Tiếc vì tội mua bán chức quyền không được đưa vào Luật hình sự

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương bày tỏ tiếc nuối vì tội mua bán chức quyền không được đưa vào Luật hình sự.

Nhận xét về công tác của Thủ tướng và Chính phủ trong nhiệm kỳ vừa qua, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP HCM) cho rằng, với sự điều hành linh hoạt, Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua đã đã giữ được ổn định toàn diện về kinh tế - xã hội, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, giữ vững tăng trưởng dương, đồng thời có thái độ cương quyết đối với hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Đặc biệt, Chính phủ đã có tinh thần đổi mới về thể chế, quan tâm hơn đến việc làm luật và bảo vệ quyền con người…những kết quả này đã được cử tri ghi nhận.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa có ý kiến về phương thức điều hành của Chính phủ trong thời gian tới.

"Giá mà Thủ tướng sớm kỷ luật vài vụ"

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nếu Chính phủ cứ điều hành theo cung cách cũ thì sẽ không tránh khỏi việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Trong khi tình hình tham nhũng còn diễn ra nghiêm trọng, xâm phạm quyền lợi của người dân lương thiện làm suy yếu nguồn lực đất nước, khánh kiệt nguồn tài nguyên quốc gia nhiệm kì qua chưa giảm thiểu được. Phạm pháp diễn ra lan tràn ngày càng táo tợn và công khai.

“Tất nhiên trách nhiệm là của cả hệ thống chính trị, nhưng Chính phủ có vai trò chủ công trong nhiệm kỳ vừa qua. Cử tri cho rằng, giá mà Thủ tướng sớm tiến hành kỷ luật vài vụ có lẽ tình hình đã được cải thiện hơn, không nên chờ đến khi đổ bể để họ phải ra tòa”, đại biểu Nghĩa nói.

Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ tới đây cần phải cải cách cách thức điều hành. Thủ tướng cần phải mạnh dạn kỷ luật, thậm chí, thay thế cả bộ trưởng, các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh có sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ mà không cần đợi hết nhiệm kỳ. Chấm dứt tình trạng trên bảo dưới làm ngơ.

Nhận xét về cơ chế và thể chế hiện nay còn chằng chịt nhiều mối quan hệ, Đại biểu Đỗ Văn Đương (Đoàn ĐBQH TP HCM) chỉ rõ, tồn tại hạn chế trong nhiệm kỳ qua có nhiều nguyên nhân nhưng cũng không thể đổ hết lỗi cho Chính phủ. Hiện nay, trong bộ máy nhà nước, kể cả tổ chức đoàn thể hoạt động bằng ngân sách nhà nước không giảm mà cứ phình ra. Theo ước tính chi lương mỗi năm hết gần 400.000 tỷ/năm, nếu chi đủ thì hết vào khoảng 1 triệu tỷ, bằng với ngân sách cả năm của đất nước.

“Như thế nghĩa là ăn hết rồi thì lấy đâu để chi đầu tư phát triển. Ở đây có vấn đề do chính Luật Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước. Riêng luật tổ chức chính quyền địa phương tăng thêm 22.000 biên chế hoạt động ở HĐND các cấp, mục tiêu giảm biên chế sẽ là không thể thực hiện được”, Đại biểu Đương nói.

Đáng chú ý, theo Đại biểu Đỗ Văn Đương, trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết Quốc hội, theo báo hàng năm của các cơ quan bộ ngành, chỉ có 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, dư luận râm ran việc 1/3 cán bộ không làm được việc, “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”.

Do đó, giải pháp quan trọng là cần cắt giảm tổ chức bộ máy, nhất thể hóa một số chức danh giữa Đảng và chính quyền như huyện trưởng, tỉnh trưởng để lời nói đi đôi với làm, tránh nói một đằng làm một nẻo, không sợ quyền lực tập trung vào một người mà chỉ sợ nói không đi đôi với làm và sợ trách nhiệm.

"Chạy chức quyền đang tạo ra sự bất công rất lớn"

Đại biểu cũng cho rằng, nên giảm bớt các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức đoàn thể hoạt động bằng ngân sách nhà nước bằng cách hợp thức những tổ chức tương tự giống nhau để bớt các cán bộ trung gian và cán bộ phong trào, phải trực tiếp làm ra sản phẩm, hạn chế việc dựa dẫm và ăn bám nhà nước.

“Dư luận râm ran có tình trạng chạy chức chạy quyền và cái đó là sự thật và vì sao người ta thích chạy và vì sao người ta chạy được? Đây là câu hỏi rất lớn mà trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua cho đến nay cử tri bảo chưa bao giờ giải đáp. Nạn chạy chức quyền này đang tạo ra sự bất công rất lớn”, Đại biểu Đương chỉ rõ.

Từ thực tế trên, Đại biểu đề xuất hệ thống chính trị cần nhìn nhận, đánh giá lại việc có hay không việc chạy chức, chạy quyền. Điều này không chỉ tạo ra bất công lớn mà còn đẻ ra tệ nạn bởi những người đã mua bán chức quyền xong sẽ tiên hành vơ vét, “thu để bù chi”.

Mặc dù được nhận định là “vấn đề nhạy cảm phức tạp” nhưng theo Đại biểu Đỗ Văn Đương, việc này vẫn cần được phải làm vì chạy chức quyền nguy hiểm đến sự tồn vong của thế hệ, một cơ thể nhiều virus xâm hại chính thể mà không có thuốc chữa thì không được. Trước nay đã ban hành nhiều nghị quyết về vấn đề nay nhưng có khi nói nhiều lại kích thích cho virus phát triển, nguy cơ là như vậy.

“Chỉ có bộ chính trị mới giải đáp được điều này đưa ra những quyết sách tấn công như tấn công tội phạm. Tôi tiếc rằng tội mua bán chức quyền không được đưa vào Luật hình sự, phải coi như tội phạm hình sự như vậy mới được. Giờ chỉ trông chờ vào cơ quan lãnh đạo cao nhất. Cử tri nói rằng các ông nói nhiều quá nhưng không thay đổi tình hình thì các ông cũng nên đừng nói nữa”, Đại biểu Đương nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém“
“Chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém“

VOV.VN - Ông Lê Quang Thưởng: Theo tôi, chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém và là hệ quả của mặt trái cơ chế thị trường tác động vào hệ thống chính trị và công tác cán bộ.

“Chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém“

“Chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém“

VOV.VN - Ông Lê Quang Thưởng: Theo tôi, chạy chức, chạy quyền là hệ quả của quản lý kém và là hệ quả của mặt trái cơ chế thị trường tác động vào hệ thống chính trị và công tác cán bộ.

Góp ý ĐH Đảng: Dẹp người 'cho chạy chức' thì sẽ hết người chạy chức
Góp ý ĐH Đảng: Dẹp người 'cho chạy chức' thì sẽ hết người chạy chức

VOV.VN -Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên: Chỉ khi không còn người “cho chạy” thì người ta mới không chạy chức chạy quyền nữa.

Góp ý ĐH Đảng: Dẹp người 'cho chạy chức' thì sẽ hết người chạy chức

Góp ý ĐH Đảng: Dẹp người 'cho chạy chức' thì sẽ hết người chạy chức

VOV.VN -Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên: Chỉ khi không còn người “cho chạy” thì người ta mới không chạy chức chạy quyền nữa.

Tổng Bí thư: “Dư luận vẫn râm ran chuyện chạy chức, chạy quyền“
Tổng Bí thư: “Dư luận vẫn râm ran chuyện chạy chức, chạy quyền“

VOV.VN -Tổng Bí thư yêu cầu Hội nghị thẳng thắn thảo luận xem có chuyện ấy chạy chức chạy quyền hay không, mức độ thế nào, để cho rõ ràng, minh bạch.

Tổng Bí thư: “Dư luận vẫn râm ran chuyện chạy chức, chạy quyền“

Tổng Bí thư: “Dư luận vẫn râm ran chuyện chạy chức, chạy quyền“

VOV.VN -Tổng Bí thư yêu cầu Hội nghị thẳng thắn thảo luận xem có chuyện ấy chạy chức chạy quyền hay không, mức độ thế nào, để cho rõ ràng, minh bạch.