Ga tàu điện - Biểu tượng văn hóa của xứ Phù Tang

VOV.VN - Ga không đơn giản là nơi xuất phát và điểm đến. Đó còn là nơi bắt đầu của tình yêu, hẹn hò và đoàn tụ. Ga chứng kiến cả niềm vui và nước mắt.

Đối với người dân Nhật Bản-quốc gia có hệ thống ga tàu điện hiện đại và dày đặc, Ga đã trở thành người bạn đồng hành suốt cuộc đời, đôi mắt chứng kiến cả sự đau thương mất mát, đôi tai ghi lại âm thanh của tiếng bước chân trẻ thơ đến trường, tiếng bắt tay của đồng nghiệp chúc mừng thành công, và trái tim ôm ấp một ai đó lang thang trong lúc cô đơn, lạnh lẽo.

Ga Tokyo.

Nhiều Ga nhất thế giới và bận rộn

Với hơn 100 triệu dân, chủ yếu dùng phương tiện giao thông công cộng, tàu điện là phương tiện chủ yếu và được người dân Nhật Bản rất yêu thích. Theo thống kê mới nhất năm 2017, hiện tại trên toàn Nhật Bản có khoảng 10.495 ga tàu điện. Trong 47 tỉnh, thành phố, phủ của Nhật Bản, thủ đô Tokyo là nơi có nhiều ga nhất với 935 ga nối liền các tuyến đi các khu vực lân cận và tuyến tàu cao tốc (shinkansen) đi dọc từ Bắc tới Nam. Tiếp tới là khu vực phía Bắc Hokkaido với 554 ga, tỉnh Chiba tiếp giáp với Tokyo với 395 ga. Tỉnh có ít ga nhất là tỉnh Tokushima, phía Nam Nhật Bản, nhưng cũng có con số không hề khiêm tốn 90 ga.

Không chỉ có nhiều ga nhất, Tokyo còn có những ga lớn nhất, với mật độ người dày đặc nhất Nhật Bản. Ga Shinjuku với khoảng 3,6 triệu khách đi lại/ngày, ga Tokyo có nhiều chuyến Shinkansen xuất phát nhất Nhật Bản với thời gian 4-10 phút/chuyến, ga Kanagawa với kiến trúc hiện đại như sân bay, để lại ấn tượng ngay lần đầu cho cả người dân Nhật Bản, đặc biệt là khách nước ngoài.

Nhà ga Shinagawa ở thủ đô Tokyo được mệnh danh là nhà ga bận rộn nhất Nhật Bản, thậm chí trên toàn thế giới. Ở đây lúc nào cũng có một dòng thác người hai chiều đi và đến. Mỗi phút được tính bằng nghìn người qua lại. Nơi đây sẽ trở thành nhà ga terminal cho tuyến đường sắt cao tốc đệm từ trường trong tương lai.

Sự bận rộn của một hệ thống ga dày đặc như Nhật Bản, ga không chỉ dừng lại ở số học, mà ga đã như hơi thở của mỗi người dân, nhịp sống của một xã hội văn minh bậc nhất thế giới. Ga là một dòng đời không bao giờ bị cắt nhịp.

Độc đáo…

Với 145 tuổi đời, đường sắt Nhật Bản ôm trong lòng nó không biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của Nhật Bản (đường sắt đầu tiên được xây dựng nối ga Shimbashi của Tokyo với ga Yokohama của Yokohama-nay là ga Sakuragichō-vào năm 1872). Và ga điểm dừng vĩnh cửu của một tình yêu đối với đường sắt nối dài.

Một trong những nhà ga cổ nhất Nhật Bản, ga Tokyo là trạm dừng lớn cho tàu cao tốc Shinkansen sau đó tỏa ra khắp các địa phương. Ga Tokyo được khánh thành vào năm 1914, nhưng bị phá hủy vào năm 1923 bởi trận động đất khu vực Kanto. Tiếp sau đó bị mất mái vòm trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trong quá trình xây dựng ga Tokyo, có những câu chuyện tưởng như truyền thuyết khiến ga trở nên huyền bí.

Ông Kawada Makoto, người phụ trách Quan hệ công chúng của Công ty đường sắt Đông Nhật Bản, đã kể rằng: “Với mái nhà, những người xây dựng gần 100 năm trước đã sử dụng ngói đá tự nhiên từ Ogatsu ở Ishinomaki, thuộc tỉnh Miyagi. Chúng tôi cũng mua đá từ nơi này và dự kiến chuyển bằng tàu thủy về, nhưng đã xảy ra trận động đất ở phía Đông Nhật Bản. Đá bị cuốn sạch trong trận sóng thần. Dù vậy, bằng phép lạ nào đó, 15.000 viên ngói đá sau đó được tìm thấy bị chôn vùi trong bùn.”

Năm 2012, cả hệ thống đường ray và khu dịch vụ được xây dựng lại với một khách sạn ngay cửa Tây tuyến Marunouchi với kiến trúc vô cùng độc đáo, phỏng theo kiến trúc châu Âu, nhưng tinh thần của Nhật Bản. Phía ngoài nhà ga được ốp gạch đỏ tuyệt đẹp. Đã từng có đề xuất xây một tòa nhà cao ốc tại ga Tokyo, song với yêu cầu của người dân, Ga được giữ lại và trở thành một biểu tượng, nơi tham quan hấp dẫn của Tokyo. Hơn thế nữa, mỗi ngày, hàng triệu người người qua lại nơi đây là hàng triệu câu chuyện đẹp về Ga được kể.

Nói đến sự độc đáo, không thể không nhắc tới Ga Kyoto. Ga đường sắt đầu tiên ở Kyoto được hình thành vào năm 1877. Và ga Kyoto được hoàn thành vào năm 1997. Do được xây trong thời kỳ sau này, ga Kyoto có cấu trúc hiện đại, kiểu dáng bứt phá với phần cao nhất lên đến 60m, khác với cấu trúc mặt phẳng thông thường.

Cùng với ga Kyoto, ga Arashiyama Randen ở Kyoto với kiến trúc đặc trưng là những "cây trúc ánh sáng" tựa như rừng trúc đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Kyoto. 

Ga Arashiyama Randen.

Ga Arashiyama Randen được khánh thành vào năm 1910. Ga đã được cải tạo vào năm 2013 với kiến trúc lấy cảm hứng từ rừng tre nổi tiếng trong khu vực và thương hiệu vải Kimono độc đáo của Kyoto. Theo đó, sân ga được xây dựng trông như một rừng Kimono với bộ sưu tập 600 trụ cột hình trụ tuyệt đẹp được phủ bằng hoa văn vải Kyoto Yuzen được sử dụng làm Kimono. Đi bộ qua rừng Kimono chiếu sáng này vào ban đêm, bạn cảm thấy như lạc vào một vùng đất ma thuật, quay cuồng điên đảo nhưng ngỡ ngàng trước sự rực rỡ, quyến rũ của màu sắc. Hơn thế nữa, với mô hình cây tre được gắn vào trong nhà ga, bạn sẽ có cảm giác thật sự ấm áp gần gũi với thiên nhiên.

Từ ga Kyoto, chuyển shinkansen chỉ khoảng hơn hai tiếng, bạn sẽ đến với ga Kanazawa của tỉnh Ishikawa. Ga Kanazawa có kiến trúc bằng gỗ, có thể coi là ga hiện đại độc đáo nhất của Nhật Bản. Với cổng Tsuzumi và Motenashi Dome ở phía sau- ga Kanazawa được tạp chí du lịch của Mỹ Travellandleisure bình chọn là ga có kiến trúc đẹp nhất trong top 14 ga trên thế giới. Vì lý do này Motenashi Dome được xây dựng theo hình dáng của một chiếc ô. Người Nhật thường nói rằng chiếc ô Motenashi là biểu tượng mến khách cho người dân nơi đây.

…và đầy lòng yêu thương

Câu chuyện thứ nhất   

9h15 phút sáng ngày thứ hai, tại ga tàu cao tốc Saitama-Shi JR Minami Urawa, khi từ sân ga Keihin-Tohoku bước lên tàu, một người phụ nữ đã bị trượt xuống và mắc kẹt phần thân mình ở khoảng trống giữa toa tàu cao tốc và sân ga. Không do dự, ngay lập tức, khoảng 40 hành khách, xuống từ chính toa tàu có người phụ nữ bị kẹt hoặc đang đứng đợi tại sân ga, đã cùng phối hợp với nhân viên nhà ga hè nhau ủn toa tàu sang một bên để cứu sống người phụ nữ.

Câu chuyện thứ hai

Đã nhiều năm nay, chỉ có một hành khách duy nhất đợi tàu ở nhà gà Kami-Shirataki thuộc hòn đảo cực bắc của Hokkaido, Nhật Bản.

Hành khách là một nữ sinh trung học. Chuyến tàu này chỉ dừng 2 lần mỗi ngày – một lần đón cô bé đi học, và một lần đưa cô bé về nhà.

Tháng 4/2016, nhà ga này đóng cửa bởi cô bé đã đỗ Đại học.

Câu chuyện thứ 3

Hachiko là chú chó giống Akita, sinh năm 1923 tại một trang trại gần thành phố Odate, quận Akita. Chú được Giáo sư Hidesaburo Ueno mang về nuôi tại ngôi nhà cách ga Shibuya, Tokyo không xa. Hachiko rất trung thành với người chủ hiền lành tốt bụng bởi Giáo sư luôn giành cho chú một tình cảm yêu thương đặc biệt.

Mỗi buổi sáng khi Giáo sư đi làm, Hachiko lại tiễn ông đến ga Shibuya, chờ ông mua vé rồi đi khuất trong ga mới thôi. Chú thường ngồi ở một bục nhỏ trước cửa ga để chờ Giáo sư đi làm về mỗi buổi chiều muộn.

Hachiko ngày ngày đón chủ trong suốt 1 năm trời. Một ngày tháng 5/1925, Giáo sư Ueno không bao giờ trở về nữa bởi một cơn xuất huyết não đột ngột và qua đời. Hachiko ngày ngày vẫn đến ga chờ đợi ông trong suốt 9 năm, 9 tháng và 15 ngày sau đó. Hachiko “qua đời” ngày 8/3/1935.

Để tưởng nhớ Hachiko, người dân Nhật Bản đã đúc tượng Hachiko và đặt ngay tại nơi Hachiko vẫn hàng ngày đợi chủ của mình.

Lời kết

Sau sân ga ấy, có những con người đợi mong con tàu để nối thực tại với tương lai. Những con tàu sẽ không bỏ rơi bất kỳ một đứa trẻ nào dù sân ga đó xa xôi và heo hút, dù sân ga đó chỉ có một người trên một toa tàu rộng hàng trăm người. Chỉ có sân ga mới đủ kiên nhẫn đợi tàu.

Sân ga ấy không chỉ có người qua lại, có cả những con vật đáng kính. Một tình yêu thủy chung được ghi tạc ngay trên sân ga giữa một con người và một chú chó. Sân ga là nơi chứng kiến tận cùng của cung bậc tình yêu.

Nơi sân ga có bao nhiêu người qua lại, cũng là nơi có nhiều tình cảm nhất, yêu thương nhất. Nhưng chiếc bánh xe tàu vô tri, đôi lúc làm tổn thương người, nhưng những cánh tay người cũng hóa bánh xe đồng cảm.

Những thanh sắt làm đường ray, những miếng bê tông làm nên sân ga. Tàu không thể là biểu tượng, sân ga cũng không làm nên biểu tượng. Mỗi chúng ta hóa sân ga, con tàu trở nên thân thiết và yêu thương. Tình yêu của sân ga, con tàu, tình yêu của mỗi hành khách đợi tàu trên sân ga hóa biểu tượng. Đó là biểu tượng văn hóa phương đông, biểu tượng văn hóa Nhật Bản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thảm họa động đất, sóng thần: Nhật Bản ngày ấy, bây giờ
Thảm họa động đất, sóng thần: Nhật Bản ngày ấy, bây giờ

(VOV) - Những bức hình chụp thời điểm mới xảy ra thiên tai và hiện tại cho thấy cả những đổi thay lẫn công việc còn dang dở.

Thảm họa động đất, sóng thần: Nhật Bản ngày ấy, bây giờ

Thảm họa động đất, sóng thần: Nhật Bản ngày ấy, bây giờ

(VOV) - Những bức hình chụp thời điểm mới xảy ra thiên tai và hiện tại cho thấy cả những đổi thay lẫn công việc còn dang dở.

Ảnh: “Đột nhập” hệ thống tàu điện ngầm của Triều Tiên bí ẩn
Ảnh: “Đột nhập” hệ thống tàu điện ngầm của Triều Tiên bí ẩn

VOV.VN - Ngoài công nghệ tên lửa, Triều Tiên còn sở hữu (từ rất sớm) nhiều cao ốc cùng hệ thống tàu điện ngầm nằm sâu dưới lòng đất.

Ảnh: “Đột nhập” hệ thống tàu điện ngầm của Triều Tiên bí ẩn

Ảnh: “Đột nhập” hệ thống tàu điện ngầm của Triều Tiên bí ẩn

VOV.VN - Ngoài công nghệ tên lửa, Triều Tiên còn sở hữu (từ rất sớm) nhiều cao ốc cùng hệ thống tàu điện ngầm nằm sâu dưới lòng đất.

Bi kịch phải làm việc quá nhiều đến chết ở thanh niên Nhật Bản
Bi kịch phải làm việc quá nhiều đến chết ở thanh niên Nhật Bản

VOV.VN - Nhiều công ty Nhật chăm chăm bắt nhân viên làm thêm giờ để có thêm lợi nhuận. Lao động trẻ đối mặt nguy cơ chết sớm do sức ép phải làm việc chăm chỉ.

Bi kịch phải làm việc quá nhiều đến chết ở thanh niên Nhật Bản

Bi kịch phải làm việc quá nhiều đến chết ở thanh niên Nhật Bản

VOV.VN - Nhiều công ty Nhật chăm chăm bắt nhân viên làm thêm giờ để có thêm lợi nhuận. Lao động trẻ đối mặt nguy cơ chết sớm do sức ép phải làm việc chăm chỉ.

Ảnh: Đòn hạt nhân thứ 2 của Mỹ khiến Đế chế Nhật Bản khuỵu ngã
Ảnh: Đòn hạt nhân thứ 2 của Mỹ khiến Đế chế Nhật Bản khuỵu ngã

VOV.VN - Sau đòn choáng váng thứ nhất ở Hiroshima, chỉ vài ngày sau, Nhật Bản lãnh thêm vụ nổ bom hạt nhân thứ 2, ở Nagasaki. Nhật sau đó chấp nhận đầu hàng.

Ảnh: Đòn hạt nhân thứ 2 của Mỹ khiến Đế chế Nhật Bản khuỵu ngã

Ảnh: Đòn hạt nhân thứ 2 của Mỹ khiến Đế chế Nhật Bản khuỵu ngã

VOV.VN - Sau đòn choáng váng thứ nhất ở Hiroshima, chỉ vài ngày sau, Nhật Bản lãnh thêm vụ nổ bom hạt nhân thứ 2, ở Nagasaki. Nhật sau đó chấp nhận đầu hàng.

Những điều tàu điện Nhật Bản khiến người Châu Âu phải ngỡ ngàng
Những điều tàu điện Nhật Bản khiến người Châu Âu phải ngỡ ngàng

VOV.VN - Nhật Bản là nước có tỷ lệ người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện cao nhất thế giới.

Những điều tàu điện Nhật Bản khiến người Châu Âu phải ngỡ ngàng

Những điều tàu điện Nhật Bản khiến người Châu Âu phải ngỡ ngàng

VOV.VN - Nhật Bản là nước có tỷ lệ người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện cao nhất thế giới.