Lại nóng câu chuyện trồng lúa nếp ồ ạt ở Đồng Tháp

VOV.VN -Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, xuất khẩu nếp tăng đột biến chủ yếu là do nhu cầu trở lại mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu nếp tăng đột biến, nhưng nguyên nhân chính là do nhu cầu trở lại mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc. Thông tin này lập tức được lan truyền nhanh chóng thông qua đội ngũ thương lái. Vì thế nhiều cánh đồng vụ hè thu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống nếp gần như toàn bộ.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam thì xuất khẩu nếp đã tăng đột biến trong thời gian gần đây (ảnh minh họa: KT)

Với diện tích 16 ha, hai năm nay vụ nào ông Võ Thanh Tùng, ngụ xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng cũng trăn trở là chọn lúa hay nếp để gieo sạ. Vì phải suy xét nhiều yếu tố về năng suất, dịch bệnh và quan trọng nhất là giá cả.

Như một bài toán, vụ hè thu năm nay ông quyết định sạ 12 ha nếp và 4 ha lúa. Bởi theo ghi nhận của ông, vụ hè thu năng suất nếp không đạt hơn lúa. Nhưng giá nếp lại đang giảm nên ông quyết định xuống giống song song hai loại.

Ông Võ Thanh Tùng cho biết: Giá nếp bây giờ thấp hơn giá lúa khoảng 500 đồng/kg. Không biết đến thu hoạch thì giá có lên bằng không. Nông dân bây giờ sản xuất là hên xui thôi chứ cũng không biết làm sao.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng thì vụ hè thu toàn huyện đã xuống giống trên 20.000 ha. Trong đó, diện tích trồng nếp chiếm khoảng 50% diện tích. Trong số này chỉ có khoảng 20% có hợp đồng liên kết với công ty, 15% liên kết với thương lái, số còn lại thì vẫn chưa xác định được đầu ra.

Ông Hồ Văn Lý, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hồng, thông tin: "Trong khâu liên kết tiêu thụ thì cũng có số công ty, mà chủ yếu là liên kết qua thương lái". 

Tính tới thời điểm đầu tháng 6 này, giá nếp được thương lái thu mua có giá dưới 5.000 đồng/kg. Tức là đã giảm gần 1.000 đồng/kg so với cùng kì năm ngoái. Trong khi lúa OM 4900 hiện có giá là 5500 đồng/kg, các giống lúa thơm khác giá còn cao hơn.

Trước sự chênh lệnh này, người nông dân như đứng trước ngã ba đường trong việc lựa chọn nếp hay lúa. Dẫu biết giá cả là do thị trường quyết định và luôn biến động theo thời điểm. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả các tín hiệu đó nhiều nông dân vẫn quyết chọn nếp.

Anh Phạm Văn Nu, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, cho biết: "Vụ này giá lúa hơi bấp bênh, làm lúa lại thì thua quá nhiều, nên quyết định chọn nếp".

Theo ông Lê Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, việc liên kết tiêu thụ nếp trong thời gian qua được UBND xã kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp đến liên hệ rất ít mà chủ yếu là những thương lái nhỏ lẻ. Số thương lái này thường tiếp cận trực tiếp với nông dân để hợp đồng giá và đặt cọc. Vì vậy, xét góc độ nào đó cách làm này thuận tiện cho nông dân nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Tuấn cho biết, địa phương cũng khuyến cáo nơi nào có liên kết chặt chẽ hãy trồng nếp.  

Theo thống kê chưa đầy đủ về sức tiêu thụ nếp của Việt Nam nói chung thì thị trường Trung Quốc đã chiếm trên 40% sản lượng nếp của Việt Nam. Câu chuyện không nên tăng ồ ạt diện tích nếp là cảnh báo không mới, thậm chí rất cũ mà ngành nông nghiệp đã đưa ra.

Điều quan trọng hiện nay là việc khuyến khích phát triển khâu liên kết tiêu thụ trong sản xuất. Từ đó thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân dần dần chuyển từ sản xuất tự phát sang sản xuất hướng đến thị trường. Nếu làm được như vậy thì khi đó sản xuất nếp hay lúa sẽ không còn là nỗi đắn đo trong mỗi vụ mùa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Loại ớt đắt nhất thế giới giá 570 triệu đồng/kg cho “nhà giàu”
Ảnh: Loại ớt đắt nhất thế giới giá 570 triệu đồng/kg cho “nhà giàu”

VOV.VN - Ớt Aji Charapita là một trong những gia vị đắt nhất thế giới với giá lên đến 25.000 USD/kg.

Ảnh: Loại ớt đắt nhất thế giới giá 570 triệu đồng/kg cho “nhà giàu”

Ảnh: Loại ớt đắt nhất thế giới giá 570 triệu đồng/kg cho “nhà giàu”

VOV.VN - Ớt Aji Charapita là một trong những gia vị đắt nhất thế giới với giá lên đến 25.000 USD/kg.

Thuế môi trường xăng dầu: VINPA để xuất tăng 5.000 đồng/lít xăng
Thuế môi trường xăng dầu: VINPA để xuất tăng 5.000 đồng/lít xăng

VOV.VN - Hiệp hội xăng dầu kiến nghị nâng thuế môi trường từ 3.000 lên 5.000 đồng/lít xăng, từ 1.500 đồng lên mức 3.000 đồng/lít dầu diezel.

Thuế môi trường xăng dầu: VINPA để xuất tăng 5.000 đồng/lít xăng

Thuế môi trường xăng dầu: VINPA để xuất tăng 5.000 đồng/lít xăng

VOV.VN - Hiệp hội xăng dầu kiến nghị nâng thuế môi trường từ 3.000 lên 5.000 đồng/lít xăng, từ 1.500 đồng lên mức 3.000 đồng/lít dầu diezel.

Đua nhau livestream để bán hàng trên mạng
Đua nhau livestream để bán hàng trên mạng

Từ người kinh doanh nhỏ lẻ đến các nhãn hàng, hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam đều chọn cách lên sóng để tăng doanh số bán hàng.

Đua nhau livestream để bán hàng trên mạng

Đua nhau livestream để bán hàng trên mạng

Từ người kinh doanh nhỏ lẻ đến các nhãn hàng, hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam đều chọn cách lên sóng để tăng doanh số bán hàng.

Giá xăng dầu giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay
Giá xăng dầu giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay

VOV.VN - Giá xăng RON92 giảm 862 đồng/lít, xăng sinh học giảm 805 đồng/lít; giá các loại dầu giảm từ 369-738 đồng mỗi lít hoặc mỗi kg.

Giá xăng dầu giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay

Giá xăng dầu giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay

VOV.VN - Giá xăng RON92 giảm 862 đồng/lít, xăng sinh học giảm 805 đồng/lít; giá các loại dầu giảm từ 369-738 đồng mỗi lít hoặc mỗi kg.

Đại gia chơi nhà gỗ lim 200 tỷ đồng, cả làng làm ruộng cũng nhà cổ gỗ lim
Đại gia chơi nhà gỗ lim 200 tỷ đồng, cả làng làm ruộng cũng nhà cổ gỗ lim

Từ những đại gia lắm tiền cho tới những nông dân chân lấm tay bùn tích cóp cả đời nhưng sẵn sàng đổ tiền tỷ để cất những ngôi nhà gỗ lim cầu kỳ và hoành tráng.

Đại gia chơi nhà gỗ lim 200 tỷ đồng, cả làng làm ruộng cũng nhà cổ gỗ lim

Đại gia chơi nhà gỗ lim 200 tỷ đồng, cả làng làm ruộng cũng nhà cổ gỗ lim

Từ những đại gia lắm tiền cho tới những nông dân chân lấm tay bùn tích cóp cả đời nhưng sẵn sàng đổ tiền tỷ để cất những ngôi nhà gỗ lim cầu kỳ và hoành tráng.