Còn có bao nhiêu dự án thất thoát, thua lỗ lớn?

VOV.VN -Đây là câu hỏi mà đại biểu đặt ra khi thảo luận về nội dung Quốc hội sẽ giám sát tối cao. Có ý kiến đề nghị giám sát các dự án có nguy cơ thất thoát.

Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, sáng 23/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến kiến nghị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội; Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Các đại biểu thảo luận tại tổ sáng 23/5

Thảo luận tại tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, 2 trong 4 nội dung là giám sát cổ phần hóa và giám sát trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài, đã thực hiện giám sát rồi. Vì thế, theo ông Phùng Quốc Hiển, nên cân nhắc giám sát ở tầm rộng hơn. Ông đề nghị tập trung vào lĩnh vực rất quan trọng là giám sát việc sử dụng vốn ODA. Bởi việc sử dụng vốn ODA đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém trong quản lý. 

Về giám sát cổ phần hóa DNNN, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, như thế cũng chỉ gói gọn trong một nhánh, trong khi đó đã thực hiện giám sát ở khóa XII rồi. Theo ông Hiển, phải mở rộng hơn và nên chăng cần giám sát việc đổi mới hoạt động của DNNN, trong đó có cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có cả doanh nghiệp cổ phần, như vậy sẽ giúp cho hoạt động đổi mới DNNN. Ngoài ra, theo ông Hiển cũng có thể giám sát việc thực hiện chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. 

Đề cập đến việc giám sát các dự án đầu tư công, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc lưu ý hiện đã công bố 12 dự án thua lỗ lớn, nhưng chưa biết thực chất còn bao nhiêu dự án xảy ra thua lỗ? 

Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị đối với các dự án BOT hay sử dụng vốn ODA, có những vấn đề nổi cộm, nếu tiến hành giám sát sẽ có lợi cho dân nhiều hơn. Ngoài ra, ông Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, hệ thống ngân hàng đã phản ánh nhiều, nên chăng có chương trình giám sát ngân hàng thương mại, trong đó đáng chú ý là những vấn đề liên quan đến sở hữu chéo. 

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc

Đồng tình với ý kiến đề xuất của Tổng kiểm toán, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng đặt ra câu hỏi: Ngoài 12 dự án thua lỗ ra, còn bao nhiêu dự án khác như vậy? Theo đại biểu Cầu, giám sát các dự án có nguy cơ thất thoát, thua lỗ là một trong những nội dung mà dư luận hết sức quan tâm. Ông đề nghị bổ sung thêm nội dung giám sát này vào chương trình

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội), thực tiễn quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội phát sinh nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần thiết phải giám sát. Tuy vậy, theo mà Mai, thời điểm giám là năm 2018 thì chưa hợp lý khi Quốc hội vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong đó có phần vốn trái phiếu, vốn ODA và việc phân bổ chưa hoàn tất.

“Nếu giám sát vấn đề yêu cầu cơ quan tổ chúc thực hiện mà tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì? Còn nếu giám sát giai đoạn 2011-2015 cũng không hợp lý, vì tại các phiên thảo luận trước đây Chính phủ đã có tờ trình rất kỹ và Quốc hội thảo luận nhiều vòng, Uỷ ban của Quốc hội cũng đã thẩm tra về nguồn vốn này. Do đó, nên lùi thời gian thực hiện chuyên đề này” – đại biểu nêu ý kiến.

Nhấn mạnh Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử được ban hành hơn 10 năm nay nhưng Quốc hội chưa tổ chức giám sát lần nào, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh một lần nữa kiến nghị thực hiện giám sát xem hai luật được triển khai trong thực tế ra sao, bởi đây là những luật hỗ trợ tối đa cho cải cách hành chính, trong thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0.

“Sao chúng ta không đi giám sát xem nó vướng cái gì? Hiện tại giữa bộ ngành và địa phương cứ tự thiết kế, đầu tư mà không thể kết nối nên vô cùng lãng phí. Hai luật này gắn với cải cách hành chính nên cần một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, bởi nguồn lực dành cho vấn đề này là rất lớn nhưng đang tản mác ở bộ ngành, địa phương nhưng không có kết nối nên vẫn làm khổ người dân” – bà Khánh phân tích.

Còn đại biểu Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội) thì nhấn mạnh cần quan tâm đến việc thực thi quy định pháp luật đất đai. Vừa qua nhiều vụ “nóng” xuất phát từ bất cập trong giải quyết về đất đai, báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp cũng cho thấy 60-70% tranh chấp đất đai phát sinh ngày càng phức tạp, nhưng chưa có chương trình giám sát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ
Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.  

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.  

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương
Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

VOV.VN-Đa phần các dự án được xử lý theo hình thức bán đấu giá, chuyển nhượng và thoái vốn, có 1 dự án được quyết định phá sản.

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

Phương án xử lý 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả ngành Công Thương

VOV.VN-Đa phần các dự án được xử lý theo hình thức bán đấu giá, chuyển nhượng và thoái vốn, có 1 dự án được quyết định phá sản.

Các siêu dự án “đắp chiếu”: Không thể mãi “bắn chỉ thiên” trách nhiệm
Các siêu dự án “đắp chiếu”: Không thể mãi “bắn chỉ thiên” trách nhiệm

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội quan ngại: Nhiều dự án chậm tiến độ, thất thoát vốn, tham nhũng nhiều đã làm mất an toàn nợ công, giảm ổn định kinh tế vĩ mô…

Các siêu dự án “đắp chiếu”: Không thể mãi “bắn chỉ thiên” trách nhiệm

Các siêu dự án “đắp chiếu”: Không thể mãi “bắn chỉ thiên” trách nhiệm

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội quan ngại: Nhiều dự án chậm tiến độ, thất thoát vốn, tham nhũng nhiều đã làm mất an toàn nợ công, giảm ổn định kinh tế vĩ mô…