Khai mạc Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn-Bắc Giang tại Hà Nội

VOV.VN - Dự kiến, khoảng 100 tấn vải thiều Bắc Giang sẽ được tiêu thụ trong "Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội".

Sáng 16/6, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai mạc “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội” với sự tham dự của đại diện các siêu thị và hàng chục doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội. Dự kiến, khoảng 100 tấn vải thiều Bắc Giang sẽ được tiêu thụ trong tuần lễ này.

"Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang tại Hà Nội" diễn ra từ hôm nay đến hết ngày 23/6. Trong tuần lễ này, dự kiến mỗi ngày sẽ có khoảng 15 tấn vải thiều, chủ yếu được trồng theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được tiêu thụ.

Tại siêu thị BigC Thăng Long, vải thiều loại 1 có giá 68.000đ/kg, vải loại 2 là 54.000đ/kg.
Hiện vải thiều giống U Hồng bán tại vườn ở Bắc Giang có giá từ 38.000-45.000 đồng/kg. Tại hệ thống siêu thị BigC Hà Nội, vải thiều Lục Ngạn loại 1 đang được bán với giá 68.000 đồng/kg, vải loại 2 có giá 54.000 đồng/kg. 

Bắc Giang là vùng trồng vải thiều lớn nhất cả nước, với 30.000 ha. Năm nay, sản lượng vải thiều của tỉnh đạt khoảng 100.000 tấn, giảm 40.000 tấn so với năm ngoái.

Sau tuần lễ vải thiều tại Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tại Bằng Tường, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhằm quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải thiều của địa phương.

Đại diện các doanh nghiệp ký cam kết tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn.
Để có đầu ra ổn định cho quả vải thiều, UBND tỉnh Bắc Giang đang tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản và các nước châu Âu.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: "Chúng tôi đang đẩy mạnh đưa vải thiều vào các siêu thị, trung tâm lớn, để thực hiện các khâu bán lẻ hiện đại. Với thị trường xuất khẩu và thị trường truyền thống như hiện nay, chúng tôi xác định 50% sản lượng vải thiều của Việt Nam sẽ đến với thị trường quốc tế và 50% sẽ ở lại thị trường nội địa"./.

Mất mùa, giá vải thiều cao kỷ lục

Vải thiều Lục Ngạn đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay do bị mất mùa và nhu cầu xuất khẩu đi thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc tăng cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vải thiều được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi
Vải thiều được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi

VOV.VN -  Mặc dù sản lượng có giảm hơn năm trước nhưng việc tiêu thụ vải thiều năm nay được xem là không gay gắt khi thị trường ngày càng mở rộng.

Vải thiều được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi

Vải thiều được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi

VOV.VN -  Mặc dù sản lượng có giảm hơn năm trước nhưng việc tiêu thụ vải thiều năm nay được xem là không gay gắt khi thị trường ngày càng mở rộng.

Kinh ngạc 12 quả vải thiều Việt Nam giá 430.000 đồng
Kinh ngạc 12 quả vải thiều Việt Nam giá 430.000 đồng

Tại siêu thị của Nhật Bản đang bày bán 12 quả vải thiều của Việt Nam với giá 1.980 Yên Nhật, tương đương hơn 400.000 đồng.

Kinh ngạc 12 quả vải thiều Việt Nam giá 430.000 đồng

Kinh ngạc 12 quả vải thiều Việt Nam giá 430.000 đồng

Tại siêu thị của Nhật Bản đang bày bán 12 quả vải thiều của Việt Nam với giá 1.980 Yên Nhật, tương đương hơn 400.000 đồng.

Mất mùa, giá vải thiều cao kỷ lục
Mất mùa, giá vải thiều cao kỷ lục

Vải thiều Lục Ngạn đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay do bị mất mùa và nhu cầu xuất khẩu đi thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc tăng cao.

Mất mùa, giá vải thiều cao kỷ lục

Mất mùa, giá vải thiều cao kỷ lục

Vải thiều Lục Ngạn đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay do bị mất mùa và nhu cầu xuất khẩu đi thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc tăng cao.

Quả vải thiều vẫn thiếu liên kết để có thị trường ổn định
Quả vải thiều vẫn thiếu liên kết để có thị trường ổn định

VOV.VN - Khi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân không chặt chẽ, việc tiêu thụ vải thiều khó ổn định sẽ khiến cả hai bên đều chịu thiệt thòi.

Quả vải thiều vẫn thiếu liên kết để có thị trường ổn định

Quả vải thiều vẫn thiếu liên kết để có thị trường ổn định

VOV.VN - Khi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân không chặt chẽ, việc tiêu thụ vải thiều khó ổn định sẽ khiến cả hai bên đều chịu thiệt thòi.