Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

VOV.VN - Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vừa được Quốc hội khoá XIV tiếp tục tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Họ và tên: Đặng Thị Ngọc Thịnh

Ngày sinh: 25/12/1959

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Quê quán: Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam

Trình độ học vấn: Trên ĐH

Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ xây dựng Đảng, Cử nhân khoa học Sử, Cử nhân Luật

Ngày vào đảng: 19/11/1979

Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII 

Đại biểu Quốc hội khoá: XI, XIII, XIV

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Trong quá trình tham gia cách mạng và công tác tại địa phương, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh từng trải qua các chức vụ: Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (Quận 1, TPHCM); Viện trưởng Viện KSND Quận 1 (TPHCM), Phó Chủ tịch UBND Quận 1; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHCM; Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHCM. Sau đó, bà được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số và Trẻ em tại Hà Nội.

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006-2010), bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được bầu làm ủy viên dự khuyết BCH Trung ương khóa X. 

Từ tháng 10/2007, bà giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Đến tháng 5/2009, theo quyết định điều động luân chuyển cán bộ của Bộ Chính trị, bà về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, phụ trách công tác cơ sở Đảng.

Tháng 10/2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015), bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa IX.

Tháng 3/2015, theo Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2016-2020), bà được bầu vào BCH Trung ương khóa XII.

Tháng 4/2016, tại kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIII, bà được bầu làm Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016.

Ngày 27/7/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, bà tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước
Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước

VOV.VN - Ông Trần Đại Quang đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước

Ông Trần Đại Quang tái đắc cử chức vụ Chủ tịch nước

VOV.VN - Ông Trần Đại Quang đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Tóm tắt Tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Tóm tắt Tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

VOV.VN - Ngày 26/7, Quốc hội khoá XIV bầu ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Tóm tắt Tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Tóm tắt Tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

VOV.VN - Ngày 26/7, Quốc hội khoá XIV bầu ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Thủ tướng dẫn lời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi trong phát biểu nhậm chức
Thủ tướng dẫn lời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi trong phát biểu nhậm chức

VOV.VN - Chiều nay (26/7), ngay sau khi được Quốc hội bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.

Thủ tướng dẫn lời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi trong phát biểu nhậm chức

Thủ tướng dẫn lời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi trong phát biểu nhậm chức

VOV.VN - Chiều nay (26/7), ngay sau khi được Quốc hội bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.

Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021
Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021

VOV.VN - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ mới vẫn giữ nguyên 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ như nhiệm kỳ 2011-2016.

Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021

Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021

VOV.VN - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ mới vẫn giữ nguyên 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ như nhiệm kỳ 2011-2016.