60% doanh nghiệp tự nguyện “đút lót” để giảm phiền hà?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp phải tự nguyện chấp nhận chi phí "bôi trơn" để giảm phiền hà, duy trì quan hệ và né tránh nghĩa vụ...

Chia sẻ tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017 được tổ chức ngày 22/6, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, có đến 60% doanh nghiệp tự nguyện "đút lót" để giảm phiền hà.

Chi phí không chính thức vẫn bám riết doanh nghiệp (Ảnh minh họa: Đầu tư chứng khoán)

Gồng mình gánh chi phí "bôi trơn"

"50-60% doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức vì cho rằng để giảm phiền hà, duy trì quan hệ, né tránh nghĩa vụ. Việc chi trả phần nào xuất phát từ chính doanh nghiệp, không hẳn chi trả để theo yêu cầu và sách nhiễu của thanh tra, kiểm tra", ông Tuấn nói.

Theo Trưởng Ban pháp chế của VCCI, chi phí không chính thức doanh nghiệp không chỉ là nạn nhân còn là tác nhân, coi đây như lợi thế cạnh tranh của mình, thể hiện môi trường kinh doanh không minh bạch.

Chi phí không chính thức đang đè nặng lên doanh nghiệp
Ông Tuấn cũng cho hay, doanh nghiệp lớn thường phải tiếp đón nhiều đoàn thanh kiểm tra, dường như doanh nghiệp lớn thuộc nhiều cấp quản lý hơn. Ngoài việc chi trả như doanh nghiệp nhỏ doanh nghiệp lớn còn chi trả trong xin cấp phép, duy trì quan hệ ở cấp cao hơn.

Thừa nhận thực tế này, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá, ngoài chi phí chính thức như phí logistic, hạ tầng, tuân thủ pháp lý, ngăn ngừa khủng hoảng rủi ro,..., các doanh nghiệp Việt còn đang phải trả chi phí không chính thức.

Gỡ rào cản cho doanh nghiệp tư nhân

Băn khoăn về những rào cản đổi với doanh nghiệp tư nhân, ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, quy mô vốn hạn chế là một trong các trở ngại lớn khiến các doanh nghiệp tư nhân không tận dụng được hiệu quả kinh tế.

Việc không năng lực tài chính khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc đầu tư vào máy móc công nghệ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, ông Hùng nhận định.

Thủ tục thuế, đất đai, xây dựng, bảo hiểm xã hội... đang gây phiền hà lớn nhất cho doanh nghiệp, theo khảo sát của VCCI

Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp cho hay, khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP, trong khi đó khu vực nhà nước chiếm 28,69%. Đây cũng là khu việc chiếm lượng vốn đầu tư xã hội lớn nhất với 39% và 11,9% việc làm.

Năm 2016, ông Hùng cho biết có hơn 110.000 doanh nghiệp thành lập, tăng 16% so với năm 2015, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. Trong 5 tháng đầu năm 2017 có thêm 50.534 doanh nghiệp, với gần 1,2 triệu tỷ đồng bổ sung vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, quy mô của doanh nghiệp tư nhân vẫn nhỏ và không có sự cải thiện qua nhiều năm. Theo quy mô lao động, có tới 97,7% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Ông Hùng cho rằng, gánh nặng lớn đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân hiện nay là phí chính thức. Chi phí logistic, tiền lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch, tuân thủ thủ tục... của Việt Nam cao hàng đầu so với các nước trong khu vực.

Theo Báo cáo khảo sát của Jetro năm 2016, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8-12%, đem lại lợi ích cho người lao động, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động lại chỉ đạt 4-5%; mức đóng bảo hiểm 22% lương tháng là cao, so với Malaysia chỉ là 13%, Philippines là 10% .

Chi phí vận chuyển 1 container từ cảng Hải Phòng - Hà Nội gấp 3 lần so với chi phí từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chi phí ‘bôi trơn’ tiếp tục tăng, doanh nghiệp Việt ngại lớn
Chi phí ‘bôi trơn’ tiếp tục tăng, doanh nghiệp Việt ngại lớn

VOV.VN -Chỉ số PCI 2015 cho thấy, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng và nhiều rào cản khiến doanh nghiệp “ngại lớn”.

Chi phí ‘bôi trơn’ tiếp tục tăng, doanh nghiệp Việt ngại lớn

Chi phí ‘bôi trơn’ tiếp tục tăng, doanh nghiệp Việt ngại lớn

VOV.VN -Chỉ số PCI 2015 cho thấy, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng và nhiều rào cản khiến doanh nghiệp “ngại lớn”.

Loại bỏ chi phí “bôi trơn“ bằng cách nào?
Loại bỏ chi phí “bôi trơn“ bằng cách nào?

VOV.VN - Chủ tịch TP HCM yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành phải công khai, trực tiếp tiếp xúc, hỗ trợ doanh nghiệp tránh chi phí không chính thức.

Loại bỏ chi phí “bôi trơn“ bằng cách nào?

Loại bỏ chi phí “bôi trơn“ bằng cách nào?

VOV.VN - Chủ tịch TP HCM yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành phải công khai, trực tiếp tiếp xúc, hỗ trợ doanh nghiệp tránh chi phí không chính thức.

Chi phí “bôi trơn” của doanh nghiệp khoáng sản luôn ở mức cao
Chi phí “bôi trơn” của doanh nghiệp khoáng sản luôn ở mức cao

VOV.VN - Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp khoáng sản luôn cao hơn từ 2% trở lên so với các doanh nghiệp khác.

Chi phí “bôi trơn” của doanh nghiệp khoáng sản luôn ở mức cao

Chi phí “bôi trơn” của doanh nghiệp khoáng sản luôn ở mức cao

VOV.VN - Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp khoáng sản luôn cao hơn từ 2% trở lên so với các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp vẫn phải “đi đêm”, “bôi trơn” để được việc
Doanh nghiệp vẫn phải “đi đêm”, “bôi trơn” để được việc

VOV.VN - Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Văn Thân, nhiều doanh nghiệp muốn được việc nhanh chóng thì phải "đi đêm", "bôi trơn"...

Doanh nghiệp vẫn phải “đi đêm”, “bôi trơn” để được việc

Doanh nghiệp vẫn phải “đi đêm”, “bôi trơn” để được việc

VOV.VN - Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Văn Thân, nhiều doanh nghiệp muốn được việc nhanh chóng thì phải "đi đêm", "bôi trơn"...

Phí ‘bôi trơn” của doanh nghiệp không giảm, thậm chí xu hướng tăng?
Phí ‘bôi trơn” của doanh nghiệp không giảm, thậm chí xu hướng tăng?

VOV.VN - Chi phí không chính thức của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí xu hướng tiêu cực hơn so với giai đoạn 2008-2013.

Phí ‘bôi trơn” của doanh nghiệp không giảm, thậm chí xu hướng tăng?

Phí ‘bôi trơn” của doanh nghiệp không giảm, thậm chí xu hướng tăng?

VOV.VN - Chi phí không chính thức của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí xu hướng tiêu cực hơn so với giai đoạn 2008-2013.