Tư duy “bao cấp” khiến ngành đường sắt trì trệ

VOV.VN - Vận tải đường sắt kém đổi mới, không đủ sức cạnh tranh nên khó thu hút được khách hàng, dẫn đến thị phần ngày càng giảm. 

Sáng 14/8, Tổ Công tác của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam về việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, chất lượng dịch vụ của ngành cũng kém, còn mang nặng ảnh hưởng của thời bao cấp. Năm 2016, doanh thu của ngành đạt 6.500 tỷ đồng và có đến 28.000 lao động. Trong quá trình tái cơ cấu, ngành đường sắt đang mâu thuẫn bởi tính điều hành tập trung thống nhất với các hoạt động kinh tế thị trường. Việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, bảo trì 1 năm khoảng 2.200 tỷ, chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị lãnh đạo ngành đường sắt mạnh dạn đổi mới "thắp lửa" cho cán bộ, công nhân viên, không nên nghĩ mình là độc quyền, không ai cạnh tranh.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho rằng, chủ trương xã hội hóa ngành đường sắt đã mở cửa, nhưng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau hơn 130 năm hoạt động, cơ sở hạ tầng ngành đường sắt đã xuống cấp từ lâu mà không được nâng cấp. Chất lượng nhà ga, dịch vụ nhà ga, bến bãi bốc xếp, tín hiệu, biển báo đều sử dụng công nghệ lạc hậu. Chất lượng nguồn nhân lực của ngành đường sắt cũng rất thấp so với những ngành vận tải khác. Những yếu tố chủ quan do ý thức lao động dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt còn xảy ra. Công tác quản trị của ngành đường sắt hiện nay còn kém.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị lãnh đạo ngành đường sắt mạnh dạn đổi mới "thắp lửa" cho cán bộ, công nhân viên, không nên nghĩ mình là độc quyền, không ai cạnh tranh. Khi đổi mới, giá thành đi tàu sẽ giảm, chất lượng dịch vụ tăng lên thì hành khách sẽ lựa chọn đi đường sắt. Đặc biệt, ngành đường sắt phải công khai minh bạch, kể cả việc sắp xếp lại nội bộ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Sau những sự cố, gần đây nhất là vụ tai nạn ở ga Yên Viên, Gia Lâm, vấn đề về an toàn đường sắt, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên ngành đường sắt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cần xem xét. Ngành đường sắt chưa có nhiều đổi mới trong thời kỳ kinh tế thị trường. Chưa có sự kết nối với các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển. Nếu không có cơ chế thu hút đầu tư, ngành đường sắt sẽ ngày càng tụt hậu so với những loại hình vận tải khác. Đặc biệt là công nghệ điều hành của ngành đường sắt hiện nay rất lạc hậu".

"Ứng dụng công nghệ thông tin để chúng ta kiểm soát được chi phí và hạ được giá thành. Đặc biệt, chúng ta phải công khai, minh bạch tới người dân và doanh nghiệp trên cơ sở sắp xếp lại đội ngũ cho gọn nhẹ, tinh thông, lấy hiệu hiệu quả làm gốc của vấn đề" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ.

Giải trình với đoàn công tác của Chính phủ, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam khẳng định, ngành đường sắt đang phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường thu hút đầu tư vào 10 ga trọng điểm, nhất là các ga Hà Nội, Sài Gòn và ga Vinh (Nghệ An).

Trước mắt, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sẽ nâng cấp, rút ngắn thời gian bốc xếp hàng hóa tại ga Đông Anh (Hà Nội) và ga Sóng Thần (Bình Dương). Với toa xe khách, ngành sẽ thay thế toàn bộ vào năm 2021, đầu tư 100 đầu máy mới. Bên cạnh đó, Tổng Công ty sẽ kêu gọi vốn xã hội hóa các nhà ga hiện đại hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên
Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

Luật đường sắt (sửa đổi): Đừng để ngành đường sắt bị lãng quên

VOV.VN - Đề nghị có sự đầu tư thỏa đáng đối với ngành đường sắt, “đừng để ngành đường sắt bị lãng quên như mấy chục năm qua”.

Yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt báo cáo 6 vấn đề Thủ tướng nhắc
Yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt báo cáo 6 vấn đề Thủ tướng nhắc

VOV.VN -Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo 6 nhiệm vụ mà Thủ tướng yêu cầu ngành đường sắt phải làm rõ.

Yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt báo cáo 6 vấn đề Thủ tướng nhắc

Yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt báo cáo 6 vấn đề Thủ tướng nhắc

VOV.VN -Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo 6 nhiệm vụ mà Thủ tướng yêu cầu ngành đường sắt phải làm rõ.

Hà Nội muốn đổi 6.000 ha đất để làm 10 dự án đường sắt đô thị
Hà Nội muốn đổi 6.000 ha đất để làm 10 dự án đường sắt đô thị

Hà Nội bổ sung quy hoạch sử dụng đất khoảng 6.000 ha để làm quỹ đối ứng cho việc phát triển 10 dự án đường sắt đô thị.

Hà Nội muốn đổi 6.000 ha đất để làm 10 dự án đường sắt đô thị

Hà Nội muốn đổi 6.000 ha đất để làm 10 dự án đường sắt đô thị

Hà Nội bổ sung quy hoạch sử dụng đất khoảng 6.000 ha để làm quỹ đối ứng cho việc phát triển 10 dự án đường sắt đô thị.

Cần 5 tỷ USD đầu tư xây dựng đường sắt nối TPHCM và Cần Thơ
Cần 5 tỷ USD đầu tư xây dựng đường sắt nối TPHCM và Cần Thơ

VOV.VN - Khi dự án xây dựng tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ được triển khai sẽ kết nối hai trung tâm kinh tế lớn ở Nam Bộ.

Cần 5 tỷ USD đầu tư xây dựng đường sắt nối TPHCM và Cần Thơ

Cần 5 tỷ USD đầu tư xây dựng đường sắt nối TPHCM và Cần Thơ

VOV.VN - Khi dự án xây dựng tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ được triển khai sẽ kết nối hai trung tâm kinh tế lớn ở Nam Bộ.