra mối nguy hiểm lớn cho các tàu chiến mặt nước. Điều này đặc biệt đúng ở những vùng biển gần bờ. Ngay cả các tàu ngầm chạy bằng điện và diesel thế hệ cũ cũng tỏ ra nguy hiểm một cách bất ngờ. Chẳng hạn, hồi năm 2007, một tàu lớp Tống tương đối cũ kỹ của Trung Quốc tiếp cận tàu sân bay USS Kitty Hawk mà không hề bị phát hiện. Phía Mỹ chỉ phát hiện ra tàu này khi nó nổi lên gần con tàu chiến khổng lồ của Mỹ. Tàu ngầm lớp Kilo và phiên bản lớp Amur kế tiếp còn yên lặng hơn nhiều và có nhiều năng lực vượt trội so với tàu của Trung Quốc.

Các tàu lớp Amur, bắt nguồn từ dự án tàu ngầm lớp Lada 677, được thiết kế riêng cho mục đích xuất khẩu. So với thiết kế lớp Kilo cổ hơn, tàu Amur yên lặng hơn nhiều (chủ yếu nhờ vào thiết kế thân tàu là một khối) và được vũ trang mạnh hơn nhiều. Nó cũng có thể gắn thêm một hệ thống đẩy độc lập bằng khí giúp nó có thể ở dưới nước trong khoảng thời gian lớn hơn nhiều so với các loại tàu ngầm thông thường, không được trang bị như vậy.

Lớp Amur được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 10 ống phóng tên lửa thẳng lên trời. Tàu có thể đi với tốc độ 20 knot và có thể vận hành liên tục trong ít nhất 45 ngày.

Nga hiện vẫn chưa tìm được hành khách mua tàu Amur nhưng với việc tàu Kilo cũ hơn mà còn rất phổ biến thì gần như chắc chắn rằng họ sẽ nhanh chóng bán được tàu loại này.

Xe tăng T-90

Xe tăng tác chiến chủ công của Nga – T-90 là loại xe thiết giáp tối tân của Nga cho tới thời điểm loạt xe tăng Armata được đưa vào sử dụng. Mặc dù có thiết kế hiện đại, xe tăng T-90 chủ yếu vẫn là phiên bản T-72 thời Xô viết được nâng cấp mạnh.

T-72 ban đầu được sản xuất quy mô lớn nhằm làm lớp xe tăng phổ thông còn xe tăng T-80 uy lực hơn thì dành cho các đơn vị tinh nhuệ. Tuy vậy, sau cuộc chiến Chechnya lần 1, lục quân Nga đã lựa chọn T-90 làm lực lượng xung kích chủ lực thay cho phiên bản nâng cấp của T-80.

Gốc gác nằm ở đời xe tăng T-72 nhưng T-90 lại là dòng xe tăng xuất sắc, ít tốn kém hơn rất nhiều so với các phiên bản xe tương ứng của phương Tây như là Leopard 2 hay M1A2 Abrams. Trên thực tế, T-90 kết hợp các hệ thống giáp, cảm biến và kiểm soát hỏa lực của phiên bản T-80 mới nhất lên trên khung xe T-72. Nó cũng bổ sung thêm giáp ma trận composite và giáp phản ứng chống đạn nổ Kontakt-5.

Lục quân Nga có khoảng 1.000 chiếc T-90. Tuy nhiên chiếc xe tăng này lại tỏ ra phổ biến với lục quân Ấn Độ - lực lượng có lẽ đưa vào sử dụng phiên bản T-90 hiện đại nhất (với hệ thống cảm biến và phòng thủ tốt hơn). Ngoài Ấn Độ, một số nước như Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan và Uganda đã mua xe T-90. Một số nước khác cũng quan tâm muốn mua loại xe này.

Nga hiện đang rao bán một phiên bản nâng cấp có tên T-90MS.

Tên lửa chống hạm P-800 Oniks/BrahMos

Tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 ban đầu do Liên Xô phát triển, về sau nó được phát triển bởi tổ hợp Ấn Độ-Nga BrahMos. Vũ khí này có thể phóng đi từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và cả trên đất liền. Mặc dù được thiết kế chủ yếu để chống hạm, tên lửa có khả năng bay ở tốc độ gần Mach 3 này có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền. Nó có tầm bắn khoảng 300km, nghĩa là xa hơn nhiều so với tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ.

(ảnh: mgeo)

Theo các nguồn tin từ Hải quân Mỹ, tên lửa BrahMos là vũ khí chống hạm đặc biệt nguy hiểm. Cách bay của tên lửa này khiến cho hệ thống phòng vệ hiện nay trên tàu hải quân Mỹ gặp khó khăn đặc biệt trong việc chống đỡ với loại tên lửa này.

Tên lửa phiên bản Nga gốc và phiên bản hợp tác Nga-Ấn đều được đem xuất khẩu. Indonesia và Nga hiện đang vận hành phiên bản P-800 Bastion-P đặt trên bờ. Ấn Độ sử dụng BrahMos từ tàu chiến, máy bay và cả các khẩu đội tên lửa bờ biển. Nga có khả năng sẽ bố trí vũ khí này trên các khu trục hạm mới lớp Đô đốc Gorshkov.

Trong khi đó, một số nước, bao gồm Ai Cập, đã bày tỏ ý định muốn mua tên lửa BrahMos.

Ngư lôi bám theo vệt tàu kiểu 53-65

Mặc dù các tên lửa chống hạm thu hút sự chú ý hơn, các ngư lôi phóng đi từ tàu ngầm lại có thể tạo nên mối nguy lớn hơn cho các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ. Có lẽ các ngư lôi nguy hiểm nhất mà Hải quân Mỹ có thể gặp phải là loại ngư lôi bám theo vệt tàu do Nga sản xuất, có năng lực hoạt động cao.

Các ngư lôi này có cảm biến giúp chúng dò được các xáo động trong nước khi một tàu thủy đi qua. Các ngư lôi bám theo vệt tàu đã từ lâu gây mệt mỏi cho Hải quân Mỹ vì các vũ khí này vượt qua được các biện pháp chống đỡ như là mồi nhử Nixie của lực lượng hải quân Mỹ, và tấn công trực diện vào tàu mặt nước. Không chỉ vậy, các quả ngư lôi này còn được cho là có xác suất sát thương rất cao.

Giải pháp chống đỡ duy nhất đối với các ngư lôi loại này là phát triển một ngư lôi chống ngư lôi (ATT). Hải quân Mỹ đã lắp đặt nguyên mẫu của một quả ngư lôi như vậy trên tàu sân bay USS George HW Bush nhưng không rõ các quả ATT mới có hiệu quả đến đâu.

Nga đã xuất khẩu các ngư lôi bám vệt tàu. Được biết Trung Quốc đã mua một số quả nhưng chưa rõ có bao nhiêu nước khác nữa đã mua được loại vũ khí này./.

Xem thêm:

>> Cận cảnh vũ khí tối tân của Nga

>> Mức độ hiện đại của quân đội Trung Quốc

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5
Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5

(VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”.

Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5

Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5

(VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân: Chỉ là “võ mồm”?
Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân: Chỉ là “võ mồm”?

VOV.VN - Mới đây, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lên tiếng về việc nước này muốn trở lại vị trí một cường quốc hạt nhân.

Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân: Chỉ là “võ mồm”?

Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân: Chỉ là “võ mồm”?

VOV.VN - Mới đây, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lên tiếng về việc nước này muốn trở lại vị trí một cường quốc hạt nhân.

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?
Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

5 điều Mỹ chưa rõ về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
5 điều Mỹ chưa rõ về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

(VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

5 điều Mỹ chưa rõ về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

5 điều Mỹ chưa rõ về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

(VOV) - Tình báo Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông số chi tiết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?
Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.

Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?
Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?

VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine đã làm lộ rõ các thất bại của các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh.

Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?

Nước Nga đang cứng rắn bảo vệ lợi ích của mình?

VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine đã làm lộ rõ các thất bại của các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh.