“Đầu vào” sư phạm thấp, chất lượng giáo dục sẽ về đâu?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, việc thí sinh chỉ cần 3 điểm/môn là đỗ ngành sư phạm là điều không thể chấp nhận. Đây chính là thảm họa của ngành giáo dục.

Trái ngược với các ngành công an, quân đội, hay kinh tế... điểm chuẩn đầu vào cao ngất ngưởng thì các trường sư phạm, nơi đào tạo các thế hệ thầy cô tương lai lại có điểm chuẩn “chạm đáy”. Sự thật này khiến xã hội lo lắng, với đội ngũ giáo viên tương lai như vậy thì giáo dục sẽ về đâu?

“Chuột chạy… cùng sào mới vào sư phạm”

Nhiều năm trước đã có câu: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Sau một số năm ngành sư phạm có chính sách không phải đóng học phí thì kết quả khả quan hơn. Nhưng cùng với việc ra trường khó xin việc, thu nhập thấp nên những năm gần đây ngành “thầy, cô” khó lựa chọn được thí sinh giỏi.

Bên cạnh các trường top đầu, khối quân sự công an, ngành y đang hot hiện nay lấy điểm chuẩn cao kỷ lục thì một số trường ĐH có điểm chuẩn đầu vào quá thấp, đặc biệt là ngành sư phạm (SP). Thậm chí, có những em chỉ cần 3 điểm/môn đã trúng tuyển.

Giáo viên có giỏi thì chất lượng giáo dục mới đảm bảo (Ảnh: Trube)

Những nghịch lý này đã nảy sinh từ một vài năm nay. Năm ngoái, một thầy giáo ở TP HCM lo lắng: Có thể thống kê được cả chục trường SP hiện nay lấy điểm chuẩn chỉ 15. Sinh viên học SP Toán nhưng chưa chắc điểm thi Toán đạt ngưỡng 5 thì ra trường dạy thế nào? Cùng với chế độ đãi ngộ thấp nên đa phần học sinh có học lực giỏi hiếm người theo đuổi con đường sư phạm, nên nhân tài phục vụ cho giáo dục càng ít đi. Không thu hút được nhân tài, liệu chất lượng giáo dục có được nâng cao?

Về vấn đề này, TS. Vũ Thu Hương, Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Điểm cao nhất, ổn định nhất trong nhóm các trường SP vẫn là trường ĐH SP Hà Nội và TP HCM. Thực tế, nghề giáo hiện nay được coi là nghề nhiều áp lực. Áp lực đến từ các cấp phòng, sở, từ hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh và xã hội. Đặc biệt, nghề “gõ đầu trẻ” bây giờ ít được coi trọng như xưa. Bên cạnh những vấn đề trên, câu chuyện tiền lương nghề giáo thấp chiếm một phần nguyên nhân khiến điểm chuẩn thấp.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc thí sinh chỉ cần 3 điểm/môn là đỗ ngành sư phạm là điều không thể chấp nhận. Đây chính là thảm họa của ngành giáo dục. Bởi lẽ, giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của một quốc gia. Để đào tạo một giáo viên có năng lực và phẩm chất tốt thì chất lượng đầu vào phải tốt. Khi lấy điểm đầu vào quá thấp, chắc chắn sẽ không một cơ sở đào tạo nào có thể đào tạo được những giáo viên có chất lượng.

GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý, năm 2016, nước ta có hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là hệ lụy việc buông lỏng quản lý “đầu vào” nên mới có thực trạng nhiều trường ĐH tuyển sinh bằng mọi giá để có thể tồn tại. Nếu bây giờ các trường ĐH Sư phạm lấy điểm trúng tuyển thấp hơn điểm sàn thì chất lượng đào tạo giáo viên sẽ xuống dốc.

Không có thầy giỏi, chất lượng giáo dục về đâu?

Ở các nước Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc họ luôn xác định: Thành công trong chất lượng giáo dục phổ thông là do có đội ngũ giáo viên giỏi. Để có đội ngũ giỏi, họ luôn đề cao chất lượng đầu vào. Vì tầm quan trọng của chất lượng đầu vào, ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến luôn có những giải pháp để thu hút những thí sinh có điểm cực cao đầu quân vào các cơ sở đào tạo giáo viên.

Trước thực trạng điểm đầu vào ngành SP thấp, nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng chất lượng đội ngũ thầy cô tương lai, chất lượng giáo dục có bảo đảm? Nhìn một cách thẳng thắn, TS. Thu Hương cho rằng, điểm thấp của mùa tuyển sinh năm nay chưa thể đánh giá chất lượng thí sinh kém. Nếu điểm chuẩn thực sự tương xứng với trình độ thật của thí sinh thì không phải là vấn đề quá lớn. Khi người học có trách nhiệm và đam mê, việc học hành không bao giờ là muộn.

Điều lo ngại nhất là điểm chỉ là điểm ảo, trình độ thí sinh thấp hơn thế này rất nhiều. Khi đó, những giảng viên chẳng có cách nào để vực họ dạy kịp sau 4 năm học khi kiến thức và hiểu biết của họ quá kém. Có ý kiến cho rằng, khi giáo viên chúng ta còn thất nghiệp nhiều mà cứ đào tạo chất lượng thấp như vậy chỉ tạo thêm gánh nặng cho xã hội.

Thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cho biết: “Nếu chất lượng đầu vào thấp thì khó khăn cho các trường tuyển dụng sau này. Yêu cầu đổi mới giáo dục của các trường hiện nay là rất lớn nên cần có đội ngũ giáo viên giỏi mới đáp ứng được. Vì thế, thời gian tới để thu hút sinh viên giỏi vào ngành SP thì chúng ta cần khảo sát lại nhu cầu xã hội để đào tạo tương ứng, có chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc rất tốt...”

Là người công tác lâu năm trong lĩnh vực đào tạo thế hệ giáo viên tương lai, GS.TS Đinh Quang Báo đề xuất: Để nâng cao chất lượng giáo dục trong tương lai chúng ta phải có những giải pháp đột phá để thu hút thí sinh giỏi. Đầu tiên, chế độ đãi ngộ phải tốt để giáo viên sống thoải mái bằng lương. Hơn nữa, sinh viên trường SP ra trường phải đảm bảo cho các em có việc làm tốt. Trước mắt, phải khẩn trương thực hiện quy hoạch đào tạo và sử dụng giáo viên để việc đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Người thầy là gốc trong đổi mới giáo dục, có chương trình tốt, cơ sở vật chất tốt nhưng giáo viên không giỏi thì không đảm bảo được chất lượng giáo dục. Chính vì thế Nhà nước cần có cơ chế đầu tư tốt hơn với ngành sư phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm chuẩn trường Sư phạm quá thấp: Cần xem lại chế độ lương giáo viên
Điểm chuẩn trường Sư phạm quá thấp: Cần xem lại chế độ lương giáo viên

VOV.VN - GS Phạm Minh Hạc cho rằng, cần có chính sách việc làm và cơ cấu lại hệ thống trường sư phạm thì mới có đội ngũ giáo viên giỏi trong tương lai...

Điểm chuẩn trường Sư phạm quá thấp: Cần xem lại chế độ lương giáo viên

Điểm chuẩn trường Sư phạm quá thấp: Cần xem lại chế độ lương giáo viên

VOV.VN - GS Phạm Minh Hạc cho rằng, cần có chính sách việc làm và cơ cấu lại hệ thống trường sư phạm thì mới có đội ngũ giáo viên giỏi trong tương lai...

Thí sinh “ngán ngẩm” ngành sư phạm: Chấm dứt ở đâu cũng mở trường
Thí sinh “ngán ngẩm” ngành sư phạm: Chấm dứt ở đâu cũng mở trường

VOV.VN -Hầu hết các địa phương đều đua nhau mở các trường đào tạo sư phạm từ cao đẳng đến ĐH nhưng chưa quan tâm tới năng khiếu, nghiệp vụ sư phạm.

Thí sinh “ngán ngẩm” ngành sư phạm: Chấm dứt ở đâu cũng mở trường

Thí sinh “ngán ngẩm” ngành sư phạm: Chấm dứt ở đâu cũng mở trường

VOV.VN -Hầu hết các địa phương đều đua nhau mở các trường đào tạo sư phạm từ cao đẳng đến ĐH nhưng chưa quan tâm tới năng khiếu, nghiệp vụ sư phạm.

Ngành sư phạm cần học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội
Ngành sư phạm cần học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành Sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội.

Ngành sư phạm cần học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội

Ngành sư phạm cần học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành Sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội.

Các đại học cần định hướng phát triển theo cung - cầu thị trường
Các đại học cần định hướng phát triển theo cung - cầu thị trường

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các trường đại học phải nhìn vào cung - cầu của thị trường để định hướng phát triển.

Các đại học cần định hướng phát triển theo cung - cầu thị trường

Các đại học cần định hướng phát triển theo cung - cầu thị trường

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các trường đại học phải nhìn vào cung - cầu của thị trường để định hướng phát triển.

"Sinh viên Sư phạm giỏi sẽ có việc làm như trường quân đội, công an"
"Sinh viên Sư phạm giỏi sẽ có việc làm như trường quân đội, công an"

VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, sinh viên Sư phạm thực sự giỏi khi ra trường có thể sẽ được sắp xếp việc làm như sinh viên các trường quân đội, công an.

"Sinh viên Sư phạm giỏi sẽ có việc làm như trường quân đội, công an"

"Sinh viên Sư phạm giỏi sẽ có việc làm như trường quân đội, công an"

VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, sinh viên Sư phạm thực sự giỏi khi ra trường có thể sẽ được sắp xếp việc làm như sinh viên các trường quân đội, công an.

Điểm chuẩn vào Sư phạm thấp: Các trường đang tuyển sinh bằng mọi giá?
Điểm chuẩn vào Sư phạm thấp: Các trường đang tuyển sinh bằng mọi giá?

VOV.VN -Các trường ĐH Sư phạm không nên đánh đổi chất lượng với số lượng, không tuyển người có năng lực học tập quá yếu vào trường để sau này đi dạy học.

Điểm chuẩn vào Sư phạm thấp: Các trường đang tuyển sinh bằng mọi giá?

Điểm chuẩn vào Sư phạm thấp: Các trường đang tuyển sinh bằng mọi giá?

VOV.VN -Các trường ĐH Sư phạm không nên đánh đổi chất lượng với số lượng, không tuyển người có năng lực học tập quá yếu vào trường để sau này đi dạy học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm

VOV.VN -Trước điểm chuẩn vào trường sư phạm thấp, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ quyết quy hoạch lại các trường sư phạm...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm

VOV.VN -Trước điểm chuẩn vào trường sư phạm thấp, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ quyết quy hoạch lại các trường sư phạm...