Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ thí điểm bỏ công chức ở trường đại học

VOV.VN - Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng nhiều giáo viên vào biên chế để ổn định nên thiếu động lực phát triển, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.

Đó là ý kiến của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra trong phiên thảo luận tại Quốc hội diễn ra sáng 9/6. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề chuyển đổi cơ chế từ công chức, viên chức sang hợp đồng, được dư luận quan tâm thời gian gần đây.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc chuyển đổi cơ chế công chức, viên chức sang hợp đồng là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng nhiều giáo viên vào biên chế để ổn định nên thiếu động lực phát triển, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.

Tư lệnh ngành giáo dục cho biết việc này nằm trong quá trình bộ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 29, triển khai Nghị quyết 88 Quốc hội về đổi mới sách giáo khoa.

Sẽ thí điểm bỏ công chức ở trường đại học

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải có nguồn lực và động lực. Trong đó, động lực đối với giáo viên và quản lý các nhà giáo hết sức quan trọng.

“Thực tế với chế độ công chức, viên chức như hiện nay còn nhiều bất cập, bất cập rõ là vấn đề tuyển dụng do công chức, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là phổ thông cho nên việc tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu về môn học, đặc biệt là chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu cục bộ rất nhiều”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bên cạnh đó, phần đông giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định nên gặp khó khăn trong nâng cao kiến thức, phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy theo chương trình mới. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng giáo dục không cao.

Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm bỏ công chức ở trường đại học.

Trước tình hình đó, Bộ GD-ĐT đặt ra vấn đề nghiên cứu, đề xuất thí điểm việc chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, trước hết, thí điểm ở trường đại học và một số trường THPT có điều kiện, sau đó từng bước rút kinh nghiệm, nhân rộng.

“Chúng tôi cho rằng, đối với khu vực giáo viên và quản lý nhà giáo phải được đặc biệt đổi mới, vì đây là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục và phải có lộ trình để thực hiện. Chúng tôi đang nghiên cứu để đề xuất làm từng bước dẫn đến mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ và quản lý nhà giáo, qua đó thực hiện được thành công đổi mới theo Nghị quyết 29”, người đứng đầu ngành giáo dục phân tích.

Người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định, khu vực giáo viên và quản lý nhà giáo phải được đổi mới. Đây là yếu tố được cho là quyết định nâng cao chất lượng giáo dục và phải có lộ trình thực hiện.

Bộ trưởng nhấn mạnh Nghị quyết 29 nêu rất rõ năng lực đội ngũ phải căn cứ đóng góp về kết quả và năng lực, phẩm chất dạy theo phương pháp mới và kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đạt yêu cầu mới.

"Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng không thể không làm. Điều quan trọng là nghiên cứu thật kỹ, có lộ trình bước đi. Chúng tôi thực hiện một cách căn cơ. Trước hết, thí điểm ở khu vực đại học vì đây là khu vực có thuận lợi trong việc thực hiện đơn vị sự nghiệp chuyển sang mô hình tự chủ tốt hơn", Bộ trưởng Nhạ phát biểu.

Ông thông tin thêm, Bộ GD-ĐT đã trao đổi với các đơn vị, sở liên quan về chủ trương này và nhận được sự nhất trí. Dư luận xã hội cũng quan tâm và đồng hành. Theo ông, điều quan trọng là phải có lộ trình phù hợp với điều kiện cơ sở và tâm lý giáo viên.

Bộ trưởng cũng cho biết, trước hết, Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm ở khu vực các trường đại học, vì đây là khu vực thuận lợi trong thực hiện đơn vị sự nghiệp chuyển sang mô hình tự chủ thì tốt hơn, sau đó từng bước thực hiện việc này.

“Gần đây, chúng tôi có trao đổi với các đơn vị và các sở, chủ trương này nhất trí và dư luận xã hội rất quan tâm và đồng hành, điều quan trọng là lộ trình, bước đi như thế nào để phù hợp với điều kiện của các cơ sở và tâm lý của giáo viên. Còn chủ trương thì chúng tôi nghĩ cũng phải tính đến”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Năm 2018, miễn học phí cho học sinh mầm non

Cũng tại phiên thảo luận sáng 9/6, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, Chính phủ đã quyết định, bắt đầu từ năm 2018, đối với lứa học mầm non 5 tuổi không phân biệt người dân tộc mà tất cả học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn đều được miễn học phí.

Bắt đầu từ năm 2018, đối với lứa học mầm non 5 tuổi không phân biệt người dân tộc mà tất cả học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn đều được miễn học phí. Ảnh: KT

Còn các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ, có cơ chế hỗ trợ. “Vì kinh phí để hỗ trợ cho những học sinh thuộc đối tượng ra khỏi diện khó khăn cũng rất nhiều, chúng tôi cũng ghi nhận để tiếp tục tham mưu”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Một trăn trở khác của ngành giáo dục là vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ cũng đã tham mưu cho Chính phủ và Chính phủ ban hành nghị định về môi trường an toàn cho học sinh ở các trường phổ thông, “Chúng tôi cũng ban hành và đang thực hiện các kế hoạch cùng với Trung ương Đoàn để tăng cường môi trường an toàn cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Chúng tôi cũng có ban hành các chỉ thị đối với các cơ sở giáo dục và cũng đã có văn bản với các địa phương và các bộ, ngành liên quan để cùng phối hợp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên gần đây”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết./.

Quyết định gây nhiều tranh cãi

Ngày 16/5, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định, sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục được xã hội quan tâm.

Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà theo chế độ hợp đồng có vào - ra. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Mặc dù chưa triển khai, thông tin Bộ trưởng GD-ĐT đưa ra được giáo viên trên cả nước tiếp nhận với tâm lý lo lắng. Nhiều giáo viên lo lắng, đó là sự xáo trộn tận tâm can.

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD-ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Nghề giáo có đặc thù riêng “trồng người”. Vì vậy, không thể để tư tưởng thương mại hóa lọt vào hệ thống trường học.

Chiều 6/6, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, xa, biên giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri hài lòng khi Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT thẳng thắn nhận trách nhiệm
Cử tri hài lòng khi Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT thẳng thắn nhận trách nhiệm

VOV.VN - Cử tri hài lòng với việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẳng thắn nhận trách nhiệm trong đề án dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Cử tri hài lòng khi Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT thẳng thắn nhận trách nhiệm

Cử tri hài lòng khi Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT thẳng thắn nhận trách nhiệm

VOV.VN - Cử tri hài lòng với việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẳng thắn nhận trách nhiệm trong đề án dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Bộ GD-ĐT khẳng định chưa cấp phép cho lớp học kích não trẻ nhỏ
Bộ GD-ĐT khẳng định chưa cấp phép cho lớp học kích não trẻ nhỏ

VOV.VN -Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa cấp phép cho các lớp học kích não trẻ nhỏ và yêu cầu các đơn vị phía Nam rà soát thông tin số lớp học này.

Bộ GD-ĐT khẳng định chưa cấp phép cho lớp học kích não trẻ nhỏ

Bộ GD-ĐT khẳng định chưa cấp phép cho lớp học kích não trẻ nhỏ

VOV.VN -Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa cấp phép cho các lớp học kích não trẻ nhỏ và yêu cầu các đơn vị phía Nam rà soát thông tin số lớp học này.

Bộ GD-ĐT đề nghị Trung ương Đoàn tạm dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn”
Bộ GD-ĐT đề nghị Trung ương Đoàn tạm dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn”

VOV.VN - Trong ngày 9/12, cả Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đều đã chỉ đạo tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”.

Bộ GD-ĐT đề nghị Trung ương Đoàn tạm dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn”

Bộ GD-ĐT đề nghị Trung ương Đoàn tạm dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn”

VOV.VN - Trong ngày 9/12, cả Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đều đã chỉ đạo tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”.

Bộ GD-ĐT khen thưởng các thầy, cô giáo cứu học sinh trong lũ
Bộ GD-ĐT khen thưởng các thầy, cô giáo cứu học sinh trong lũ

VOV.VN -Các thầy, cô giáo được khen thưởng vì đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả, bảo vệ học sinh an toàn qua cơn lũ dữ.

Bộ GD-ĐT khen thưởng các thầy, cô giáo cứu học sinh trong lũ

Bộ GD-ĐT khen thưởng các thầy, cô giáo cứu học sinh trong lũ

VOV.VN -Các thầy, cô giáo được khen thưởng vì đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả, bảo vệ học sinh an toàn qua cơn lũ dữ.

Bộ GD-ĐT công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017
Bộ GD-ĐT công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017

VOV.VN - Chiều 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017.

Bộ GD-ĐT công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017

Bộ GD-ĐT công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017

VOV.VN - Chiều 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017.

Bộ GD-ĐT chính thức trả lời về những tranh luận quanh đề thi Địa lý
Bộ GD-ĐT chính thức trả lời về những tranh luận quanh đề thi Địa lý

VOV.VN -Chiều 17/5, Bộ GD-ĐT chính thức gửi thông tin trả lời về một số ý kiến về đề thi tham khảo môn Địa lý.

Bộ GD-ĐT chính thức trả lời về những tranh luận quanh đề thi Địa lý

Bộ GD-ĐT chính thức trả lời về những tranh luận quanh đề thi Địa lý

VOV.VN -Chiều 17/5, Bộ GD-ĐT chính thức gửi thông tin trả lời về một số ý kiến về đề thi tham khảo môn Địa lý.

Không còn công chức giáo viên: Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình
Không còn công chức giáo viên: Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình về việc chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng.

Không còn công chức giáo viên: Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình

Không còn công chức giáo viên: Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình về việc chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng.

Bộ GD&ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia 2017
Bộ GD&ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia 2017

VOV.VN - Bộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi tới các sở giáo dục và đào tạo, các trường CĐ, ĐH, về nội dung hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT quốc gia 2017.

Bộ GD&ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia 2017

Bộ GD&ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia 2017

VOV.VN - Bộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi tới các sở giáo dục và đào tạo, các trường CĐ, ĐH, về nội dung hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT quốc gia 2017.

Bộ GD-ĐT công bố cách chấm thi THPT Quốc gia 2017
Bộ GD-ĐT công bố cách chấm thi THPT Quốc gia 2017

VOV.VN - Năm nay, thí sinh thi 5/6 môn thi, bài thi theo hình thức trắc nghiệm nên việc chấm thi sẽ thực hiện trên máy tính.

Bộ GD-ĐT công bố cách chấm thi THPT Quốc gia 2017

Bộ GD-ĐT công bố cách chấm thi THPT Quốc gia 2017

VOV.VN - Năm nay, thí sinh thi 5/6 môn thi, bài thi theo hình thức trắc nghiệm nên việc chấm thi sẽ thực hiện trên máy tính.