Thế giới 7 ngày: Tổng thống Mỹ công du châu Á, mở ra Tầm nhìn mới

VOV.VN -Ngày 3/11 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ rời thủ đô Washington, bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày, lý giải bức tranh "Ấn Độ- Thái Bình Dương".

Nhật Bản là điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Nhật Bản Abe dự họp báo chung ở cung điện Akasaka, Tokyo, vào ngày 6/11. Tại đây ông Trump phát biểu, coi chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa. (Ảnh: Reuters).
Trước đó, ngày 5/11, 2 nhà lãnh đạo đã cùng chơi golf ở câu lạc bộ nằm ở Kawagoe, về phía bắc Tokyo  vào ngày 5/11. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Nhật Bản Abe cầm chiếc mũ có đề dòng chữ "Donald và Shinzo làm cho liên minh trở nên vĩ đại hơn". (Ảnh: Reuters).

Nhật hoàng Akihito (trái) nói chuyện với ông Trump, còn Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania trao đổi với Hoàng hậu Nhật Michiko tại Hoàng cung vào ngày 6/11, Ảnh: AFP/Getty.
Sáng 7/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Hàn Quốc, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du châu Á 12 ngày. Nhà Trắng cho biết, chuyến đi của Tổng thống Trump là nhằm thể hiện lòng quyết tâm của Mỹ trong cách tiếp cận với cái mà họ gọi là mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon hội đàm (Reuters).
Phát biểu tại Quốc hội Hàn Quốc, Tổng thống Trump kêu gọi mỗi quốc gia hãy thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên (Ảnh Reuters). Bài phát biểu của ông Trump trước Quốc hội Hàn Quốc trùng với dịp kỷ niệm một năm ông đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 8/11 đã tới thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Trung Quốc. Đây cũng là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi ông Trump lên nắm quyền và ông cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm Trung Quốc kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là lần thứ 3 hai vị lãnh đạo này gặp nhau trong năm nay (Ảnh Reuters).

Ông Donald Trump nhận được vinh dự mà Trung Quốc chưa dành cho bất cứ Tổng thống Mỹ nào kể từ khi lập quốc, đó là một bữa tối ngay trong Tử Cấm Thành. Giới quan sát cho rằng, sự thết đãi chưa từng có tiền lệ này khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo 2 nước.

Sáng 11/11, tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam), Hội nghị lần thứ 25 các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã khai mạc trọng thể. Tham dự Hội nghị có các nhà lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC. Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC chia sẻ nhiều ý kiến sâu sắc về tình hình khu vực và toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Phát biểu tại CEO Summit, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi tìm kiếm đối tác mạnh, láng giềng mạnh, không phải láng giềng yếu, đối tác yếu và không mơ thống trị thế giới”. (Ảnh Reuters).
Trong thời gian Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Việt Nam, dư luận quan tâm đến một sự kiện rằng có hay không cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin. Thực tế hai ông đã không có cuộc gặp chính thức, nhưng đã chào hỏi thân mật và có được trao đổi ngắn, đồng thuận về vấn đề Syria (Ảnh: Reuters).

Ngày 7/11, kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười (25/10 theo lịch cũ, tức là ngày 7/11 theo lịch mới). Trong ảnh: Những người tham gia cuộc tuần hành của Đảng Cộng sản Nga ở Moscow, tôn vinh 100 năm Cách mạng XHCN Tháng Mười (Sputnik).

Đúng 10h ngày 7/11 (giờ Moscow), một lễ duyệt binh hoành tráng diễn ra trên quảng trường Đỏ ở thủ đô Liên bang Nga. Trong ảnh: Các quân nhân trong cuộc diễu hành kỷ niệm 76 năm cuộc duyệt binh lịch sử năm 1941, trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva (Sputnik).

Chiều 8/11 (theo giờ địa phương) sau cuộc họp của các thẩm phán, Toà Hiến pháp Tây Ban Nha khẳng định tuyên bố độc lập đơn phương mà Nghị viện Catalonia đưa ra hôm 27/10 là vô dụng và vi hiến. Cựu Chủ tịch Nghị viện Catalonia Carme Forcadell đã được thả sau phiên xét xử với một khoản phạt trị giá 150.000 euro, khi bà đồng ý từ bỏ mọi hoạt động chính trị chống lại hiến pháp Tây Ban Nha (Ảnh: AP).

Ngày 5/11, một vụ xả súng đã xảy ra tại nhà thờ First Baptist ở Texas, Mỹ khiến ít nhất 27 người thiệt mạng. Kẻ gây ra vụ xả súng được xác định là Devin Patrick Kelley, 26 tuổi và đã bị cảnh sát bắn hạ. Tổng thống Donald Trump phát biểu chia buồn với gia đình các nạn nhân và khẳng định nước Mỹ sẽ làm những gì tốt nhất để có thể bảo vệ người dân của mình. Trong ảnh: Một phụ nữ đau buồn trước di ảnh của nạn nhân (Ảnh Reuters).

Khách du lịch đã lũ lượt rời khỏi thủ đô New Delhi, Ấn Độ vì khói mù dày đặc bao phủ cả khu vực này, gây ra tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí. Vào sáng 10/11, chỉ số PM2.5 (nồng độ các hạt bụi mịn dễ thâm nhập vào phổi) lên tới 523 – “mức cực kỳ nguy hiểm”, trong khi mức độ an toàn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới là 50. Trong ảnh: Khói mù trên đại lộ Raj Pathh ở New Delhi, Ấn Độ (Sputnik)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc kỳ vọng gì khi “trải thảm đỏ” đón Tổng thống Mỹ?
Trung Quốc kỳ vọng gì khi “trải thảm đỏ” đón Tổng thống Mỹ?

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc lại chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng những nghi lễ đặc biệt hiếm có.

Trung Quốc kỳ vọng gì khi “trải thảm đỏ” đón Tổng thống Mỹ?

Trung Quốc kỳ vọng gì khi “trải thảm đỏ” đón Tổng thống Mỹ?

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc lại chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng những nghi lễ đặc biệt hiếm có.

 Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”
Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

VOV.VN - Hiện có nhiều suy đoán về việc Mỹ muốn làm sống dậy quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

VOV.VN - Hiện có nhiều suy đoán về việc Mỹ muốn làm sống dậy quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.