Mỹ có sẵn sàng đánh đổi quan hệ với các nước Hồi giáo?

VOV.VN - Mỹ được cho là sẽ sớm ra thông báo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem trong thời gian tới.

Thông tin này không có gì là bất ngờ vì trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đề cập vấn đề này song điều đáng bàn ở đây là nếu quyết định như vậy, chắc chắn các nước Hồi giáo, trong đó có nhiều đồng minh quan trọng của Mỹ sẽ phản ứng dữ dội và tìm cách đáp trả. Như vậy quan hệ giữa Mỹ và cộng đồng Hồi giáo sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một địa điểm linh thiêng ở Jerusalem. Ảnh: Reuters

Báo chí Mỹ trong những ngày gần đây đều đề cập tới thông tin Tổng thống Donald Trump trong tuần tới, có thể là thứ 3 hoặc thứ 4, sẽ đưa ra thông báo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel cũng như ký một văn bản tiếp tục giữ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv sáu tháng nữa trước khi chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem trong tương lai.

Báo chí Mỹ cũng có các bài phân tích vì sao Tổng thống Trump lại đưa ra quyết định này, ảnh hưởng cũng như hậu quả của quyết định này đối với Israel, Palestine, tiến trình hòa bình Trung đông ra sao, cũng như sự phản ứng của các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là ở Trung đông như thế nào.

Hầu hết báo chí Mỹ cũng dự báo, việc Tổng thống Trump có thể công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là cách xoa dịu những người ủng hộ ông cũng như Israel về lời hứa khi tranh cử và về lâu dài cũng chưa có gì đảm bảo ông Trump sẽ đưa tòa Đại sứ Mỹ đến Jerusalem, một điều mà các vị Tổng thống tiền nhiệm của ông cũng từng hứa nhưng chưa bao giờ làm được vì tính phức tạp của vấn đề.

Việc Mỹ hay cụ thể là Tổng thống Donald Trump có thể đưa ra thông báo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel không đi cùng với việc Mỹ sẽ dời sứ quán từ Tel Aviv tới đây, vì như báo chí Mỹ đưa tin thì Tổng thống Mỹ sẽ ký một quyết định miễn thực hiện đạo luật buộc tòa Đại sứ Mỹ phải dời tới Jerusalem.

Việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và việc Mỹ chuyển Đại sứ quán tới đây, nếu điều đó xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề và còn có thể dẫn tới việc đàm phán hòa bình Trung đông sẽ thất bại. Chính quyền của Tổng thống Trump luôn tuyên bố vẫn giữ cam kết và lạc quan về khả năng đạt được một giải pháp mang lại thịnh vượng và hòa bình cho tất cả người dân ở khu vực.

Ông Trump thậm chí còn đề xuất làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine cũng như cử con rể Jared Kushner tới thăm Trung Đông với sứ mệnh khởi động tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.

Tiến trình hòa bình Trung Đông đang đứng trước triển vọng tích cực nhờ những chuyến công tác "con thoi" của nhiều quan chức cấp cao Mỹ kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền. Điều này thắp lên hy vọng cho việc mở ra các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine sau nhiều năm rơi vào bế tắc.

Tới thời điểm này, khi phải đưa ra một thông báo do vấn đề dời sứ quán Mỹ ở Tel Aviv tới Jerusalem đã hết hạn, Tổng thống Trump bắt buộc phải đưa ra thông báo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel nhằm thể hiện sự ủng hộ của Mỹ với Israel, đồng thời lấy lòng những người ủng hộ về lời hứa lúc tranh cử.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục trì hoãn quyết định chuyển Đại sứ quán để xoa dịu Palestine cũng như tránh những hậu quả khó có thể dự đoán từ quyết định này đối với tiến trình hòa bình ở Trung đông.

Vùng đất linh thiêng Jerusalem có ý nghĩa quan trọng với cả người Do Thái, người Cơ Đốc và người Hồi giáo. Bất cứ thay đổi nào với Jerusalem cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới khu vực Trung Đông và các nước có đông người Hồi giáo khác. Do đó bất kỳ thông báo thay đổi quan điểm của Mỹ đối với khu vực này cũng có thể làm chệch hướng các cuộc hòa đàm Trung Đông.

Chủ quyền tại Jerusalem lâu nay là vấn đề hết sức nhạy cảm và là tâm điểm của cuộc xung đột Israel- Palestine. Israel coi thành phố này là thủ đô không thể chia cắt của mình, trong khi người Palestine muốn khu vực Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai của họ.

Cộng đồng quốc tế cũng không công nhận tuyên bố của Israel về quyền sở hữu tất cả thành phố. Nếu Mỹ thông báo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel cũng đi chệch tiến trình so với các Tổng thống tiền nhiệm, vốn luôn khẳng định rằng qui chế của Jerusalem cần phải được quyết định trong các cuộc đàm phán. Nếu Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ không giúp mang lại hòa bình và ổn định, mà còn đổ dầu vào tình trạng bất ổn  hiện nay.

Nếu thông báo này được đưa ra, Mỹ sẽ trở thành “cô đơn” với các quốc gia đồng minh. Trong khi Israel tuyên bố Jerusalem là thủ đô, không có quốc gia nào đặt tòa đại sứ tại đây, và cộng đồng quốc tế coi đây là một vấn đề cần giải quyết cùng với một hiệp ước hòa bình rộng lớn hơn.

Các quan chức Mỹ cũng như lãnh đạo một số nước Hồi giáo đã cảnh báo rằng các cuộc biểu tình thậm chí là bạo động và tâm lý chống Mỹ sẽ diễn ra khắp khu vực sau thông báo của Tổng thống Trump, nhất là trong trường hợp Mỹ di dời sứ quán ở Tel Aviv tới Jerusalem. Đây là điều mà các đồng minh Hồi giáo của Mỹ không bao giờ muốn và chắc chắn sẽ gây sức ép với Mỹ để tránh điều này xảy ra.

 Israel là một trong những đồng minh lớn nhất của Mỹ tuy nhiên Mỹ cũng sẽ phải cân nhắc lợi ích của mình với các đồng minh Hồi giáo với mục đích gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Trung đông.

Do đó, chắc chắn Tổng thống Trump sẽ phải có những tính toán, tham vấn với các quan chức trong nội các để có những bước đi và quyết định cẩn thận để tình hình không xấu hơn dẫn tới tình trạng các nước đồng minh Hồi giáo quay lưng lại với Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Israel nêu loạt “yêu sách” cho Mỹ trước chuyến thăm của ông Trump
Israel nêu loạt “yêu sách” cho Mỹ trước chuyến thăm của ông Trump

VOV.VN - Những yêu cầu của Israel đối với chính quyền Mỹ sẽ được đưa ra trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Donald Trump.

Israel nêu loạt “yêu sách” cho Mỹ trước chuyến thăm của ông Trump

Israel nêu loạt “yêu sách” cho Mỹ trước chuyến thăm của ông Trump

VOV.VN - Những yêu cầu của Israel đối với chính quyền Mỹ sẽ được đưa ra trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Donald Trump.

Israel 'xuống thang', xung đột với các nước Arab vẫn chưa tháo ngòi
Israel 'xuống thang', xung đột với các nước Arab vẫn chưa tháo ngòi

Mâu thuẫn sắc tộc và xung đột tôn giáo dai dẳng giữa người Do Thái và người Arab vẫn như những "ngòi cháy chậm" đe dọa bùng cháy bất kỳ lúc nào.

Israel 'xuống thang', xung đột với các nước Arab vẫn chưa tháo ngòi

Israel 'xuống thang', xung đột với các nước Arab vẫn chưa tháo ngòi

Mâu thuẫn sắc tộc và xung đột tôn giáo dai dẳng giữa người Do Thái và người Arab vẫn như những "ngòi cháy chậm" đe dọa bùng cháy bất kỳ lúc nào.

Mỹ thờ ơ với sáng kiến hòa bình Israel - Palestine của Pháp
Mỹ thờ ơ với sáng kiến hòa bình Israel - Palestine của Pháp

VOV.VN - Triển vọng về sáng kiến hòa bình Israel- Palestine của Pháp là khá ảm đạm khi không nhận được sự ủng hộ của Israel và sự thờ ơ của Mỹ.

Mỹ thờ ơ với sáng kiến hòa bình Israel - Palestine của Pháp

Mỹ thờ ơ với sáng kiến hòa bình Israel - Palestine của Pháp

VOV.VN - Triển vọng về sáng kiến hòa bình Israel- Palestine của Pháp là khá ảm đạm khi không nhận được sự ủng hộ của Israel và sự thờ ơ của Mỹ.

Kế hoạch mới của Mỹ có thể chấm dứt xung đột Palestine-Israel?
Kế hoạch mới của Mỹ có thể chấm dứt xung đột Palestine-Israel?

VOV.VN - Dù mới chỉ là kế hoạch nhưng người dân Israel và Palestine vẫn có quyền hy vọng về một nền hòa bình dài lâu.

Kế hoạch mới của Mỹ có thể chấm dứt xung đột Palestine-Israel?

Kế hoạch mới của Mỹ có thể chấm dứt xung đột Palestine-Israel?

VOV.VN - Dù mới chỉ là kế hoạch nhưng người dân Israel và Palestine vẫn có quyền hy vọng về một nền hòa bình dài lâu.