Căng thẳng vùng Vịnh: Các nước Arab chờ đợi gì từ Qatar?

VOV.VN - Các nước Arab khẳng định, không có ý định “thay đổi chế độ” ở Qatar mà chỉ muốn Qatar “thay đổi cách hành xử cho phù hợp”.

Qatar- “con ngựa thành Trojan” trong thế giới Arab

AP dẫn lời Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash hồi cuối tuần qua nhấn mạnh, việc các nước Arab cô lập Qatar với lý do Qatar bảo trợ khủng bố không phải là nhằm buộc Hoàng gia Qatar phải thoái vị. Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh, các nước Arab sẵn sàng “chơi rắn hơn” với Qatar nếu nước này từ chối “yêu sách 13 điểm” của các nước Arab.

Ảnh minh họa: AP

Ngoại trưởng Anwar Gargash nhấn mạnh, 6 nước vùng Vịnh và Qatar đang rơi vào khủng hoảng ngoại giao và mô tả Qatar là “con ngựa thành Trojan” phá vỡ mối quan hệ khăng khít của nhóm các Hoàng gia Arab. Chính vì thế, Qatar đáng bị cô lập trong thời gian dài nếu không chấp thuận “đầu hàng”.

“Chúng tôi không muốn tiếp tục làm leo thang căng thẳng, chính vì thế, chúng tôi chọn cách “đường ai nấy đi” [ám chỉ việc đẩy Qatar ra khỏi nhóm-ND]. Thật khó để duy trì một cộng đồng chung trong khi một trong số các thành viên lại tích cực ủng hộ các quan điểm cực đoan và khủng bố”, Ngoại trưởng Anwar Gargash nói.

Trước đó, các nước Arab đã gửi “yêu sách 13 điểm” sang Qatar và nhấn mạnh, Qatar chỉ có 10 ngày để thực thi những yêu sách này. Các nước Arab cũng đe dọa rằng, nếu Qatar không chịu “khuất phục” họ sẽ tiếp tục cô lập Qatar cả đường bộ, đường không và đường biển vô thời hạn và gia tăng áp lực về kinh tế với Qatar.

Đáp lại, Qatar cho biết, họ đang xem xét yêu sách của các nước Arab như đóng cửa chi nhánh của kênh truyền hình Al-Jazeera tại Qatar và cắt đứt quan hệ với các nhóm phiến quân Hồi giáo như nhóm Anh em Hồi giáo. Tuy nhiên, Qatar cũng cứng rắn tuyên bố sẽ không có chuyện thương lượng trong khi nước này vẫn đang bị bao vây.

Căng thẳng nhưng vẫn có lối thoát

Dù các nước Arab đều lên tiếng khẳng định, “yêu sách 13 điểm” của họ là “tối hậu thư” gửi đến Qatar, Ngoại trưởng UAE Gargash thận trọng tuyên bố, các nước Arab vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Qatar thông qua nước trung gian Kuwait.

“Công việc của nước trung gian là lắng nghe quan điểm của các bên và tìm ra những tiếng nói chung cũng như các giải pháp mà các bên đều có thể thực hiện được”, Ngoại trưởng Gargash nhấn mạnh.

Bản thân Qatar đã lên tiếng phủ nhận việc bảo trợ cho các nhóm cực đoan hay quyên tiền cho lũ khủng bố. Tuy nhiên, nước này cũng thừa nhận cho phép các thành viên của một số nhóm phiến quân như Hamas được sinh sống tại Qatar.

Dù vậy, nhiều nước Arab vẫn nghi ngờ tuyên bố của phía Qatar. Các nước này cho rằng, chi nhánh của kênh truyền hình Al-Jazeera mở tại Qatar là nhằm che chở cho các tổ chức khủng bố như Anh em Hồi giáo hay Al-Qaeda và chính kênh này đã trở thành “loa phát ngôn” cho chúng.

Đáp lại, phía Qatar khẳng định, yêu sách của các nước Arab là khó có thể chấp nhận được. Quan chức phụ trách truyền thông của Qatar Sheikh Saif Al-Thani nhấn mạnh: “Yêu sách của các nước Arab một lần nữa cho thấy tuyên bố ban đầu của Qatar rằng việc các nước Arab cô lập Qatar là phi pháp và không liên quan gì đến cuộc chiến chống khủng bố. Các nước Arab cố tình cô lập Qatar nhằm giới hạn chủ quyền của Qatar cũng như kiểm soát chính sách ngoại giao của chúng tôi”.

Các nước Arab ra yêu sách gì với Qatar?

Theo giới chức UAE, “yêu sách 13 điểm”mà các nước Arab gửi cho Qatar vốn là thông tin mật. UAE cũng lên tiếng cáo buộc Qatar cố tình rò rỉ bản yêu sách này và khẳng định điều này cho thấy sự “thiếu thiện chí” cải thiện tình hình của Qatar.

Ngoài những yêu sách đã được rất nhiều các hãng tin lớn trên thế giới đề cập, bản “yêu sách 13 điểm”mà các nước Arab gửi cho Qatar còn có những yêu cầu khác như sau:

-         Hạn chế quan hệ ngoại giao và thương mại với Iran

-         Ngừng ngay việc chi tiền cho các hãng tin như Arabi21, Al-Araby Al-Jadeed và Middle East Eye

-         Bàn giao cho các nước Arab những “tên khủng bố” và các cá nhân đang bị các nước này truy nã

-         Ngừng việc cung cấp tài chính hoặc nhân lực cho các tổ chức bị các nước phương Tây liệt vào danh sách khủng bố

-         Chi một khoản tiền chưa xác định nhằm “hàn gắn lại quan hệ”

-         Ngừng mọi liên lạc với các phe phái đối lập tại các nước Arab nói trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo khả năng các nước vùng Vịnh “đổ thêm dầu vào lửa” ở Syria
Cảnh báo khả năng các nước vùng Vịnh “đổ thêm dầu vào lửa” ở Syria

VOV.VN - Mỹ có khả năng sẽ “nhắm mắt làm ngơ” để tên lửa phòng không vác vai rơi vào tay các nhóm đối lập ở Syria sau khi lệnh ngừng bắn đổ vỡ.

Cảnh báo khả năng các nước vùng Vịnh “đổ thêm dầu vào lửa” ở Syria

Cảnh báo khả năng các nước vùng Vịnh “đổ thêm dầu vào lửa” ở Syria

VOV.VN - Mỹ có khả năng sẽ “nhắm mắt làm ngơ” để tên lửa phòng không vác vai rơi vào tay các nhóm đối lập ở Syria sau khi lệnh ngừng bắn đổ vỡ.

Căng thẳng ngoại giao tại Vùng Vịnh: “Giọt nước tràn ly“
Căng thẳng ngoại giao tại Vùng Vịnh: “Giọt nước tràn ly“

VOV.VN - Giới quan sát khu vực cho rằng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar cần phải kiềm chế và nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.

Căng thẳng ngoại giao tại Vùng Vịnh: “Giọt nước tràn ly“

Căng thẳng ngoại giao tại Vùng Vịnh: “Giọt nước tràn ly“

VOV.VN - Giới quan sát khu vực cho rằng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar cần phải kiềm chế và nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua đối thoại.

Khủng hoảng Vùng Vịnh: Trước mắt sẽ “chảy máu” về kinh tế
Khủng hoảng Vùng Vịnh: Trước mắt sẽ “chảy máu” về kinh tế

VOV.VN - Những căng thẳng ngoại giao hiện nay ở Vùng Vịnh khiến các nước trong khối GCC và Arab đều bị tổn thất ít nhiều.

Khủng hoảng Vùng Vịnh: Trước mắt sẽ “chảy máu” về kinh tế

Khủng hoảng Vùng Vịnh: Trước mắt sẽ “chảy máu” về kinh tế

VOV.VN - Những căng thẳng ngoại giao hiện nay ở Vùng Vịnh khiến các nước trong khối GCC và Arab đều bị tổn thất ít nhiều.

Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”
Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”

VOV.VN - Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vừa qua, một câu hỏi được đặt ra là Mỹ ủng hộ hay chống lại Qatar, quốc gia có vị trí chiến lược tại đây.

Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”

Khủng hoảng ngoại giao biến vùng Vịnh thành cái ao “đục nước béo cò”

VOV.VN - Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh vừa qua, một câu hỏi được đặt ra là Mỹ ủng hộ hay chống lại Qatar, quốc gia có vị trí chiến lược tại đây.