Những điều cần biết về căn bệnh ung thư xương

VOV.VN - Ung thư xương là loại ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn hoặc tế bào mô liên kết của xương.

 Ung thư bắt đầu khi một khối u hình thành trong xương. Khi nó phát triển sẽ giết chết tế bào xương bình thường và có thể lan ra các phần khác của cơ thể. Một số loại ung thư xương xảy ra chủ yếu ở trẻ em, trong khi những loại khác ảnh hưởng đến hầu hết là người lớn.
Các loại ung thư xương thông thường: Osteosarcoma là ung thư xương ác tính phổ biến nhất, thường xảy ra với người từ 10 đến 30 tuổi và thường bắt đầu ở cánh tay, chân hoặc xương chậu. Ewing sarcoma (ung thư mô liên kết) cũng có nhiều khả năng ở trẻ nhỏ và người lớn. Nó xuất hiện nhiều nhất ở cánh tay, ngực, chân, xương chậu và xương sống. Những người trên 40 tuổi có nhiều khả năng bị chondrosarcoma (u xương sụn ác tính) thường là ở cánh tay, chân hoặc xương chậu. 
Loại ung thư hiếm gặp: Các khối u tế bào khổng lồ (giant cell tumor), thường xuất hiện xung quanh đầu gối ở người trưởng thành. Chordoma là khối u hiếm gặp với sự sống trung bình đến khoảng 6 năm sau khi bệnh được chẩn đoán. Bệnh này cũng phổ biến ở vùng trên hoặc dưới cột sống. Fibrosarcoma (ung thư mô mềm) đôi khi có ở người lớn tuổi đã được xạ trị để điều trị một loại ung thư khác. Nó thường được tìm thấy ở đầu gối, hông, và hàm.
 Nguy cơ bạn mắc căn bệnh ung thư xương cao hơn nếu bạn có cấy kim loại trong xương của bạn. Và điều trị ung thư với phương pháp xạ trị hay sử dụng một số loại thuốc ung thư cũng có thể khiến bạn mắc bệnh.  Trẻ em và thanh thiếu niên có xương vẫn đang phát triển có nguy cơ mắc bênh cao hơn bình thường. Nhưng đối với u sụn, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn khi bạn già đi.
Đau đớn là dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Khối u có thể phát triển chậm, bạn sẽ đau nhẹ rồi đến đau dai dẳng mà không biến mất. Nhưng cơn đau này có thể là do những bệnh khác như viêm khớp. Hãy gặp bác sĩ bạn để tìm hiểu về bệnh tình của mình.
Các triệu chứng khác: Xương yếu và dễ gãy; có khối u trên xương; đổ mồ hôi vào ban đêm; mệt mỏi, giảm cân không có lý do.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm các xét nghiệm để xem có khối u hay không:
- Xét nghiệm xương: Bác sĩ đặt một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch trong tay, sau đó sử dụng một máy ảnh đặc biệt để chụp ảnh xương của bạn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): X-quang lấy từ các góc độ khác nhau được đặt cùng nhau để cho thấy kích thước và hình dạng khối u và nếu nó lan rộng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng từ trường và sóng radio để phác hoạ rõ nét của khối u.
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): sử dụng các hạt tích điện dương để tạo ra các hình ảnh màu 3D để kiểm tra cơ thể bạn về bệnh ung thư.
Sinh thiết: Bác sĩ của bạn lấy ra một phần nhỏ khối u để kiểm tra tế bào ung thư. Đó là cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị ung thư xương hay không.
Các xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ tìm ra giai đoạn của bệnh ung thư để có cách điều trị thích hợp.
Giai đoạn I: khối u không lan rộng ra ngoài xương và các tế bào ung thư phát triển chậm.
Giai đoạn II: không lan rộng nhưng tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng.
Giai đoạn III: có ít nhất hai vị trí khối u trên cùng một đoạn xương.
Giai đoạn IV: thế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể.
Điều trị: Phẫu thuật
Khuyến cáo của bác sĩ sẽ dựa trên quy mô, giai đoạn và loại khối u, cùng với sức khoẻ tổng thể của bạn. Phẫu thuật để lấy ra khối u là bước đầu tiên phổ biến nhất. Để loại bỏ được khối u thì phần xương nơi khối u xuất hiện cũng cần phải được đưa ra cùng với khối u, bác sĩ có thể sử dụng xương từ một phần khác của cơ thể hoặc từ một ngân hàng xương,...để thay thế.
Hoá trị, xạ trị: Đôi khi sử dụng hai phương pháp này có thể làm giảm kích thước hoặc giết chết tế bào ung thư còn lại. Thuốc hóa trị liệu di chuyển khắp cơ thể, do đó bác sĩ cũng có thể gợi ý cho bệnh nhân nếu ung thư đã lan ra ngoài xương. Và bệnh nhân có thể làm xạ trị nếu không thể phẫu thuật.
Phẫu thuật lạnh là một kỹ thuật quan trọng nhằm cắt bỏ các khối u bằng cách phá hủy chúng bằng phương pháp đông lạnh và tan lạnh. Bác sĩ của bạn sẽ đặt một que thăm chứa nitơ lỏng ngay bên cạnh khối u, các que thăm dò làm cho khối u đóng băng và phá huỷ tế vào ung thư. Điều này thường được sử dụng để điều trị ung thư xương mà khối u phát triển chậm.
Chăm sóc, theo dõi: Ung thư xương có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, bạn nên đi khám thường xuyên, bác sĩ sẽ thử máu và chụp X quang để theo dõi mọi thứ. Tùy theo cách điều trị của bạn và nơi mà tế bào ung thư phát hiện, bạn có thể cần làm vật lý trị liệu để phục hồi.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điều cần biết khi tiêm chủng cho con?
Những điều cần biết khi tiêm chủng cho con?

VOV.VN - Tiêm vắcxin giúp con bạn tránh xa được một số loại bệnh tật, tuy nhiên có một số điều bạn cần phải biết khi đưa con đi chủng ngừa.

Những điều cần biết khi tiêm chủng cho con?

Những điều cần biết khi tiêm chủng cho con?

VOV.VN - Tiêm vắcxin giúp con bạn tránh xa được một số loại bệnh tật, tuy nhiên có một số điều bạn cần phải biết khi đưa con đi chủng ngừa.

Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ
Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ

VOV.VN - Được liệt kê trong bài viết này là một vài dấu hiệu phổ biến ở phụ nữ cho thấy cơ thể của họ thiếu vitamin D.

Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ

Những dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ

VOV.VN - Được liệt kê trong bài viết này là một vài dấu hiệu phổ biến ở phụ nữ cho thấy cơ thể của họ thiếu vitamin D.