Ra mắt mạng lưới doanh nghiệp điện tử Việt Nam

VOV.VN - Mạng lưới doanh nghiệp điện tử Việt Nam vừa ra mắt tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy các hoạt động lao động có trách nhiệm với xã hội.

Sáng 20/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức “Lễ ra mắt mạng lưới doanh nghiệp điện tử Việt Nam” nhằm thúc đẩy các hoạt động lao động có trách nhiệm với xã hội.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Giám đốc ILO Changhee Lee cùng đại diện các doanh nghiệp tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết: Việc thực hiện đúng những tiêu chuẩn và pháp luật về trách nhiệm xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng. Nếu đầu tư vào người lao động và thực hiện đầy đủ những trách nhiệm xã hội về quan hệ lao động thì doanh nghiệp có thể tuyển dụng, đào tạo và phát huy sự năng động, sáng tạo và trách nhiệm của chính người lao động.

Theo TS. Changhee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở bất kỳ đâu họ đầu tư, bất kỳ đâu họ hoạt động. Vì vậy, cách họ quản lý nguồn nhân lực, hay cách họ quản lý quan hệ lao động tại nơi làm việc có ảnh hưởng lớn đối với không chỉ nơi làm việc của chính các công ty của họ mà còn thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu.

Do đó, TS. Changhee Lee cho rằng, bằng việc đưa ra cam kết ba bên trong việc cải thiện thực tiễn lao động ở các công ty đa quốc gia và các công ty trong nước, đối tác ba bên ở Việt Nam đã thực hiện một bước đi rất quan trọng để đảm bảo nơi làm việc có điều kiện làm việc và năng suất tốt hơn cho người lao động và quản lý.

Việc mở rộng mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia của các công ty điện tử đa quốc gia đã mang lại tác động tích cực đối với nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam thông qua việc sử dụng vốn, công nghệ và lao động hiệu quả hơn, nhưng bên cạnh đó tồn tại những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm.

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mạnh mẽ dẫn tới một số doanh nghiệp sẽ có các biện pháp cắt giảm chi phí làm ảnh hướng đến điều kiện lao động và về lâu dài sẽ ảnh hướng tiêu cực tới uy tín, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động ngành Điện tử sẽ không chỉ tạo đà để ngành Điện tử Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp cho người lao động Việt Nam có thêm cơ hội việc làm, chế độ làm việc được cải thiện và được thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương mại điện tử sớm đạt mức 10 tỷ USD
Thương mại điện tử sớm đạt mức 10 tỷ USD

VOV.VN - Dự báo tăng trưởng thương mại điện tử năm 2017 ước tăng 25% so với năm 2016, đưa doanh số của lĩnh vực này sớm đạt mức 10 tỷ USD.

Thương mại điện tử sớm đạt mức 10 tỷ USD

Thương mại điện tử sớm đạt mức 10 tỷ USD

VOV.VN - Dự báo tăng trưởng thương mại điện tử năm 2017 ước tăng 25% so với năm 2016, đưa doanh số của lĩnh vực này sớm đạt mức 10 tỷ USD.

Thương mại điện tử - kênh bán hàng hiệu quả vào EU
Thương mại điện tử - kênh bán hàng hiệu quả vào EU

VOV.VN - Tận dụng lợi thế thương mại điện tử, việc đăng bán hàng trên kênh Amazon được xem là một trong những hướng đi tốt để chinh phục thị trường EU.

Thương mại điện tử - kênh bán hàng hiệu quả vào EU

Thương mại điện tử - kênh bán hàng hiệu quả vào EU

VOV.VN - Tận dụng lợi thế thương mại điện tử, việc đăng bán hàng trên kênh Amazon được xem là một trong những hướng đi tốt để chinh phục thị trường EU.

Doanh nghiệp lo ngại an toàn thông tin trong giao dịch điện tử
Doanh nghiệp lo ngại an toàn thông tin trong giao dịch điện tử

VOV.VN - Trong giao dịch điện tử cần cơ chế để chống gian lận và có cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý trường hợp tranh chấp xảy ra.

Doanh nghiệp lo ngại an toàn thông tin trong giao dịch điện tử

Doanh nghiệp lo ngại an toàn thông tin trong giao dịch điện tử

VOV.VN - Trong giao dịch điện tử cần cơ chế để chống gian lận và có cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý trường hợp tranh chấp xảy ra.

Doanh nghiệp Nhật dồn dập đổ vốn vào công nghiệp điện tử Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật dồn dập đổ vốn vào công nghiệp điện tử Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

Doanh nghiệp Nhật dồn dập đổ vốn vào công nghiệp điện tử Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật dồn dập đổ vốn vào công nghiệp điện tử Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.