Quốc hội có thể làm việc đến tối để tranh luận tới cùng?

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, các phiên thảo luận tại hội trường nên kéo dài đến khi hết ý kiến chứ không nghỉ khi hết giờ.

Cho ý kiến vào Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 6/10, có ý kiến đặt vấn đề Quốc hội phát triển theo hướng thực sự là Quốc hội tranh luận thì cần nghiên cứu hình thức hoạt động phù hợp, chẳng hạn trong kỳ họp sẽ phát phiếu cho các ĐBQH xem họ cần, muốn tranh luận vấn đề gì. Cùng với đó là nghiên cứu kéo dài thời gian thảo luận.

Thảo luận hết ý kiến mới thôi

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, tại các kỳ trước, ĐBQH phải nhanh tay bấm nút đăng ký thì may ra mới được phát biểu, có những đại biểu đăng ký vài lần không được phát biểu vì không đến lượt. Vì thế lần này nên thay đổi, cho thảo luận đến khi hết ý kiến, tối thì cho ĐBQH nghỉ ăn tối rồi thảo luận tiếp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

“Quốc hội tranh luận mà đến phát biểu cũng khó khăn thế là lỗi của chúng ta. Tôi đề nghị có bao nhiêu ý kiến ĐBQH đăng ký phát biểu thì cho phát biểu hết mới thôi nhưng không để lấn sang ngày hôm sau, tức là các phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội có thể kéo dài đến 21-22h. Hiện Quốc hội nhiều nước cũng đã làm điều này” – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề xuất.

Về ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc kéo dài thời gian thảo luận trong ngày tại hội trường Quốc hội như vậy thì cần xin ý kiến của các ĐBQH.

“Đúng là Quốc hội các nước họ họp nhiều khi 8-9 giờ tối vẫn sáng đèn thảo luận nhưng đặc thù của họ khác, ở họ trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội, ai phát biểu cứ phát biểu còn người nào không muốn nghe thì có thể đi ra ngoài, làm việc khác. Tuy nhiên ở Quốc hội nước ta, các kỳ họp, các phiên thảo luận ở hội trường đều đòi hỏi ĐBQH phải có mặt đầy đủ ở hội trường đảm bảo sự nghiêm túc. Vì thế nếu thảo luận quá giờ, đến đêm thì chắc chắn cũng có rất nhiều ĐBQH bức xúc” – Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng phiên thảo luận nên tuân thủ đúng thời gian, nếu muốn kéo dài thì kéo dài hẳn thêm 1,2 ngày chứ nếu thảo luận đến hết thì không biết bao giờ hết được, trong khi đó, ĐBQH có rất nhiều tài liệu cần nghiên cứu.

“Hết giờ rồi mà bảo ĐBQH phát biểu, rồi lại có đại biểu đăng ký thêm nữa thì khó lắm. Ý kiến bằng văn bản của các đại biểu được gửi lại cũng có giá trị như phát biểu ở hội trường nên không lo vấn đề đại biểu mất quyền lợi khi không được phát biểu” – ông Tỵ nêu quan điểm

Cử tri đặc biệt quan tâm phiên thảo luận

Vẫn liên quan đến thời gian làm việc tại nghị trường, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nói: “ Quốc hội chúng ta làm việc từ 8h đến 11h30, chiều từ 2h-5h, giải lao mỗi buổi 15-20 phút, như thế còn chưa được 6 tiếng rưỡi/ngày. Vì thế tôi đề nghị phải làm đủ 8 tiếng theo quy định của Bộ luật Lao động”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Đại biểu phải dành thời gian nghiên cứu tài liệu 

Trước ý kiến này trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định lại rằng, phải tính cả thời gian nghiên cứu tài liệu, vì thông thường không ngày nào ĐB được ngủ trước 12h đêm vì 8h tối tài liệu vẫn còn gửi đến nhà nên phải dành thời gian nghiên cứu, và đó cũng là thời gian làm việc nên phải có cái nhìn công bằng.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng cử tri rất quan tâm đến các phiên thảo luận, vì đây chính là “linh hồn” của Quốc hội, nên các đại biểu Quốc hội đều rất muốn thể hiện trước cử tri ở những phiên làm việc này.

Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị cố gắng tối đa tạo điều kiện cho đại biểu được phát biểu, cố gắng ai đăng ký thảo luận, chất vấn đều cho nói hết, nếu cần có thể bớt thời gian thảo luận tổ đi vì thường dùng không hết thời gian.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận cơ bản đồng tình với báo cáo Tổng thư ký Quốc hội đã trình bày, tuy nhiên, không đồng ý tăng thêm thời gian chất vấn từ 2,5 ngày lên 3 ngày và không tăng thời gian làm việc vào ngày thứ 7./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nợ để đạt nông thôn mới không có nghĩa làm thất thoát hay ăn của dân”
“Nợ để đạt nông thôn mới không có nghĩa làm thất thoát hay ăn của dân”

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban QP-AN Võ Trọng Việt nêu quan điểm khi thảo luận về vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

“Nợ để đạt nông thôn mới không có nghĩa làm thất thoát hay ăn của dân”

“Nợ để đạt nông thôn mới không có nghĩa làm thất thoát hay ăn của dân”

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban QP-AN Võ Trọng Việt nêu quan điểm khi thảo luận về vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

Chỉ nên sửa 141 điều có sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015
Chỉ nên sửa 141 điều có sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015

VOV.VN - UBTVQH tán thành quan điểm chỉ sửa đổi 141 điều có sai sót về nội dung, kỹ thuật mà không mở rộng sửa đổi điều khác trong Bộ luật Hình sự 2015.

Chỉ nên sửa 141 điều có sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015

Chỉ nên sửa 141 điều có sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015

VOV.VN - UBTVQH tán thành quan điểm chỉ sửa đổi 141 điều có sai sót về nội dung, kỹ thuật mà không mở rộng sửa đổi điều khác trong Bộ luật Hình sự 2015.

Tình trạng công dân khiếu kiện quá khích, bức xúc gia tăng
Tình trạng công dân khiếu kiện quá khích, bức xúc gia tăng

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, tình trạng công dân khiếu kiện có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

Tình trạng công dân khiếu kiện quá khích, bức xúc gia tăng

Tình trạng công dân khiếu kiện quá khích, bức xúc gia tăng

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, tình trạng công dân khiếu kiện có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

Còn hiện tượng “né” kiến nghị của cử tri cần giải quyết
Còn hiện tượng “né” kiến nghị của cử tri cần giải quyết

VOV.VN - Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, còn hiện tượng né tránh những kiến nghị của cử tri cần phải tiếp thu để xử lý, giải quyết...

Còn hiện tượng “né” kiến nghị của cử tri cần giải quyết

Còn hiện tượng “né” kiến nghị của cử tri cần giải quyết

VOV.VN - Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, còn hiện tượng né tránh những kiến nghị của cử tri cần phải tiếp thu để xử lý, giải quyết...

"Đại biểu Quốc hội trẻ cần luyện cách đặt câu hỏi chất vấn"
"Đại biểu Quốc hội trẻ cần luyện cách đặt câu hỏi chất vấn"

VOV.VN - Phó Chủ tịch Hạ viện Anh Eleanor Laing cho rằng sẽ thuận lợi và tốt hơn nếu ĐBQH trẻ được chỉ cho cách đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả.

"Đại biểu Quốc hội trẻ cần luyện cách đặt câu hỏi chất vấn"

"Đại biểu Quốc hội trẻ cần luyện cách đặt câu hỏi chất vấn"

VOV.VN - Phó Chủ tịch Hạ viện Anh Eleanor Laing cho rằng sẽ thuận lợi và tốt hơn nếu ĐBQH trẻ được chỉ cho cách đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả.