Thủ tướng: Cứ để người dân Hà Nội ăn nước giếng mãi sao?

VOV.VN - Thủ tướng lưu ý đến các dự án đầu tư hạ tầng của TP Hà Nội, đặc biệt là các dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn.

Khái quát tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 6 tháng qua tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 3/7, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, kinh tế thành phố 6 tháng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 7,37% (cùng kỳ năm trước tăng 7,34%).

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến ngày 30/6 đạt 104.616 tỷ đồng, đạt 51,1% dự toán và tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2016 (cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, cả nước dự kiến đạt 46,5% dự toán.

“Để có được những kết quả này trong thời gian qua, thành phố đã triển khai mạnh mẽ “Năm kỷ cương hành chính 2017”, tập trung rà soát tất cả các thủ tục hành chính (TTHC) nhằm cắt giảm, tăng cường phối hợp liên thông góp phần giúp năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63, cao nhất từ trước tới nay”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo
tại cuộc họp.
Đặc biệt, theo ông Chung, tại Hội nghị “Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tư và phát triển”, TP Hà Nội đã giới thiệu danh mục 136 dự án đến các nhà đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 1,1 triệu tỷ đồng. Các nhà đầu tư ký 15 biên bản ghi nhớ với kinh phí dự kiến thực hiện gần 135.000 tỷ đồng; đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 48 dự án với tổng vốn đầu tư trên 74.000 tỷ đồng…

Dù đạt được những kết quả khả quan, Chủ tịch Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong 6 tháng qua. Theo đó, xếp hạng chỉ số PAPI của Hà Nội giảm và đang ở vị trí thấp, trách nhiệm giải trình với người dân của đội ngũ cán bộ thực thi chưa cao...

Đáng chú ý là tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp như vụ cháy rừng ở huyện Sóc Sơn, số vụ cháy, nổ và thiệt hại về người và tài sản đều tăng. Bên cạnh đó, vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công, vi phạm khai thác cát, sử dụng bến bãi trái phép còn xảy ra.

Ngoài ra, trên địa bàn vẫn xảy ra một số dịch bệnh, tình trạng ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu. Công tác khám chữa bệnh, chất lượng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm có chuyển biến, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Công tác kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề, một số cụm công nghiệp còn chưa được giải quyết dứt điểm. Ô nhiễm môi trường từ khói bụi, các công trình xây dựng, rác thải sinh hoạt cần được tiếp tục khắc phục…

“Để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cả năm của Hà Nội từ 8,5 - 9%, 6 tháng cuối năm phải tăng trên 9,5%, UBND TP Hà Nội sẽ quyết kiệt chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các Chương trình, Kế hoạch thành phố đã ban hành, bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2017”, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị.

Nhận xét về các ý kiến của TP Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội yêu cầu đầu tư hạ tầng đến 422.000 tỷ đồng nhưng phải xác định, đây là nguồn vốn đầu tư xã hội hóa chiếm tới 80%, hoàn toàn không phải là nguồn vốn NSNN. Điều này nên cần rút ra kinh nghiệm chung cho cả nước, nhất là đối với các thành phố lớn.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý đến các dự án BOT nước sạch cao cấp xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa cho khu vực nông thôn của TP Hà Nội. Bởi thực tế hiện nay, hệ thống nước sạch nông thôn Hà Nội đang kém hơn cả Hải Dương cũng như nhiều địa phương khác.

“Nông thôn mỗi xã chỉ có 5.000 – 7.000 người, thành phố nên tìm cách cung cấp nước sạch cho người dân, cứ để cho người dân ăn nước giếng mãi hay sao?”, Thủ tướng đặt câu hỏi và cho rằng, trong 6 tháng TP Hà Nội mới chỉ có 2 huyện đạt nông thôn mới nên cần phải tăng cường hoạt động. “Nói ra điều này để Hà Nội rút kinh nghiệm, tránh tình trạng báo cáo rút kinh nghiệm xong rồi để đấy. Thành phố cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính mạnh hơn nữa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân, tuyệt đối không để người dân và doanh nghiệp kêu ca”, Thủ tướng nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế 6 tháng cuối năm còn dư địa để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế 6 tháng cuối năm còn dư địa để đạt mục tiêu tăng trưởng

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhìn nhận, cần kiên định với các giải pháp Chính phủ đã đề ra để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,7%.

Kinh tế 6 tháng cuối năm còn dư địa để đạt mục tiêu tăng trưởng

Kinh tế 6 tháng cuối năm còn dư địa để đạt mục tiêu tăng trưởng

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhìn nhận, cần kiên định với các giải pháp Chính phủ đã đề ra để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,7%.

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,73%
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,73%

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay ước đạt 5,73%, trong đó quý II khởi sắc hơn quý I.

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,73%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,73%

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay ước đạt 5,73%, trong đó quý II khởi sắc hơn quý I.

100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp lớn vào GDP
100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp lớn vào GDP

VOV.VN - Các doanh nghiệp gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân, tiên phong trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế.

100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp lớn vào GDP

100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp lớn vào GDP

VOV.VN - Các doanh nghiệp gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân, tiên phong trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế.