TP.HCM chờ ý kiến Bộ GD-ĐT để thí điểm sách giáo khoa riêng

VOV.VN -TP.HCM sẽ thí điểm sử dụng sách giáo khoa riêng. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT chưa có ý kiến hủy bỏ văn bản của TP.HCM xin thí điểm sách.

Nếu không có gì thay đổi, có thể vào năm 2019, TP.HCM sẽ thí điểm sử dụng sách giáo khoa riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mọi việc chỉ mới dừng lại ở khâu chuẩn bị.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM, năm 2016, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có công văn cho phép Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục thực hiện bộ sách giáo khoa riêng.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Lê Hồng Sơn

Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục – Đào tạo chưa có văn bản nào hủy bỏ văn bản cho phép trước kia.

Người đứng đầu ngành giáo dục – đào tạo TP.HCM khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, thành phố đảm bảo đủ về đội ngũ nhân lực, chuyên gia, trí thức cao cấp để thực hiện quá trình biên soạn này.

Được biết, nội dung sách giáo khoa riêng sẽ có nhiều điểm mới phù hợp với đặc trưng văn hóa, lịch sử, địa lý và các vấn đề đặc thù của thành phố.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM, từ ý tưởng đến bộ sách giáo khoa riêng cho thành phố còn phải trải qua nhiều công đoạn.

Trước hết là phải có sự đồng ý phê duyệt của Bộ Giáo dục – Đào tạo chứ không phải muốn là làm ngay được.

“Đây chỉ là bước chuẩn bị nhằm hình thành tất cả các nội dung để sẵn sàng cho quá trình biên soạn sách. Tức là chúng tôi chuẩn bị mọi dữ liệu theo kiểu “có bột mới gột nên hồ”. Thế nhưng, chỉ khi chương trình phổ thông mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo được phê duyệt một cách chính thức thì mới có thể áp vào đó để vận dụng quá trình biên soạn sách này.”

Nghị quyết 88 của Quốc hội cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Đứng ở góc độ của người nghiên cứu giáo dục, ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED cho rằng, việc có nhiều bộ sách giáo khoa cho một chương trình đào tạo là chuyện hoàn toàn bình thường vì theo nguyên tắc, sách giáo khoa chỉ là sản phẩm để giáo viên và học sinh cùng tham khảo.

“Hầu như tại các tất cả các nền giáo dục phát triển trên thế giới người ta đều phát triển theo hướng một chuyên đề sẽ có nhiều sách giáo khoa. Sẽ có nhiều nhóm làm sách giáo khoa chứ không phải chỉ có một bộ sách giáo khoa duy nhất. Tất nhiên, các bộ sách giáo khoa đó có một điểm chung là đều dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau
Giáo viên mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau

VOV.VN - Một giáo viên ở Thái Nguyên bày tỏ sự mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau.

Giáo viên mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau

Giáo viên mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau

VOV.VN - Một giáo viên ở Thái Nguyên bày tỏ sự mệt mỏi vì trong lớp có 2 loại sách giáo khoa khác nhau.

Kéo dài thêm 2 năm biên soạn sách giáo khoa mới
Kéo dài thêm 2 năm biên soạn sách giáo khoa mới

VOV.VN -Quốc hội đã biểu quyết thông qua kéo dài thêm 2 năm biên soạn sách giáo khoa mới để đảm bảo chất lượng sách đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Kéo dài thêm 2 năm biên soạn sách giáo khoa mới

Kéo dài thêm 2 năm biên soạn sách giáo khoa mới

VOV.VN -Quốc hội đã biểu quyết thông qua kéo dài thêm 2 năm biên soạn sách giáo khoa mới để đảm bảo chất lượng sách đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đại biểu Quốc hội đề xuất đưa bình đẳng giới vào sách giáo khoa
Đại biểu Quốc hội đề xuất đưa bình đẳng giới vào sách giáo khoa

VOV.VN -Việc thông tin truyền thông về giới, bình đẳng giới cần được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường và sách giáo khoa phổ thông mới.

Đại biểu Quốc hội đề xuất đưa bình đẳng giới vào sách giáo khoa

Đại biểu Quốc hội đề xuất đưa bình đẳng giới vào sách giáo khoa

VOV.VN -Việc thông tin truyền thông về giới, bình đẳng giới cần được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường và sách giáo khoa phổ thông mới.

Học sinh được đổi sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục
Học sinh được đổi sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

VOV.VN -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ đổi bản sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục in 2017 cho những trường hợp học sinh đã mua bản sách in 2016...

Học sinh được đổi sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

Học sinh được đổi sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

VOV.VN -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ đổi bản sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục in 2017 cho những trường hợp học sinh đã mua bản sách in 2016...