Bà San Suu Kyi “vùng vẫy” trong khó khăn

VOV.VN- Một năm sau khi đại diện của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tuyên thệ nhậm chức tại Myanmar, mọi sự vẫn ngổn ngang ở quốc gia Đông Nam Á này.

Ngày 30/3/2016, đại diện của đảng NLD, ông Htin Kyaw, tổng thống dân cử đầu tiên của Myanmar sau hơn 50 năm, tuyên thệ nhậm chức với rất nhiều kỳ vọng. Đất nước Myanmar do đảng NLD của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi sẽ có nhiệm vụ dẫn dắt đất nước trong quá trình chuyển đổi. Nhưng những khó khăn với Myanmar còn lớn hơn dự liệu của đảng cầm quyền.

Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi đang phải đau đầu với bài toán đoàn kết đất nước và phát triển kinh tế.

Được trông đợi nhiều nhất vào thời điểm đó là bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch NLD, người cùng giữ chức vụ  Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Giáo dục, Năng lượng và Điện năng và chức Chánh Văn phòng Tổng thống trong chính quyền mới.

“Khát vọng thay đổi của người Myanmar là rất, rất cao, dù những nhà quan sát đều hiểu rất nhiều trở ngại mà NLD phải đối mặt”. Derek Mitchell, cựu đại sứ Mỹ tại Myanmar nhận xét về tiến bộ trong một năm qua. “Nhưng phải nói rằng, sau một năm đầu tiên, mọi người bắt đầu đặt câu hỏi về những gì mà đảng NLD, và nhà lãnh đạo đảng này Aung San Suu Kyi đã làm được trong năm đầu tiên cầm quyền".

Vùng vẫy giữa những rào cản

Rõ ràng, nhiệm vụ của bà Suu Kyi là quá khó với cả những nhà chính trị tài giỏi nhất. Bản Hiến pháp do chính quyền quân sự xây dựng năm 2008, có nhiệm vụ ngăn cản bà trở thành Tổng thống. Một điều khoản loại bỏ những người có vợ chồng con cái mang quốc tịch nước ngoài đã tước đi rất nhiều lợi thế của bà.

Trong khi đó, quyền lực chính trị của quân đội vẫn còn đó. Một phần tư số ghế trong Quốc hội thuộc về giới binh sĩ, Hiến pháp cũng yêu cầu phải có hơn 75% số phiếu ủng hộ tại Quốc hội để có thể thay đổi văn bản này. Điều này cho phép các tướng lĩnh quyền phủ quyết bất cứ nỗ lực sửa đổi nào.

Hiến pháp hiện tại cũng đặt ba bộ quan trọng là Nội vụ, Bảo vệ biên giới và Quốc phòng dưới quyền lãnh đạo của tư lệnh tối cao. Bộ Nội vụ còn kiểm soát tất cả các cấp hành chính, làm giảm khả năng thực thi chính sách của đảng cầm quyền. 

Những bước tiến cải cách đã trở nên loạn nhịp không chỉ bởi bà San Suu Kyi, biểu tượng cho nền dân chủ mới hình thành, bị cả một hệ thống cản trở. Mọi sự không được như mong muốn còn bởi đội ngũ điều hành của bà đã không chuẩn bị đủ để giải quyết những thách thức hiện tại.

“Chúng tôi mong muốn đất nước Myanmar cải cách thành công” Mark Cutts, Trưởng văn phòng Điều phối hoạt động nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Myanmar nói với TIME. “Người ta đã quá lạc quan về quá trình mở cửa của đất nước này. Dân chủ hóa, hiện đại hóa và cải cách chính trị lẫn kinh tế. Mọi người đều có xu hướng đánh giá thấp những thách thức”.

Myanmar vẫn đang là một trong những nước nghèo nhất châu Á sau nửa thế kỷ cầm quyền của quân đội. Khu vực biên giới là chiến trường của một trong những cuộc nội chiến dài và phức tạp. Quân chính phủ và hơn 20 nhóm vũ trang vẫn đang đấu súng. Rất nhiều trong số đó đại diện cho các nhóm thiểu số đang tranh đua giành quyền tự trị.

Tại bờ biển phía Tây, những người theo Phật giáo chiếm đa số gây bạo loạn đẫm máu với nhóm thiểu số Rohingya theo Hồi giáo.

Cuộc khủng hoảng với người Hồi giáo Rohingya là vấn đề lớn với Myanmar lúc này.

Tình trạng phân chia về tôn giáo tại bang Rakhine, giáp biên giới với Bangladesh được so sánh với chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi. Chiến dịch quân sự thời gian qua tại Rakhine lại chỉ gây ra những cáo buộc rằng quân đội đã cố tình gây ra hành động tàn ác với 1,1 triệu người Hồi giáo Rohingya.

Nhiệm vụ cải cách nặng nề

Về dài hạn, chính phủ dân sự mới ở Myanmar sẽ phải xây dựng lại thể chế vốn đã trở nên lạc hậu.

Y tế, giáo dục, hệ thống tài chính và tư pháp là những lĩnh vực then chốt cần cải cách, còn dịch vụ công bị coi là thiếu kinh nghiệm điều hành và nhân sự trầm trọng.

Kinh tế Myanmar gần như ở cuối bảng xếp hạng châu Á với tiến bộ chậm chạp. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nản lòng. Mặc dù Mỹ đã dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Myanmar sau cuộc gặp giữa bà Suu Kyi với cựu Tổng thống Barack Obama, kinh doanh vẫn là việc cần thận trọng tại đây. Chính quyền mới do đảng NLD lãnh đạo đang chật vật với dự thảo chính sách kinh tế để thúc đẩy các lĩnh vực quan trọng nhất như nông nghiệp, nơi nuôi sống 70% dân số.

Sean Turnell, phó giáo sư ngành Kinh tế Đại học Macquarie tại Sydney và là cố vấn cho bà Suu Kyi, bảo vệ cho những tiến bộ của chính phủ mới ở Myanmar. Turnell cho rằng các nhà kinh tế đã quá kỳ vọng về quá trình cải cách. Bây giớ mới là lúc bắt đầu nhiệm vụ khó khăn khi kêu gọi nguồn đầu tư có trách nhiệm.

“Rất nhiều (nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài-ND) đã tới đây ngay từ đầu. Nhưng nếu bạn không có một cái nhìn tổng thể, bạn sẽ dễ thấy đấy là một thương vụ dễ dàng. Đó đều là những lĩnh vực khai thác: than, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Giờ mới là lúc bàn đến những vấn đề khó hơn: Làm thế nào để thu hút đầu tư trong lĩnh vực chế tạo, chuỗi cung ứng ở nông thôn, bán lẻ, du lịch. Những cái này khó hơn nhiều”, Sean Turnell nói.

Nguyên nhân khách quan cũng được chỉ ra. Sự phục hồi chậm chạp của kinh tế thế giới và ảnh hưởng từ các trận lụt làm kinh tế Myanmar mất đà tăng trưởng. Theo Todayonline, Ngân hàng Thế giới đã giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay của Myanmar 1,5 điểm, xuống còn 6.9 %.

Nhưng dù muốn làm gì đề phát triển kinh tế, trước tiên vẫn phải có hòa bình.

Nỗi lo chia rẽ

Xung đột giữa các nhóm thiểu số đã kéo dài nửa thế kỷ qua tại các vùng biên của Myanmar. Điều thúc đẩy họ đòi quyền độc lập về chính trị là các nguồn tài nguyên giàu có và những mảnh đất có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Quân đội Myanmar bị đổ lỗi vì đối xử thiếu công bằng với 135 nhóm sắc tộc khác nhau khiến tâm lý oán hận gia tăng nhằm vào người Bamar chiếm đa số.

Bà Suu Kyi từng hứa sẽ hàn gắn vết thương này. “Để có được hòa bình giữa các nhóm sắc tộc, mọi người phải cùng phải hành động để thấu hiểu và tôn trọng nhau", bà phát biểu như vậy trong chuyến đi thăm một trại tị nạn ở bang Kachin, cực bắc Myanmar. “Điều quan trọng không phải là coi những người khác như kẻ thù chỉ vì họ không chia sẻ quan điểm với mình”.

Vấn đề là các nhóm vũ trang thiểu số lại không coi bà là một nhà môi giới hòa bình chân thành. Dau Mu Kaung, Tư lệnh Lữ đoàn số Năm của Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), có liên hệ với NLD bày tỏ bi quan trước viễn cảnh chấm dứt xung đột.

Trả lời TIME từ một địa điểm bí mật tại thị trấn miền bắc Shan của bang Kutkai, Dau Mu Kaung khẳng định ông không tin vào Tatmadaw, tên gọi địa phương của Quân đội Myanmar. Và vì thế, nhóm vũ trang này sẽ không giải giáp chừng nào chưa được công nhận là bang tự trị. 

Sự yên lặng khó hiểu

Kể từ khi bắt tay vào điều hành đất nước, bà Suu Kyi luôn khiến công chúng nghĩ rằng sắp có một quyết định lớn được đưa ra.

Đó là cách bà tránh hiện diện trước truyền thông. Bà mới chỉ có hai cuộc trả lời phỏng vấn, nhưng đều là trước báo chí nước ngoài, và một cuộc họp báo. Thoạt đầu, nhiều người tưởng bà đang ấp ủ cách thức để sửa đổi bản Hiến pháp do quân đội soạn thảo.

Nhưng tới giờ, vẫn chưa có bất cứ tiến triển nào. Bất chấp tuyên bố rằng “Hiến pháp mới sẽ là văn bản khai sinh ra một nền dân chủ đích thực”, nhiều người vẫn đang cho rằng bà đã không sử dụng toàn bộ quyền lực trong tay để tạo ra thay đổi lớn hơn và áp đặt ảnh hưởng lên xã hội.

“Aung San Suu Kyi và NLD lên cầm quyền với sự ủng hộ của cả đất nước và thế giới”, Mitchell, cựu đại sứ Mỹ tại Myanmar nói “Thiện ý luôn đồng hành cùng chính phủ mới. Nhưng điều đó cũng bao hàm cả sự trông đợi về một sự đột phá so với quá khứ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Myanmar
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Myanmar

VOV.VN - Hôm qua (7/10), Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt duy trì gần 2 thập kỷ qua nhằm vào Myanmar.

Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Myanmar

Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Myanmar

VOV.VN - Hôm qua (7/10), Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt duy trì gần 2 thập kỷ qua nhằm vào Myanmar.

Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?
Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?

VOV.VN - Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Myanmar kéo dài gần 20 năm qua và được coi là trở ngại cuối cùng để hai nước bình thường hóa quan hệ.

Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?

Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?

VOV.VN - Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Myanmar kéo dài gần 20 năm qua và được coi là trở ngại cuối cùng để hai nước bình thường hóa quan hệ.

Các Ngoại trưởng ASEAN họp hẹp về tình hình bang Rakhine, Myanmar
Các Ngoại trưởng ASEAN họp hẹp về tình hình bang Rakhine, Myanmar

VOV.VN - Hội nghị do Myanmar tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Lào, nước Chủ tịch ASEAN.

Các Ngoại trưởng ASEAN họp hẹp về tình hình bang Rakhine, Myanmar

Các Ngoại trưởng ASEAN họp hẹp về tình hình bang Rakhine, Myanmar

VOV.VN - Hội nghị do Myanmar tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Lào, nước Chủ tịch ASEAN.

Myanmar ấn định thời gian tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung
Myanmar ấn định thời gian tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung

VOV.VN - Cuộc bầu cử bổ sung này được tổ chức nhằm “lấp đầy” 18 ghế còn trống trong Quốc hội Myanmar.

Myanmar ấn định thời gian tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung

Myanmar ấn định thời gian tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung

VOV.VN - Cuộc bầu cử bổ sung này được tổ chức nhằm “lấp đầy” 18 ghế còn trống trong Quốc hội Myanmar.

Myanmar lần đầu tiên tổ chức đối thoại chính trị quốc gia
Myanmar lần đầu tiên tổ chức đối thoại chính trị quốc gia

VOV.VN - Đối thoại chính trị cấp quốc gia tại Myanmar sẽ bắt đầu ở một số khu vực và các bang vào giữa tháng 11 tới.

Myanmar lần đầu tiên tổ chức đối thoại chính trị quốc gia

Myanmar lần đầu tiên tổ chức đối thoại chính trị quốc gia

VOV.VN - Đối thoại chính trị cấp quốc gia tại Myanmar sẽ bắt đầu ở một số khu vực và các bang vào giữa tháng 11 tới.