“Báo chí cần có chỗ dựa để chống tham nhũng”

VOV.VN - Ông Hồ Quang Lợi cho rằng, báo chí cần có chỗ dựa, có niềm tin để chống tham nhũng thông qua ngòi bút của mình. 

Công cuộc phòng, chống tham nhũng đang đi vào giai đoạn quyết định. Việc công khai, minh bạch các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thời gian qua được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định, tính công khai chính là "thanh bảo kiếm" để chữa lành những vết thương. Bên cạnh đó, tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, công tác thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng; cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí, phát huy vai trò giám sát của báo chí.

Ông Nguyễn Viết Chức.
Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, Đảng là đại diện cho toàn dân, vậy mà không công khai cho toàn dân mà chỉ xử lý nội bộ liệu có được không? Đảng ta có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân, vậy thì có gì phải giấu nhân dân? Vì phải, phải công khai mới sửa chữa được, nếu cứ giấu diếm thì là “tội nể nang nhau” dẫn đến cán bộ mắc khuyết điểm càng ngày càng trầm trọng hơn. Ông cũng đánh giá việc công khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thời gian qua là một tiến bộ lớn.

Chưa bao giờ, những kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong Đảng lại được nhân dân đón nhận nhiệt thành như thời gian qua. Nó góp phần giải tỏa những bức xúc trong dư luận xã hội, đồng thời chứng minh rằng, cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng đang phát huy cao độ vai trò của mình, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Việc công khai kết luận kiểm tra của Đảng cũng cho thấy, Đảng nói đi đôi với làm, biến Nghị quyết Trung ương 4 thành hành động cụ thể chứ không chỉ dừng ở mức kiểm điểm, tự phê bình trong nội bộ tổ chức Đảng. Đặc biệt, sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là những bước đi cụ thể, tiếp theo của cơ quan chức năng nhằm xử lý đúng người, đúng tội. 

Kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc kiểm tra thời gian qua là tận dụng tối đa các kênh thông tin như: báo chí, dư luận xã hội, qua kiến nghị của nhân dân, việc nắm tình hình ở các địa bàn. Sau khi có thông tin thì cơ quan kiểm tra của Đảng kịp thời, chủ động, quyết liệt, toàn diện nhưng thận trọng, công tâm, khách quan trong việc phát hiện những sai phạm và kiên quyết kiểm tra, xử lý.

Thực tế cho thấy, các vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn thời gian qua hầu hết đều xảy ra ở các ngành, các địa phương, nhưng lại không phải do người của ngành hoặc các cơ quan chức năng ở địa phương phát hiện, mà hầu hết là do quần chúng nhân dân và đặc biệt là do báo chí phát hiện, vào cuộc.

Ông Hà Văn Tăng, đảng viên ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng: “Cần phải khơi dậy tính tích cực trong quần chúng, đấu tranh chống tham nhũng trong toàn dân. Trên phải làm gương thì ở dưới  mới theo được. Đồng thời, báo chí phải xung trận một cách tích cực, mạnh mẽ hơn và làm chính xác chứ nếu không sẽ nhiễu thông tin thì rất phức tạp”.

Tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng; cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm tính công khai và phát huy vai trò của báo chí tham gia giám sát.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí phải thông tin đúng, chuẩn xác, góp phần thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời đấu tranh phản bác những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bịa đặt.

Tiến sĩ Đào Duy Quát.
Tiến sĩ Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: báo chí cần tập trung tuyên truyền các hành vi suy thoái để các cá nhân, tổ chức Đảng nhận thức được nhằm sửa chữa sai lầm. Báo chí tham gia giám sát và phản biện xã hội, cùng với cơ quan chức năng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Có như vậy, báo chí mới phát huy vai trò giám sát của mình trong xây dựng Đảng.

“Báo chí cách mạng có chức năng là diễn đàn của nhân dân. Hiện nay thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 thì toàn bộ hệ thống báo Đảng phải thực sự là diễn đàn để góp ý thực hiện xây dựng Đảng” – ông Đào Duy Quát nói.

Thực tế đã chứng minh, báo chí, truyền thông có vai trò rất to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào báo chí, nhà báo cũng được tạo điều kiện để tham gia công tác này. Bởi vậy, theo ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, báo chí cần có chỗ dựa, có niềm tin để chống tham nhũng thông qua ngòi bút của mình. 

“Phải có giải pháp để nhà báo chống tham nhũng gặp nhiều cản trở có chỗ dựa vững chắc để luôn giữ được tinh thần chiến đấu. Khi báo chí lên tiếng thì những đơn vị như Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương quan tâm xử lý mới có kết quả” – ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo Thường trực BCĐ Tây Nam bộ vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng
Lãnh đạo Thường trực BCĐ Tây Nam bộ vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng

VOV.VN - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa họp kỳ thứ 16, xem xét kỷ luật và đề nghị xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật. 

Lãnh đạo Thường trực BCĐ Tây Nam bộ vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng

Lãnh đạo Thường trực BCĐ Tây Nam bộ vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng

VOV.VN - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa họp kỳ thứ 16, xem xét kỷ luật và đề nghị xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật. 

Cuộc chiến chống tham nhũng đã đi vào giai đoạn quyết định
Cuộc chiến chống tham nhũng đã đi vào giai đoạn quyết định

VOV.VN- Dư luận tin tưởng Tổng Bí thư sẽ lãnh đạo xử lý dứt điểm nhiều vụ án tham nhũng nổi cộm, kết luận rõ ràng vụ Mobifone dùng tiền Nhà nước mua AVG. 

Cuộc chiến chống tham nhũng đã đi vào giai đoạn quyết định

Cuộc chiến chống tham nhũng đã đi vào giai đoạn quyết định

VOV.VN- Dư luận tin tưởng Tổng Bí thư sẽ lãnh đạo xử lý dứt điểm nhiều vụ án tham nhũng nổi cộm, kết luận rõ ràng vụ Mobifone dùng tiền Nhà nước mua AVG. 

Thủ tướng: “Thu hồi tài sản tham nhũng đã cao hơn trước rất nhiều“
Thủ tướng: “Thu hồi tài sản tham nhũng đã cao hơn trước rất nhiều“

VOV.VN - “Tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề đặt ra của Đảng và Nhà nước ta. Số tài sản được thu hồi gần đây cao hơn trước rất nhiều".

Thủ tướng: “Thu hồi tài sản tham nhũng đã cao hơn trước rất nhiều“

Thủ tướng: “Thu hồi tài sản tham nhũng đã cao hơn trước rất nhiều“

VOV.VN - “Tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề đặt ra của Đảng và Nhà nước ta. Số tài sản được thu hồi gần đây cao hơn trước rất nhiều".

“Tham nhũng là điều phản cảm nhất trong mắt người dân"
“Tham nhũng là điều phản cảm nhất trong mắt người dân"

VOV.VN -GS Hoàng Chí Bảo cho rằng, nếu nhân dân đồng hành với phòng, chống tham nhũng, lúc đó mới thực sự làm được mục tiêu ngăn chặn lạm dụng quyền lực.

“Tham nhũng là điều phản cảm nhất trong mắt người dân"

“Tham nhũng là điều phản cảm nhất trong mắt người dân"

VOV.VN -GS Hoàng Chí Bảo cho rằng, nếu nhân dân đồng hành với phòng, chống tham nhũng, lúc đó mới thực sự làm được mục tiêu ngăn chặn lạm dụng quyền lực.

“Không có chuyện Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa xin thôi việc là xong”
“Không có chuyện Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa xin thôi việc là xong”

VOV.VN - Ông Lê Quang Thưởng cho rằng, trong quy định về xử lý đảng viên sai phạm, không có chuyện cứ “xin thôi việc” là xong.

“Không có chuyện Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa xin thôi việc là xong”

“Không có chuyện Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa xin thôi việc là xong”

VOV.VN - Ông Lê Quang Thưởng cho rằng, trong quy định về xử lý đảng viên sai phạm, không có chuyện cứ “xin thôi việc” là xong.

“Dư luận đặt vấn đề địa phương chống tham nhũng yếu hơn Trung ương”
“Dư luận đặt vấn đề địa phương chống tham nhũng yếu hơn Trung ương”

VOV.VN - “Các địa phương phải ra quân đều tay, đồng loạt phát hiện cho được và xử lý cho nghiêm, có vậy mới đáp ứng được yêu cầu”.

“Dư luận đặt vấn đề địa phương chống tham nhũng yếu hơn Trung ương”

“Dư luận đặt vấn đề địa phương chống tham nhũng yếu hơn Trung ương”

VOV.VN - “Các địa phương phải ra quân đều tay, đồng loạt phát hiện cho được và xử lý cho nghiêm, có vậy mới đáp ứng được yêu cầu”.