Giải quyết tình trạng thừa thầy, thiếu thợ ở Quảng Nam

VOV.VN - Đây là chủ trương đúng nhằm hướng nghiệp cho học sinh, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề.
 

Năm học 2017- 2018 là năm thứ 2 tỉnh Quảng Nam thực hiện chủ trương phân luồng đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở; phấn đấu đến năm 2020 có 20% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được học nghề. Đây là chủ trương đúng nhằm hướng nghiệp cho học sinh, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề như hiện nay. Tuy nhiên, quá trình triển khai đang gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những địa phương thiếu cơ sở đào tạo nghề.

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Quảng Nam.

Đây là năm thứ 2 tỉnh Quảng Nam thực hiện chủ trương phân luồng đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng với các huyện miền núi thì là năm đầu tiên. Năm học trước, tỉnh này mới áp dụng tại các huyện đồng bằng, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập là 95% trong tổng số học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, 5% còn lại chuyển sang học nghề hoặc học tại hệ thống các trường tư thục, Trung tâm giáo dục thường xuyên. Năm học này, tỉnh Quảng Nam hạ tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập xuống còn 90%, 10% còn lại (tức là gần 1.300 em) chuyển sang học nghề. Ở các địa phương miền núi, những nơi không có trường dạy nghề và hệ thống các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên thì việc tìm hướng đi cho 10% số học sinh không được vào học tại các trường công lập rất khó khăn.

Ông Phạm Phú Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện miền núi Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, trong số 33 học sinh thuộc diện đi học nghề hiện chỉ có 1 vài em đã liên lạc được với các cơ sở đào tạo nghề để nộp hồ sơ nhập học: “Hiện nay trên địa bàn huyện Nông Sơn chỉ có duy nhất 1 trường Trung học phổ thông đóng tại địa bàn xã Quế Trung. Số 10% còn lại đó, nếu các em có nhu cầu thì có thể về các trung tâm ngoài địa bàn huyện. Các em này đang trong độ tuổi 15 khi đi xa gia đình, vấn đề kinh tế cũng là điều khó khăn. Huyện cũng đang trăn trở về vấn đề này”.

Trước đó, lãnh đạo một số địa phương cũng cảnh báo về việc giải quyết đầu ra đối với 10% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không được vào các trường công lập vì hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề, hệ thống trường tư thục của tỉnh chỉ tập trung ở khu vực đồng bằng. Nếu đẩy mạnh phân luồng để có ít nhất 20% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề thì lực lượng giáo viên dôi dư ở trường công lập sẽ đi đâu, trong khi các  cơ sở dạy nghề thì vừa thiếu cơ sở vật chất vừa thiếu giáo viên. 

Trong khi đó, lãnh đạo ngành giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Nam khẳng định, việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề theo lộ trình đến năm 2020, đảm bảo 20% học sinh đi học nghề là có căn cứ. Trung ương quy định về phân luồng học sinh trung học cơ sở là 70% học trung học phổ thông, 30% vừa học chữ vừa học nghề. Thực tế hiện nay, không phải học sinh nào cũng học giỏi nên khi tuyển sinh vào lớp 10 tỷ lệ cao sẽ khiến nhiều em bị “đuối”, phải bỏ học, trong khi tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề khá phổ biến.

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết: “Năm nay lấy 90% tổng số học sinh tốt nghiệp để được học lớp 10, sang năm sẽ là 85%, sang năm nữa là 85. Nghĩa là sẽ tiếp tục, tức từng bước có lộ trình đàng hoàng. Hiện nay, số 10%, tức khoảng gần 1.300 học sinh này, ngay từ ban đầu, năm học vừa rồi, Sở và Phòng Giáo dục đã có những thông tin định hướng cho học sinh lớp 9”.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng khẳng định, nếu chủ trương phân luồng giáo dục được thực hiện tốt thì trong tương lai không xa, tỉnh Quảng Nam sẽ có hàng chục ngàn lao động có tay nghề, không nhất thiết phải vào đại học bằng mọi giá để ra trường thất nghiệp.

Ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, nhiều khu công nghiệp thiếu lao động có tay nghề; hướng các em vào học nghề cũng góp phần giải quyết tình trạng thừa thầy - thiếu thợ như hiện nay: “Tình trạng thầy - thợ đang có vấn đề cho nên việc phân luồng là cần thiết. Qua đó, sàng lọc những em có điều kiện học tốt thì tiếp tục tạo điều kiện cho các em học tập nâng cao, còn những em mà học tập không tốt, kết quả không cao thì các em sớm tìm công việc làm. Để làm được việc đó cũng phải tính đến công việc đào tạo, dạy nghề. Đây là công việc vừa ở góc độ nhà nước và cũng là trách nhiệm của các gia đình phụ huynh học sinh và bản thân các em”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo dục dạy nghề nên để Bộ nào quản lý?
Giáo dục dạy nghề nên để Bộ nào quản lý?

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đề nghị chuyển giáo dục dạy nghề và các trường dạy nghề về Bộ này quản lý.

Giáo dục dạy nghề nên để Bộ nào quản lý?

Giáo dục dạy nghề nên để Bộ nào quản lý?

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đề nghị chuyển giáo dục dạy nghề và các trường dạy nghề về Bộ này quản lý.

Giáo dục dạy nghề: Ai quản lý cho hiệu quả?
Giáo dục dạy nghề: Ai quản lý cho hiệu quả?

VOV.VN - Việc quản lý bậc trung cấp và cao đẳng nghề giao cho cơ quan nào quản lý thì giáo dục dạy nghề phải điều tiết được thị trường lao động.

Giáo dục dạy nghề: Ai quản lý cho hiệu quả?

Giáo dục dạy nghề: Ai quản lý cho hiệu quả?

VOV.VN - Việc quản lý bậc trung cấp và cao đẳng nghề giao cho cơ quan nào quản lý thì giáo dục dạy nghề phải điều tiết được thị trường lao động.

Chất lượng đại học, dạy nghề sẽ được đánh giá theo khung
Chất lượng đại học, dạy nghề sẽ được đánh giá theo khung

VOV.VN - Khung chương trình đào tạo là sơ sở để chuẩn hóa chất lượng đào tạo ở bậc học đại học, dạy nghề.

Chất lượng đại học, dạy nghề sẽ được đánh giá theo khung

Chất lượng đại học, dạy nghề sẽ được đánh giá theo khung

VOV.VN - Khung chương trình đào tạo là sơ sở để chuẩn hóa chất lượng đào tạo ở bậc học đại học, dạy nghề.