Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất đóng cửa các doanh nghiệp xả thải ô nhiễm

VOV.VN - Nguồn nước ở khu vực này chuyển màu đỏ và có mùi hôi thối là do tảo độc phát triển mạnh vào mùa nắng

Sau nhiều ngày kêu cứu của người dân, phóng viên VOV trở lại khu vực đầm chứa trước cống số 6 thuộc thôn Cát Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành thấy hiện tượng chuyển màu đỏ và bốc mùi hôi thối vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. 

Cống số 6.

Qua tìm hiểu, nguyên nhân nguồn nước ở khu vực này chuyển màu đỏ và có mùi hôi thối là do tảo độc phát triển mạnh vào mùa nắng. Đây là hiện tượng đã xuất hiện từ nhiều năm trước vào thời điểm nắng gắt. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay, nước trong đầm không chỉ đổi màu, mà còn xuất hiện váng trắng nổi lên dày đặc, khiến cho người dân càng thêm lo lắng.

Bà Nguyên Thị Mót, thôn Cát Hải, xã Tân Hải huyện Tân Thành nói: “Sáng tới tối thúi hoài luôn, không có hết mà không có chịu nổi. Nó xả ra nước màu đỏ vậy, thối bốc mùi tối ngủ cũng không được nữa. Chính quyền địa phương làm sao đừng để có nguồn nước này ô nhiễm bệnh lắm”.

Chị Phạm Thùy Dung sống trong môi trường ô nhiễm nên rất bức xúc: “Tôi biết 13 ngày trở lại đây là nước màu tím mà nó thúi không thể tưởng tượng. Từ 5 giờ sáng tôi dậy nấu cơm là nó thúi ghê lắm, gió đưa mùi vào nữa làm dân chịu không có nổi, ở nhà, ai cũng bị viêm mũi, bức xúc lắm?”.

Nước tại cống số 6 chuyển màu đỏ.

Hiện tượng nước trong đầm đổi màu và bốc mùi hôi đã được người dân phản ánh lên chính quyền địa phương và ngành chức năng, nhưng đến nay nguyên nhân của sự việc chưa được lý giải rõ ràng, việc xử lý ô nhiễm càng chưa thấy gì.

Được biết, trước đây, sau khi các nhà máy chế biến thủy sản xả thải ra khu vực cổng số 6 xã Tân Hải, huyện Tân Thành đã làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu và xã Tân Hải, huyện Tân Thành. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạm thời đóng cửa các nhà máy xả thải không đúng quy định. Khi hoạt động lại, các cơ sở trên cũng đã cam kết thực hiện kiểm soát nguồn thải và đảm bảo chỉ sản xuất 10% công suất so với trước.

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Dũng, Phụ trách Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, nguyên nhân xảy ra tình trạng nước chuyển màu đỏ và có mùi hôi thối là do nguồn thải từ các cơ sở chế biến hải sản lâu ngày được tích tụ dưới lớp bùn.

Nước đỏ cả đầm.

Theo ông Dũng, trên tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, trước mắt, Sở TN-MT sẽ phối hợp với Viện Môi trường tiến hành kiểm soát, quản lý nguồn thải của các doanh nghiệp ra đầm chứa trước cổng số 6, đồng thời tiến hành hút lượng bùn ở đây ra khỏi khu vực trên. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp chế biến hải sản không sản xuất mặt hàng Surimi xuất khẩu, bởi sản xuất mặt hàng này sẽ thải ra môi trường nguồn nước thải vô cùng lớn, nếu xử lý không hiệu quả sẽ tiếp tục xảy ra hiện tượng nước chuyển màu như hiện nay.

Ông Dũng nói: “Giải pháp tiếp theo là sau khi hút lượng bùn tích tụ dưới đáy hồ rồi dùng chế phẩm sinh học Biomix II để trung hòa, lắng đọng các chất thải có trong nguồn nước của đầm và xây dựng quy trình điều tiết nguồn nước trong hồ”.

Trước đó, sau khi xảy ra nước chuyển màu đỏ và có mùi hôi thối tại cổng số 6, vào ngày 29/3, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khẩn trương xem xét đóng cửa hoạt động đối với các doanh nghiệp chế biến hải sản có nước thải xả ra hồ chứa này. Đồng thời, kiểm tra doanh nghiệp nào đã xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ  xử lý theo quy định của pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khu xử lý chất thải gây ô nhiễm, người dân khốn khổ
Khu xử lý chất thải gây ô nhiễm, người dân khốn khổ

VOV.VN - Những ngày qua nhiều hộ dân ở thôn Nam Phước liên tục chặn xe chở rác vì khu xử lý chất thải rắn Lộc Thủy gây ô nhiễm.

Khu xử lý chất thải gây ô nhiễm, người dân khốn khổ

Khu xử lý chất thải gây ô nhiễm, người dân khốn khổ

VOV.VN - Những ngày qua nhiều hộ dân ở thôn Nam Phước liên tục chặn xe chở rác vì khu xử lý chất thải rắn Lộc Thủy gây ô nhiễm.

Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?
Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?

VOV.VN - Những ngày qua, tình trạng cá lồng bè vẫn tiếp tục chết ở xã Long Sơn – thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?

Cá chết ở Bà Rịa – Vũng Tàu: Có phải do ô nhiễm môi trường?

VOV.VN - Những ngày qua, tình trạng cá lồng bè vẫn tiếp tục chết ở xã Long Sơn – thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Vụ cá chết ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Người dân không chấp nhận mức hỗ trợ
Vụ cá chết ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Người dân không chấp nhận mức hỗ trợ

VOV.VN - Các hộ dân vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu các doanh nghiệp phải bồi thường 76% thiệt hại, nên buổi thương lượng không thành.

Vụ cá chết ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Người dân không chấp nhận mức hỗ trợ

Vụ cá chết ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Người dân không chấp nhận mức hỗ trợ

VOV.VN - Các hộ dân vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu các doanh nghiệp phải bồi thường 76% thiệt hại, nên buổi thương lượng không thành.

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép
Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

VOV.VN - Nước thải xả ra môi trường của nhà máy đường Khánh Hòa bị ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép, đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt.

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

VOV.VN - Nước thải xả ra môi trường của nhà máy đường Khánh Hòa bị ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép, đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt.