Đại biểu Quốc hội: Giải pháp Bộ trưởng Nông nghiệp nêu không “đột phá“

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường, giải pháp đột phá nhằm thực hiện mục tiêu cốt lõi là sản xuất tập trung theo chuỗi, đảm bảo an sinh, môi trường...

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (13/6) về giải pháp đột phá trong ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, các giải pháp đột phá trong ngành nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu cốt lõi là sản xuất tập trung, đảm bảo an sinh, môi trường...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) đặt vấn đề: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có đưa ra 8 giải pháp chính, trong đó 2 "tiếp tục", 2 "đẩy mạnh", 2 "nghiên cứu", còn lại là "rà soát". Bà Thúy cho rằng, đây chưa phải là giải pháp, nếu là chứa đựng giải pháp thật thì không thể nói là "đột phá".

Nữ đại biểu chất vấn: Phụ thuộc sự "đỏng đảnh" của "ông trời thứ 2" là khách hàng khiến nông dân khó khăn càng khó khăn hơn. Vậy Bộ trưởng cho ý kiến gì về vấn đề này?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý

Bộ trưởng Cường giải đáp: Về giải pháp đột phá, ngành nông nghiệp trước tình hình hiện nay rà soát theo hướng sản xuất tập trung, sức sản xuất còn rất lớn nhưng không tổ chức tốt thị trường thì không thể thành công, thậm chí nông nghiệp còn đi xuống.

Tiếp đến, lãnh đạo ngành nông nghiệp cho rằng, cần phải xác định đâu là nhóm ngành lợi thế để tăng cường phát triển, dồn sức để tạo thành trục sản phẩm quốc gia.

Bộ trưởng Cường dẫn chứng, lợi thế trục của tỉnh như xoài Đồng Tháp, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn... cần tập trung phát triển. Trục tiếp theo là nông sản đặc thù của địa phương.

"Còn ở đâu, trách nhiệm của ai, chính sách làm sao? Nhưng quan trọng nhất là tổ chức thực hiện xác định chung nhiệm vụ thì hướng khai thác được tiềm năng lợi thế", ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Về đổi mới sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, đại biểu Bùi Thị Hằng (Hòa Bình) chất vấn về giải pháp căn cơ và vai trò của lãnh đạo ngành nông nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Hằng

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, đổi mới sản xuất hiện vẫn chưa đạt như mong muốn. Cần phải tổ chức lại theo chuỗi, theo hợp tác xã kiểu mới để sản xuất theo hướng tập trung.

Trong giai đoạn từ 2016-2020 sẽ phải tập trung thực hiện mục tiêu cốt lõi của ngành là sản xuất theo quy mô tổ chức lớn hơn, có sức can thiệp vào thị trường tốt hơn, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, liên kết theo chuỗi....

8 giải pháp đột phá cơ cấu lại nông nghiệp

Theo báo cáo trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ NNPTNT xác định 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, ngành, địa phương và người dân và về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện chủ trương này.

Thứ hai, tập trung nghiên cứuhoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 26/NQ-TW của Trung ương 7, Khóa X và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiếp tục rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch sản xuất từng lĩnh vực và lợi thế của từng địa phương, tính đến nhu cầu thị trường (trong nước và thế giới) và ứng phó với BĐKH; cơ cấu lại sản phẩm theo 3 nhóm: (1) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; (2) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chiến lược và giải pháp để mở rộng quy mô, sức cạnh tranh, từng bước bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; (3) Nhóm sản phẩm vùng/miền là đặc sản của các địa phương, có chỉ dẫn địa lý cụ thể, nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, cạnh tranh quốc tế; thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

Thứ năm, tăng cường nghiên cứu,chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ giải quyết các vấn đề căn cốt trong chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình và các khâu chế biến, phân phối với cả 3 nhóm sản phẩm quốc gia, cấp tỉnh, sản phẩm địa phương; phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của ngành.

Thứ sáu, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường

Bộ sẽ thành lập cơ quan quản lý tập trung, thúc đẩy chuỗi chế biến nông sản gắn với mở rộng thị trường; kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức của nông dân để khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, kể cả thị trường truyền thống và nhóm thị trường mới; tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; nghiên cứu đánh giá các tác động của hội nhập quốc tế đem lại; tăng cường năng lực dự báo và thông tin thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.

Phát triển mạnh thị trường trong nước, điều hành cân đối cung cầu các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, nhạy cảm; phát triển hệ thống bán lẻ, xây dựng hình ảnh nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; đẩy nhanh hoàn thành xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý. 

Thứ bảy, tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH và rút dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách hành chínhcải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ trung ương đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo Bộ NNPTNT, để tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tế, cần triển khai đồng bộ cả 8 giải pháp trên, trong đó trọng tâm là phải (1) hoàn thiện cơ chế chính sách, (2) tăng cường nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN và (3) đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất (đổi mới mô hình tăng trưởng) để tạo “đột phá” trong cơ cấu lại nông nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hợp tác xã nông nghiệp là “bà đỡ” cho kinh tế hộ
Hợp tác xã nông nghiệp là “bà đỡ” cho kinh tế hộ

VOV.VN - Các Hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện tốt hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ thành viên, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của Đà Nẵng.

Hợp tác xã nông nghiệp là “bà đỡ” cho kinh tế hộ

Hợp tác xã nông nghiệp là “bà đỡ” cho kinh tế hộ

VOV.VN - Các Hợp tác xã nông nghiệp đã thực hiện tốt hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ thành viên, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của Đà Nẵng.

Doanh nghiệp khó tiếp cận gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp khó tiếp cận gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện chưa có căn cứ hay chính sách cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận vay vốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Doanh nghiệp khó tiếp cận gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp khó tiếp cận gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện chưa có căn cứ hay chính sách cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận vay vốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị

VOV.VN - Tỉnh Yên Bái đang đề ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị trong bối cảnh nông sản trên địa bàn tỉnh liên tục rớt giá

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị

VOV.VN - Tỉnh Yên Bái đang đề ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị trong bối cảnh nông sản trên địa bàn tỉnh liên tục rớt giá

Phiên chất vấn nóng của “tư lệnh” ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường
Phiên chất vấn nóng của “tư lệnh” ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề nóng trong nông nghiệp.

Phiên chất vấn nóng của “tư lệnh” ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường

Phiên chất vấn nóng của “tư lệnh” ngành nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề nóng trong nông nghiệp.

Nông sản “bí” đầu ra: Trách nhiệm là của ngành Nông nghiệp, không ai khác!
Nông sản “bí” đầu ra: Trách nhiệm là của ngành Nông nghiệp, không ai khác!

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, cung vượt quá cầu, tổ chức thị trường yếu kém dẫn đến phải "giải cứu" đàn lợn.

Nông sản “bí” đầu ra: Trách nhiệm là của ngành Nông nghiệp, không ai khác!

Nông sản “bí” đầu ra: Trách nhiệm là của ngành Nông nghiệp, không ai khác!

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, cung vượt quá cầu, tổ chức thị trường yếu kém dẫn đến phải "giải cứu" đàn lợn.