Hải quân Mỹ có trở thành “miếng mồi ngon” trong tác chiến điện tử?

VOV.VN- Chiến tranh tương lai đòi hỏi quân đội các nước phải xác định chính xác mục tiêu dựa vào thiết bị điện tử và Hải quân Mỹ cũng không là ngoại lệ.

Theo Sputnik News, sắp tới, Hải quân Mỹ sẽ phải dựa vào hệ thống liên lạc cực kỳ phức tạp để điều phối các cuộc tấn công bằng tên lửa của mình. Tuy  nhiên, việc chưa thể điều phối hoạt động của mình một cách hiệu quả có thể khiến các hạm đội của nước này trở thành “những con tàu chết trôi trên biển”.

Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Shiloh phóng tên lửa SM-3. Ảnh AFP

Trước đây, các tàu Hải quân cỡ nhỏ thường làm nhiệm vụ hộ tống các tàu lớn hơn như tàu sân bay. Chiến thuật này khiến các tàu này co cụm lại gần nhau trong một đội hình gần như cố định và tạo điều kiện để kẻ thù có thể dễ dàng xác định mục tiêu để tấn công.

Để thay đổi điểm yếu “chết người” này, Hải quân Mỹ đã thay đổi chiến thuật của mình và áp dụng chiến thuật mới mang tên “phân tán sự chết chóc”. Theo đó, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ sử dụng các tàu chiến nhỏ một cách tản mạn hơn.

Các tàu này sẽ hoạt động trong một khu vực rộng lớn hơn và tập trung chủ yếu vào việc sử dụng tên lửa tầm xa đồng loạt tấn công một mục tiêu khiến cho mục tiêu đó không biết mình bị tấn công từ đâu cũng như đợt tấn công tiếp theo sẽ là từ tàu nào.

Tuy nhiên, chiến thuật này đòi hỏi khả năng liên lạc điện tử cực kỳ hiện đại. Việc phân tán trên diện rộng như vậy khiến toàn bộ các tàu trong hạm đội phải chia sẻ thông tin với nhau cũng như với các vệ tinh tình báo và máy bay trinh sát một cách tức thời.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lo ngại rằng, hệ thống chia sẻ thông tin điện tử này rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công điện tử và chỉ một đợt tấn công đơn giản cũng khiến toàn bộ hạm đội mất liên lạc với nhau và trở thành những mục tiêu riêng rẽ rất dễ bị địch đánh bại.

“Đây là vấn đề hàng đầu mà Mỹ cần lưu tâm”, Hạ nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban về Sức mạnh Hải quân Mỹ, chia sẻ: “Không chỉ có Lầu Năm Góc là lo ngại về việc mất lợi thế của mình trong chiến tranh điện tử.

Nếu bạn trao đổi với các CEO của những tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ, họ có thể khẳng định rằng, chúng ta đã mất đi lợi thế này và đang phải cố để đuổi kịp đối thủ”.

Trong khi đó, mạng lưới điện tử hiện nay của Mỹ dễ dàng bị can thiệp bởi các thiết bị gây nhiễu, các thiết bị phá sóng cũng như bị xâm nhập trái phép thông qua các mạng không dây.

“Rõ ràng là chúng ta còn có quá nhiều lỗ hổng”, Phó Đô đốc Tom Rowden, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mặt nước của Mỹ”, cho biết.

Hải quân Mỹ hiện đang cân nhắc một số biện pháp để bảo đảm an toàn cho hạm đội của mình. Một trong những biện pháp này là “giảm tối đa hoạt động điều phối qua các thiết bị điện tử”, theo đó yêu cầu các tàu Hải quân Mỹ chỉ thực hiện liên lạc qua các thiết bị điện tử khi cần thiết khiến cho địch khó lòng theo dõi và phát hiện.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, Hải quân Mỹ cần phải thiết lập những mạng lưới riêng biệt thay vì chỉ có một hệ thống duy nhất. Ngoài ra, các hạm đội của Mỹ cần thiết lập các mạng nội bộ khiến cho kẻ địch khó lòng xâm nhập.

“Chúng tôi không nói đến một mạng lưới chung duy nhất để chuyển dữ liệu về trung tâm”, ông Mark Gunzinger, một chuyên gia tại Trung tâm về Chiến lược và Ngân sách nói.

“Chúng tôi đang nói về những mạng nội bộ dạng LPI/LPD [có nghĩa là cực khó can thiệp/cực khó phát hiện]. Những mạng nội bộ dạng này sẽ khiến kẻ địch hầu như không thể tấn công vào”, ông Gunzinger nói.

Các đối thủ chủ yếu của Mỹ như Nga và Trung Quốc đã tăng cường năng lực tác chiến điện tử của mình với tốc độ chóng mặt trong khi Lầu Năm Góc vẫn đang phải phụ thuộc chủ yếu vào cách đánh truyền thống của Hải quân Mỹ.

Trước đó, hồi tháng 10, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ huấn luyện lại cho các binh sĩ khả năng định hướng bằng cách dựa vào những ngôi sao trên trời do lo ngại các vụ tấn công mạng có thể làm tê liệt hệ thống máy tính trên các tàu chiến.

Lầu Năm Góc cho biết, nếu hệ thống chiến đấu của các tàu Hải quân Mỹ cũng dễ bị tấn công như vậy thì họ cũng cần tìm một biện pháp tương tự để đảm bảo khả năng tấn công của các tàu chiến Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu khu trục khổng lồ của hải quân Mỹ ra biển để thử nghiệm
Tàu khu trục khổng lồ của hải quân Mỹ ra biển để thử nghiệm

VOV.VN - Tàu khu trục lớn nhất của hải quân Mỹ có nhiều tính năng mới nổi trội đã được đưa ra biển để thử nghiệm.

Tàu khu trục khổng lồ của hải quân Mỹ ra biển để thử nghiệm

Tàu khu trục khổng lồ của hải quân Mỹ ra biển để thử nghiệm

VOV.VN - Tàu khu trục lớn nhất của hải quân Mỹ có nhiều tính năng mới nổi trội đã được đưa ra biển để thử nghiệm.

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương
Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương

VOV.VN - Người Anh từng kiểm soát các yết hầu ở Ấn Độ Dương. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người Mỹ gia tăng dần hiện diện hải quân ở khu vực trọng yếu này.

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương

VOV.VN - Người Anh từng kiểm soát các yết hầu ở Ấn Độ Dương. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người Mỹ gia tăng dần hiện diện hải quân ở khu vực trọng yếu này.

Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông
Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Một quan chức Mỹ và tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cùng cho biết tư lệnh hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông.

Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông

Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Một quan chức Mỹ và tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cùng cho biết tư lệnh hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông.

Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý
Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý

VOV.VN - Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ lên kế hoạch tuần tra trên Biển Đông mỗi quý 2 lần hoặc nhiều hơn.

Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý

Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý

VOV.VN - Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ lên kế hoạch tuần tra trên Biển Đông mỗi quý 2 lần hoặc nhiều hơn.

Chiêm ngưỡng tàu khu trục “khủng” của Hải quân Mỹ chạy thử nghiệm
Chiêm ngưỡng tàu khu trục “khủng” của Hải quân Mỹ chạy thử nghiệm

VOV.VN - Ngày 7/12, USS Zumwalt - tàu khu trục tàng hình lớn nhất được đóng cho Hải quân Mỹ đã tiến hành chạy thử nghiệm trên biển.

Chiêm ngưỡng tàu khu trục “khủng” của Hải quân Mỹ chạy thử nghiệm

Chiêm ngưỡng tàu khu trục “khủng” của Hải quân Mỹ chạy thử nghiệm

VOV.VN - Ngày 7/12, USS Zumwalt - tàu khu trục tàng hình lớn nhất được đóng cho Hải quân Mỹ đã tiến hành chạy thử nghiệm trên biển.

Hải quân Mỹ có chùn bước trước Hải quân Trung Quốc?
Hải quân Mỹ có chùn bước trước Hải quân Trung Quốc?

VOV.VN -Hải quân Mỹ hiện nay có ít tàu hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước, trong khi Hải quân Trung Quốc đang ráo riết phát triển.

Hải quân Mỹ có chùn bước trước Hải quân Trung Quốc?

Hải quân Mỹ có chùn bước trước Hải quân Trung Quốc?

VOV.VN -Hải quân Mỹ hiện nay có ít tàu hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước, trong khi Hải quân Trung Quốc đang ráo riết phát triển.