30 năm đổi mới đất nước: Giáo dục vẫn bộn bề khó khăn

VOV.VN - Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nền giáo dục nước nhà đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, khó khăn và thách thức đan xen...
 

Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nền giáo dục nước nhà đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, khó khăn và thách thức đan xen.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH), Viện sĩ, nhà giáo nhân dân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc cho biết, năm 1975, nước ta giành độc lập, non sông thu về một mối. Tuy nhiên, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng thiếu thốn.

Cùng những khó khăn chung về kinh tế-xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục của nước nhà thời kỳ đó cũng đối diện với nhiều thách thức.

Qua 30 năm đổi mới đất nước, ngành Giáo dục vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức (ảnh minh họa)

Trong 10 năm từ 1975-1985, các tỉnh thành đều thiếu thốn về cơ sở vật chất trường học, giáo viên, có nơi nhiều học sinh bỏ học...

Năm 1986 đã đi vào lịch sử của dân tộc ta khi mở ra một thời kỳ đổi mới kinh tế-xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Từ năm 1987, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc đã chủ trì Hội nghị Giám đốc giáo dục ở các tỉnh đã đề ra khẩu hiệu “Giữ vững, củng cố, ổn định và phát triển giáo dục”.

Từ năm 1985-1990, Bộ GD-ĐT đã xây dựng triết lý giáo dục dạy học sinh phải theo phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ. Cho đến nay, triết lý này vẫn đang được phát triển ở các trường trên các cấp học. Điều này có ý nghĩa cho việc biên soạn sách giáo khoa từ cấp Tiểu học đến THPT.

Trong những năm đổi mới của đất nước, ngành Giáo dục đã phát triển hệ thống giáo dục quốc dân từ hệ 10 năm lên thành 12 năm.

Đến nay, chúng ta đã thực hiện phổ cập giáo dục cấp Tiểu học và THCS theo tiêu chí quốc tế.

Trong 30 năm qua, ngành Giáo dục đã thực hiện được khẩu hiệu “Đại trà và mũi nhọn”. Theo đó, nước ta đã thực hiện được phổ cập giáo dục và đào tạo thế hệ học sinh giỏi tham gia các kỳ thi Học sinh giỏi quốc tế, mang về nhiều huy chương cho đất nước. Hệ thống trường chuyên (từ chỗ chỉ có 6 trường chuyên thì đến nay đã có ở tất cả 63 tỉnh, thành).

Sự tác động của nền kinh tế đến sự nghiệp giáo dục

Nền kinh tế-xã hội trong 30 năm đổi mới tác động đến sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo. GS Phạm Minh Hạc nhận định, trước năm 1986, nền kinh tế của đất nước vô cùng khó khăn, thu nhập bình quân của người dân rất thấp.

Tuy nhiên, từ sau năm 1986, tình hình chính trị-kinh tế-xã hội của nước ta đã dần ổn định và đang phát triển nên đã tác động rất lớn đến nền giáo dục nước nhà. Đến nay, ở hầu hết các tỉnh, thành, vùng miền khó khăn đều có đủ trường học. Nhiều trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn kiên cố hóa.

Từ chỗ số lượng người đi học còn ít thì đến nay, nước ta có trên 22 triệu học sinh, sinh viên được đến trường.

Gần đây, tại hội nghị Việt Nam học, một giáo sư người Mỹ đã bày tỏ sự ngạc nhiên vì nền kinh tế của nước ta còn thấp nhưng kết quả chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2015, Việt Nam lại đứng thứ hạng cao.

Có được những kết quả trên, một phần là do đường lối giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Chính phủ và tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc

Các cấp ủy, địa phương chưa thực sự coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu

Trong xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian tới, Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức.

Theo GS Phạm Minh Hạc, đất nước ta muốn phát triển và đổi mới thì phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chúng ta phải giữ vững những thành quả đổi mới giáo dục trong sự đổi mới đất nước. Song song với đó là chấn chỉnh những thiếu sót, yếu kém trong giáo dục.

Trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, việc đổi mới sách giáo khoa, chương trình giáo dục không nên nặng về tri thức mà nên tập trung vào đánh giá năng lực và phẩm chất của con người theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.

Ngành Giáo dục phải xây dựng đội ngũ học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam trở thành nguồn nhân lực có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ để có thể hội nhập, cạnh tranh với các lao động khác ở nhiều nước khác trên thế giới.

Ngoài ra, chúng ta phải biết sử dụng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài. Những người tài phải được sử dụng làm nòng cốt và tiên phong trong mọi sự phát triển của đất nước.

Hiện nay, nước ta đang có khoảng 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng có quá nhiều trường nhưng chất lượng đào tạo lại không đảm bảo.

Từ thế kỷ thứ XVIII, nhiều nước đều coi trọng phát triển giáo dục đào tạo là sự ưu tiên hàng đầu. Sang đến thế kỷ XXI, các nước có nền kinh tế phát triển, giàu có trên thế giới đều ưu tiên số 1 cho giáo dục.

Từ những năm 1990, chúng ta đã lấy khẩu hiệu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhưng đến năm 2004, Bộ Chính trị thẩm tra cho thấy, không có một cấp lãnh đạo nào, địa phương  nào thực sự coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu.

Để đất nước phát triển, cấp ủy và chính quyền phải thực sự quan tâm đến phát triển giáo dục đào tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Bỏ điểm sàn xét tuyển nguy cơ giảm chất lượng đào tạo đại học
Bỏ điểm sàn xét tuyển nguy cơ giảm chất lượng đào tạo đại học

VOV.VN - Điểm sàn là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo, nên Bộ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến của chuyên gia

 Bỏ điểm sàn xét tuyển nguy cơ giảm chất lượng đào tạo đại học

Bỏ điểm sàn xét tuyển nguy cơ giảm chất lượng đào tạo đại học

VOV.VN - Điểm sàn là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo, nên Bộ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến của chuyên gia

Bài toán khiến nhiều phụ huynh tranh luận sôi nổi về cách giải
Bài toán khiến nhiều phụ huynh tranh luận sôi nổi về cách giải

VOV.VN -Bài toán được đăng trên mạng, đề bài yêu cầu học sinh dựa vào hình A, B để tìm ra số ở hình C.

Bài toán khiến nhiều phụ huynh tranh luận sôi nổi về cách giải

Bài toán khiến nhiều phụ huynh tranh luận sôi nổi về cách giải

VOV.VN -Bài toán được đăng trên mạng, đề bài yêu cầu học sinh dựa vào hình A, B để tìm ra số ở hình C.

Thay đổi hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư?
Thay đổi hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư?

VOV.VN - Hệ thống trường ĐH, CĐ có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi theo hướng thu hẹp trường công lập hay tư thục là bài toán cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Thay đổi hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư?

Thay đổi hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư?

VOV.VN - Hệ thống trường ĐH, CĐ có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi theo hướng thu hẹp trường công lập hay tư thục là bài toán cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hành động đẹp của ca sĩ Mỹ Tâm vào đề thi học kỳ THPT
Hành động đẹp của ca sĩ Mỹ Tâm vào đề thi học kỳ THPT

VOV.VN - Đề thi trích dẫn sự kiện Mỹ Tâm hát cùng người khiếm thị trong đêm Giáng sinh và đặt ra một số nội dung xử lý tình huống và suy nghĩ của mỗi cá nhân

Hành động đẹp của ca sĩ Mỹ Tâm vào đề thi học kỳ THPT

Hành động đẹp của ca sĩ Mỹ Tâm vào đề thi học kỳ THPT

VOV.VN - Đề thi trích dẫn sự kiện Mỹ Tâm hát cùng người khiếm thị trong đêm Giáng sinh và đặt ra một số nội dung xử lý tình huống và suy nghĩ của mỗi cá nhân

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ngành Giáo dục cần sự đồng hành của xã hội
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ngành Giáo dục cần sự đồng hành của xã hội

VOV.VN -Ngành Giáo dục cần sự đồng hành của xã hội. Năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm lắng nghe, đổi mới và hành động của toàn ngành.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ngành Giáo dục cần sự đồng hành của xã hội

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ngành Giáo dục cần sự đồng hành của xã hội

VOV.VN -Ngành Giáo dục cần sự đồng hành của xã hội. Năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm lắng nghe, đổi mới và hành động của toàn ngành.

Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học bị phá bỏ
Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học bị phá bỏ

VOV.VN - Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ là do các trường quy định.

Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học bị phá bỏ

Bỏ điểm sàn: Cánh cửa vào đại học bị phá bỏ

VOV.VN - Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ là do các trường quy định.

Bỏ điểm sàn đại học: Người dân nghi ngại là có cơ sở
Bỏ điểm sàn đại học: Người dân nghi ngại là có cơ sở

VOV.VN -Khi trường đại học chưa thực sự chứng tỏ được năng lực thực tế để quản lý chất lượng đào tạo thì sự lo lắng của xã hội về việc bỏ điểm sàn là có cơ sở.

Bỏ điểm sàn đại học: Người dân nghi ngại là có cơ sở

Bỏ điểm sàn đại học: Người dân nghi ngại là có cơ sở

VOV.VN -Khi trường đại học chưa thực sự chứng tỏ được năng lực thực tế để quản lý chất lượng đào tạo thì sự lo lắng của xã hội về việc bỏ điểm sàn là có cơ sở.

Đã có hàng nghìn câu hỏi phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
Đã có hàng nghìn câu hỏi phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô, cơ bản đáp ứng đúng quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Đã có hàng nghìn câu hỏi phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Đã có hàng nghìn câu hỏi phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô, cơ bản đáp ứng đúng quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017.