NSƯT Ngọc Phan - Cây đại thụ của dân ca và chèo qua đời

VOV.VN - Nhạc sĩ, NSƯT Ngọc Phan, vừa đột ngột qua đời chiều 22/5 (tức ngày 27/4 năm Đinh Dậu) hưởng thọ 79 tuổi.

Thông tin từ soạn giả Mai Văn Lạng, Trưởng phòng Dân ca Đài TNVN cho hay: Nhạc sĩ, NSƯT đã đột ngột qua đời vào chiều 22/5, hưởng thọ 79 tuổi.

Tên khai sinh của NSƯT Ngọc Phan là Nguyễn Ngọc Phan. Ông sinh ngày 10/1/1938, nguyên quán Kiến An, Hải Phòng.

Năm 1956, ông trúng tuyển vào khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 1959, ông ra trường và được ba đơn vị tuyển về, đó là Tổng cục Chính trị, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đoàn Ca múa Trung ương, cuối cùng ông đã quyết định làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông gắn bó với Đài TNVN cho đến khi nghỉ hưu năm 1991. Ông là phó chủ nhiệm Câu lạc bộ đàn và hát dân ca Đài TNVN 20 năm qua.

NSƯT Ngọc Phan.

Không chỉ học Sáo trúc, từ những năm 1960, Ngọc Phan còn nghiên cứu tìm hiểu các loại sáo của đồng bào các dân tộc ít người, đó cũng là nguồn chất liệu quý giá cho những sáng tác của ông sau này. Bên cạnh đó, ông đã có công mở rộng âm vực cho cây Sáo trúc, đó là thêm 5 âm cao và một âm trầm. Ông cũng là một trong những người hoàn thiện cây Sáo Trúc sáu lỗ thành mười lỗ, là cây sáo được dùng chính hiện nay trong việc diễn tấu bài bản cổ và các tác phẩm mới sáng tác cho Sáo Trúc.

Bên cạnh công việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, góp mặt trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật trong nước và quốc tế, Ngọc Phan còn được mời giảng dạy, đào tạo môn Sáo trúc cho các cơ sở âm nhạc chuyên nghiệp hay các đoàn nghệ thuật, trung tâm âm nhạc...

"Gửi đảo xa" (Dân ca Quan họ)
Lời: Soạn giả, NSƯT Ngọc Phan 

Dưới sự chỉ bảo tận tâm của ông, nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành và đã trở thành những nghệ sĩ tên tuổi trong làng nghệ thuật Việt Nam như: NSƯT Tiến Vượng (giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), NSƯT Đinh Linh (Đoàn Ca múa Bông Sen - TP. Hồ Chí Minh), Vũ Thanh Hương (giảng viên Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội)...

Bằng những kinh nghiệm biểu diễn Sáo trúc lâu năm, cộng với niềm đam mê sáng tác, NSƯT Ngọc Phan đã say sưa sáng tác và cho ra đời những tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc biểu diễn được giới chuyên môn cũng như công chúng đánh giá cao. Phải kể đến các tác phẩm như: "Nhớ về Nam" (sáng tác chung với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương), "Ngày hội non sông" (sáng tác chung với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương), "Mùa xuân biên phòng", "Tiếng sáo bản Mèo"...

Cả cuộc đời gắn bó với cây sáo cũng như làn sóng phát thanh. Ông là một trong những nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT ngay từ đợt đầu tiên, năm 1984. Ông còn được Huy chương Vì sự nghiệp phát thanh, nhiều Huy chương Vàng, Bạc cho biểu diễn Sáo Trúc tại các kì Hội diễn Nghệ thuật trong nước và quốc tế./.

Tiếng sáo Ngọc Phan

VOV.VN -Trong số 10 nghệ sĩ của ngành phát thanh và truyền hình được Nhà nước công nhận đợt đầu tiên có nghệ sĩ ưu tú Ngọc Phan.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tin đồn và tiếng sáo
Tin đồn và tiếng sáo

Đội tuyên truyền văn hóa của Tỉnh đội vỏn vẹn chỉ có sáu người, hai nam bốn nữ, vừa đủ một mâm. Một đàn gió, một đàn ghi ta, một sáo trúc.

Tin đồn và tiếng sáo

Tin đồn và tiếng sáo

Đội tuyên truyền văn hóa của Tỉnh đội vỏn vẹn chỉ có sáu người, hai nam bốn nữ, vừa đủ một mâm. Một đàn gió, một đàn ghi ta, một sáo trúc.

Tiếng sáo Ngọc Phan
Tiếng sáo Ngọc Phan

VOV.VN -Trong số 10 nghệ sĩ của ngành phát thanh và truyền hình được Nhà nước công nhận đợt đầu tiên có nghệ sĩ ưu tú Ngọc Phan.

Tiếng sáo Ngọc Phan

Tiếng sáo Ngọc Phan

VOV.VN -Trong số 10 nghệ sĩ của ngành phát thanh và truyền hình được Nhà nước công nhận đợt đầu tiên có nghệ sĩ ưu tú Ngọc Phan.