“Thư khuyến cáo” - hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Một số doanh nghiệp dùng “thư khuyến cáo” gửi các khách hàng của doanh nghiệp khác, gây thiệt hại về kinh tế, gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Thời gian này, việc tranh chấp giữa nhãn mác, thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp đối với nhiều sản phẩm trên thị trường đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới đời sống của người tiêu dùng và gây nhiễu loạn thông tin về các sản phẩm là dược phẩm, là thực phẩm chức năng vốn đã được nhận xét là “quá bát nháo” thời gian qua.

"Thư khuyến cáo" - hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Liên tục những ngày này, VOV.VN nhận được đơn thư từ doanh nghiệp, từ cơ sở sản xuất về việc doanh  nghiệp khác đã dùng “thư khuyến cáo”gửi các khách hàng chung, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, thậm chí đã có những xô sát, tranh chấp xảy ra.

Sự việc nảy sinh từ khi có chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa các thành viên của Cơ sở sản xuất Nhất Nhất (trong đó có 3 dược sĩ: Nguyễn Văn Trường, Bùi Quang Hải và Quách Văn Bình). Mối quan hệ giữa hai bên bắt đầu từ nhiều năm trước, giai đoạn 2010-2013 là khá mặn nồng. Khi ấy, cơ sở dược thảo Nhất Nhất, có trụ sở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên sản xuất hoạt huyết Nhất Nhất và do Công ty TNHH Nhất Nhất phân phối độc quyền.

Tới năm 2015, cơ sở dược thảo Nhất Nhất không sản xuất thuốc đông y nữa, mà chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng. Đồng thời, mối lương duyên giữa cơ sở dược thảo Nhất Nhất và Công ty TNHH Nhất Nhất cũng chấm dứt từ đó. Sang năm 2016, cơ sở dược thảo Nhất Nhất sản xuất “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Hoạt huyết Hoàng Thành” và Công ty TNHH dược thảo Hoàng Thành là doanh nghiệp phân phối duy nhất.

Vì vậy, khi ngày 18/4/2016, Công ty NNHH Nhất Nhất liên tục gửi “Thư khuyến cáo” tới các khách hàng của cả hai công ty Hoàng Thành và Nhất Nhất, về việc “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – hoạt huyết Hoàng Thành”, trên nhãn sản phẩm có ghi: sản phẩm này do Cơ sở dược thảo Nhất Nhất sản xuất “có thể” đã vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền SHTT của Công ty TNHH Nhất Nhất”. Hành xử này đã thổi bùng mâu thuẫn vốn đã âm ỉ trước đó. Khi được hỏi, câu trả lời chung từ phía các dược sĩ của cơ sở dược thảo Nhất Nhất đều rất bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Trường, chủ cơ sở dược thảo Nhất Nhất, khẳng định: "Chúng tôi bức xúc, chúng tôi bất bình. Bởi vì cái mà mình làm, sản phẩm đã phát triển bao nhiêu năm và được cơ quan nhà nước cấp phép và lưu hành bao nhiêu năm và để Công ty Nhất Nhất phân phối cho mình, kéo dài suốt những năm qua là những năm qua quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Cho đến gần đây, cơ sở dược thảo Nhất Nhất chuyển sang đăng ký sản xuất thực phẩm chức năng với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và chấm dứt không sản xuất thuốc y học cổ truyền nữa (dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe) và tìm một nhà phân phối khác, hiện nay là Công ty Hoàng Thành".

Không chỉ dừng lại ở việc soạn “Thư khuyến cáo” (do ông Nguyễn Quang Phi Tín, Giám đốc Kinh doanh của Công ty TNHH Nhất Nhất ký) gửi đi khắp nơi, gây nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang lo lắng cho các cơ sở bán hàng, tác động xấu và làm cho người tiêu dùng không biết đâu là thật, đâu là giả, mà người của hai bên đã đôi phen to tiếng, thậm chí đánh nhau. Còn sản phẩm do Công ty Hoàng Thành phân phối, phần không bán được, phần bị trả lại, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp.

Bà Phạm Thị Hoài, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Dược thảo Hoàng Thành vừa lo lắng, vừa bức xúc: "Khi đi bán sản phẩm mà lại bị nói là hàng giả, hàng nhái. Thư này là một phần, còn những việc họ làm không phải bằng văn bản, giấy tờ. Ví dụ như việc đến dọa, hiện tại là có 5 đơn vị bị dọa rồi và vì thế là họ vội vã họ trả lại hàng. Doanh số bán hàng của Hoàng Thành về 0. Trước đó bán hàng rất tốt. Khi mà sản phẩm Hoàng Thành bán hàng tốt, thì ngay lập tức họ tung ra chiêu bài này, gây tổn hại rất lớn cho công ty về tài chính. Tôi chỉ muốn việc duy nhất thế này, đấy là sự thật sáng tỏ. Đấy là chúng tôi không làm hàng giả, hàng nhái. Chúng tôi có chỉ dẫn địa lý rõ ràng, làm việc đúng với pháp luật Việt Nam".

Luật sư Nguyễn Huy An, Trưởng Văn phòng Luật sư Huy An, Hà Nội cho rằng, trong trường hợp này, trách nhiệm của cơ quan chức năng, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ, Cục quản lý cạnh tranh sẽ nghiên cứu đánh giá hành vi của Công ty TNHH Nhất Nhất là vi phạm ở mức độ như thế nào để xử lý. Về đạo đức kinh doanh, thì hành vi “gửi thư khuyến cáo” là một tiểu sảo để chèn ép doanh nghiệp khác.

Còn ở góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Huy An, chỉ rõ: "Khi sản phẩm thực phẩm chức năng hoạt huyết Hoàng Thành đã được lưu hành một cách bình thường hợp pháp trên thị trường, thì việc gửi thư của Công ty Nhất Nhất gây hoang mang cho người sử dụng, cho các nhà phân phối, ảnh hưởng quyền lợi kinh tế cho cơ sở dược thảo Nhất Nhất. Tôi đánh giá hành vi gửi thư khuyến cáo tới khách hàng là hành vi vi phạm luật cạnh tranh, tạo nên thị trường kinh doanh không lành mạnh, làm thị trường kinh doanh méo mó."

Người tiêu dùng có quyền được sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn. Đặc biệt là những loại thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng trên thị trường có thương hiệu uy tín đến tận tay người tiêu dùng, thay vì quảng cáo “thổi phồng công dụng” hoặc cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sản xuất, kinh doanh. Muốn vậy, rất cần sự vào cuộc nhanh chóng, mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền, làm rõ hành vi, động cơ không lành mạnh, tạo nên một môi trường kinh doanh minh bạch và được pháp luật bảo vệ. Điều quan trọng nữa là thể hiện được văn hóa, đạo đức trong kinh doanh, nhất là các sản phẩm liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đăng kí tên miền để bán là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Đăng kí tên miền để bán là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

VOV.VN - Việc chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

Đăng kí tên miền để bán là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Đăng kí tên miền để bán là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

VOV.VN - Việc chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

Xử phạt 2 công ty nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng
Xử phạt 2 công ty nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng

VOV.VN - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công ty vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Xử phạt 2 công ty nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng

Xử phạt 2 công ty nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng

VOV.VN - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công ty vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Quốc hội yêu cầu quản lý chặt thực phẩm chức năng và giá thuốc
Quốc hội yêu cầu quản lý chặt thực phẩm chức năng và giá thuốc

VOV.VN -Các đại biểu Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Dược sửa đổi, đặc biệt quan tâm đến những quy định về quản lý giá thuốc và thực phẩm chức năng.

Quốc hội yêu cầu quản lý chặt thực phẩm chức năng và giá thuốc

Quốc hội yêu cầu quản lý chặt thực phẩm chức năng và giá thuốc

VOV.VN -Các đại biểu Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Dược sửa đổi, đặc biệt quan tâm đến những quy định về quản lý giá thuốc và thực phẩm chức năng.

Yêu cầu thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng không đạt chất lượng
Yêu cầu thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng không đạt chất lượng

VOV.VN -Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu tạm dừng lưu thông, tiến hành thu hồi 2 lô sản phẩm không đạt chất lượng.

Yêu cầu thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng không đạt chất lượng

Yêu cầu thu hồi 2 lô thực phẩm chức năng không đạt chất lượng

VOV.VN -Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu tạm dừng lưu thông, tiến hành thu hồi 2 lô sản phẩm không đạt chất lượng.