Những hành động khiến chuyện tình cảm rơi vào ngõ cụt?

VOV.VN - Những dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy họ là một người thích kiểm soát nửa kia một cách quá mức, dễ khiến mối quan hệ đi vào ngõ cụt.

Luôn đổ lỗi: Họ có một "khả năng" tuyệt vời là luôn khiến người khác có lỗi.  Vậy nên, khi thấy nửa kia của bạn thích kiểm soát, hãy bình tĩnh và nói với họ rằng cả 2 đều là người lớn và đủ khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tự nhận mình là nạn nhân: Giống như một cách khiến người khác thương hại, họ dùng cách này để tránh trách nhiệm hoặc để nhận được sự ưu tiên nào đó.
Hay kích động: Khi tranh cãi, nếu họ yếu lý họ có thể sử dụng sự kích động của bản thân để chứng minh điều họ cho là đúng, giống như cách con mèo xù lông để phòng vệ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy bình tĩnh, không khiêu khích và nên đưa câu chuyện trở về chủ đề chính. Còn nếu họ tiếp tục quá kích động, hãy dừng cuộc trò chuyện một cách khéo léo nhất.
Luôn bắt người khác đưa ra quyết định nhanh chóng: Những người thích này thường có thói quen đẩy người khác vào tình huống phải đưa ra quyết định ngay lập tức hoặc nhanh chóng. Điều này để chứng minh việc họ quan trọng hơn và ít ai có thể vượt qua họ. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cho rằng không nên đưa ra quyết định quá nhanh mà thay vào đó là thời gian để suy nghĩ. Nếu người kia quá thúc giục, bạn hãy kéo dài thời gian bằng cách bạn hãy nói về vấn đề ấy.
Không quan tâm người khác:Việc không quan tâm đến cảm xúc của người khác khiến hai bên không thực sự hiểu nhau. Đối với những người này, khi bạn muốn chia sẻ cảm xúc, câu chuyện của mình, họ thường tránh cuộc trò chuyện và giả vờ mình đang bận và thường xuyên xoay quanh vấn đề của bản thân họ.
Em sẽ không sống nổi nếu thiếu anh: Hành động lôi kéo này chính là gây cảm giác sợ hãi và tội lỗi, áp đặt trách nhiệm về cuộc sống và sức khoẻ của mình đối với bạn. Khi gặp tình huống này, hãy nhớ rằng đó chỉ là cách để họ lôi kéo, ép buộc bạn cũng như nhắc nhở rằng bạn sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ hành động nào mà họ gây ra.
Bạn đã không nói/làm điều gì đó: Đây chính là hành động làm sai lệch những điều trong quá khứ gây ra sự nhầm lẫn cho bạn. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn hãy dựa vào bộ nhớ của mình cũng như nhấn mạnh những điều mình nói trong quá khứ là sự thật.
Khó giải quyết những vấn đề chung: Họ là những người không muốn bàn về những vấn đề chung giữa 2 người khiến cuộc tranh luận, mâu thuẫn càng diễn ra lâu hơn. Để giải quyết tình trạng này, hãy tập trung vào chủ đề đang nói cũng như lý d bắt đầu trò chuyện.
Phóng đại nhiều điều: Họ thường phóng đại, nói quá những điều về bản thân khiến người khác tin rằng học thật giỏi. Vậy nên, bạn hãy quyết định những vấn đề dựa trên thực tế chứ đừng dựa vào những lời sáo rỗng.
Giả vờ không hiểu rõ vấn đề: Họ khiến người khác nghĩ rằng bản thân không hiểu rõ chuyện nên không có lỗi, trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, khi gặp tình huống này, hãy đặt những câu hỏi tương tự để hướng đến vấn đề.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu hiệu bạn nên sống độc thân ngay từ bây giờ
Dấu hiệu bạn nên sống độc thân ngay từ bây giờ

VOV.VN -Bạn vừa trải qua cuộc chia tay, bạn đang ghen tuông, bạn bị ám ảnh bởi bạn đang một mình thì tốt hơn là bạn nên sống độc thân ngay từ bây giờ.

Dấu hiệu bạn nên sống độc thân ngay từ bây giờ

Dấu hiệu bạn nên sống độc thân ngay từ bây giờ

VOV.VN -Bạn vừa trải qua cuộc chia tay, bạn đang ghen tuông, bạn bị ám ảnh bởi bạn đang một mình thì tốt hơn là bạn nên sống độc thân ngay từ bây giờ.

Nỗi đau câm lặng của người phụ nữ không có tử cung
Nỗi đau câm lặng của người phụ nữ không có tử cung

VOV.VN - Tôi phát hiện ra mình không phải là người phụ nữ thực sự như bao người khác, tôi ngại kết bạn vì sợ một ngày nào đó bí mật của mình sẽ bị phát hiện. 

Nỗi đau câm lặng của người phụ nữ không có tử cung

Nỗi đau câm lặng của người phụ nữ không có tử cung

VOV.VN - Tôi phát hiện ra mình không phải là người phụ nữ thực sự như bao người khác, tôi ngại kết bạn vì sợ một ngày nào đó bí mật của mình sẽ bị phát hiện.