8 biện pháp cấp bách xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm

VOV.VN - Chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 cần các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý.

Sáng 21/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020, với 459 số ĐBQH tán thành, chiếm tỷ lệ 93,48% tổng số đain  biểu Quốc hội.

Sáng 21/6 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020. Ảnh: Quang Khánh

Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Quốc hội thông qua sáng 21/6 nêu rõ, công tác xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm thời gian qua còn thụ động nể nang, né tránh. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết giao Chính phủ tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ và giải pháp.

Theo Nghị quyết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm chưa được hệ thống hóa, một số quy định còn chưa rõ ràng, còn thiếu cụ thể về phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành và địa phương.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp của các cấp, các ngành chưa theo kịp tình hình thực tế, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chưa cao…

Xử lý chưa quyết liệt

Tại một số địa phương, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm còn khá phổ biến; sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra.

Mặt khác, điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn nhiều khó khăn.

Trong khi đó, công tác thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.

Quốc hội thống nhất đề ra 8 biện pháp xử lý cấp bách vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh Thanh niên.

Nghị quyết còn chỉ rõ, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về an toàn thực phẩm còn thụ động, xử lý vi phạm chưa kiên quyết, còn có biểu hiện nể nang, né tránh; chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa được chú trọng đúng mức.

Cũng theo Nghị quyết, nguyên nhân các hạn chế, yếu kém do yếu tố chủ quan là chủ yếu, trước hết thuộc về sự buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp, sự nhận thức yếu kém và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm. Trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhất là ở cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, người sản xuất...

Đề ra 8 biện pháp xử lý cấp bách

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, trong giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết giao Chính phủ khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm để sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý...

Thứ nhất, khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm để sớm trình QH sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Thứ hai, đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản xong bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Ở cấp xã, phân công cán bộ theo dõi an toàn thực phẩm. Tăng cường năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực phẩm ở các cấp.

Thứ ba, phấn đấu giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm  tỷ lệ mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn, tăng  tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm so với giai đoạn trước.

Thứ tư, hoàn thiện chính sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đồng bộ với quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất an toàn;

Thứ năm, đẩy mạnh quản lý an toàn thực phẩm sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm; chỉ đạo các địa phương phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm;

Thứ sáu, bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo dự toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Thứ bảy, tăng cường công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm;

Thứ tám, chú trọng công tác đào tạo, tăng cường tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm tại các tuyến; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực vận động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần kiện toàn cơ bản xong bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả; Phấn đấu giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm  tỷ lệ mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn, tăng  tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm so với giai đoạn trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực phẩm “bẩn”: Đạo đức người sản xuất, kinh doanh ở đâu?
Thực phẩm “bẩn”: Đạo đức người sản xuất, kinh doanh ở đâu?

VOV.VN - Thực phẩm “bẩn” đang hoành hành cho thấy sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, lương tâm của nhiều người kinh doanh, buôn bán thực phẩm.

Thực phẩm “bẩn”: Đạo đức người sản xuất, kinh doanh ở đâu?

Thực phẩm “bẩn”: Đạo đức người sản xuất, kinh doanh ở đâu?

VOV.VN - Thực phẩm “bẩn” đang hoành hành cho thấy sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, lương tâm của nhiều người kinh doanh, buôn bán thực phẩm.

8 thực phẩm bạn không nên hâm nóng bằng lò vi sóng
8 thực phẩm bạn không nên hâm nóng bằng lò vi sóng

VOV.VN - Dù thức ăn ngon lành như thế nào đi chăng nữa, nó có thể có hại cho sức khoẻ và thậm chí gây ngộ độc thực phẩm nếu bạn hâm nóng nó trong lò vi sóng.

8 thực phẩm bạn không nên hâm nóng bằng lò vi sóng

8 thực phẩm bạn không nên hâm nóng bằng lò vi sóng

VOV.VN - Dù thức ăn ngon lành như thế nào đi chăng nữa, nó có thể có hại cho sức khoẻ và thậm chí gây ngộ độc thực phẩm nếu bạn hâm nóng nó trong lò vi sóng.

16 loại thực phẩm bạn có thể ăn bất cứ lúc nào mà không sợ béo
16 loại thực phẩm bạn có thể ăn bất cứ lúc nào mà không sợ béo

VOV.VN - Thật khó để chống lại thèm muốn thức ăn ngon khi bạn đang ăn kiêng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, có những sản phẩm bạn có thể ăn mà không bị hạn chế.

16 loại thực phẩm bạn có thể ăn bất cứ lúc nào mà không sợ béo

16 loại thực phẩm bạn có thể ăn bất cứ lúc nào mà không sợ béo

VOV.VN - Thật khó để chống lại thèm muốn thức ăn ngon khi bạn đang ăn kiêng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, có những sản phẩm bạn có thể ăn mà không bị hạn chế.

Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương
Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương

VOV.VN - Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, lái và phụ xe liền đóng cửa, vứt các bao tải thực phẩm bẩn xuống mương nước rồi bỏ đi.

Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương

Xe khách chở thực phẩm bẩn, chống đối, vứt hàng xuống mương

VOV.VN - Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, lái và phụ xe liền đóng cửa, vứt các bao tải thực phẩm bẩn xuống mương nước rồi bỏ đi.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Phải có nơi để dân phản ánh về thực phẩm bẩn“
Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Phải có nơi để dân phản ánh về thực phẩm bẩn“

VOV.VN - “Chúng ta phải nói thẳng- nói thật, nói không với thực phẩm bẩn, nói có với thực phẩm sạch. Đó là cơ sở để mỗi người dân trở thành người tiêu dùng thông minh”.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Phải có nơi để dân phản ánh về thực phẩm bẩn“

Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Phải có nơi để dân phản ánh về thực phẩm bẩn“

VOV.VN - “Chúng ta phải nói thẳng- nói thật, nói không với thực phẩm bẩn, nói có với thực phẩm sạch. Đó là cơ sở để mỗi người dân trở thành người tiêu dùng thông minh”.

Thực phẩm bẩn khiến bệnh ung thư gia tăng ở Việt Nam
Thực phẩm bẩn khiến bệnh ung thư gia tăng ở Việt Nam

VOV.VN - Những năm gần đây, số người mắc ung thư tăng lên nhanh chóng. Nhiều chuyên gia y tế khẳng định, thực phẩm bẩn vẫn được cho là nguyên nhân hàng đầu.

Thực phẩm bẩn khiến bệnh ung thư gia tăng ở Việt Nam

Thực phẩm bẩn khiến bệnh ung thư gia tăng ở Việt Nam

VOV.VN - Những năm gần đây, số người mắc ung thư tăng lên nhanh chóng. Nhiều chuyên gia y tế khẳng định, thực phẩm bẩn vẫn được cho là nguyên nhân hàng đầu.

Thực phẩm bạn nên thận trọng khi dùng trong mùa mưa
Thực phẩm bạn nên thận trọng khi dùng trong mùa mưa

VOV.VN - Sự bùng phát các bệnh qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm rất phổ biến trong mùa mưa. Thời tiết ẩm ướt tạo ra một môi trường cho vi khuẩn lây lan.

Thực phẩm bạn nên thận trọng khi dùng trong mùa mưa

Thực phẩm bạn nên thận trọng khi dùng trong mùa mưa

VOV.VN - Sự bùng phát các bệnh qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm rất phổ biến trong mùa mưa. Thời tiết ẩm ướt tạo ra một môi trường cho vi khuẩn lây lan.

Hà Tĩnh: Bắt hàng loạt vụ vận chuyển thực phẩm bẩn
Hà Tĩnh: Bắt hàng loạt vụ vận chuyển thực phẩm bẩn

VOV.VN - Tết là thời điểm các mặt hàng lương thực, thực phẩm “nhái”, hàng không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn có xu hướng gia tăng trên thị trường.

Hà Tĩnh: Bắt hàng loạt vụ vận chuyển thực phẩm bẩn

Hà Tĩnh: Bắt hàng loạt vụ vận chuyển thực phẩm bẩn

VOV.VN - Tết là thời điểm các mặt hàng lương thực, thực phẩm “nhái”, hàng không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn có xu hướng gia tăng trên thị trường.

Buộc thôi việc nhân viên nấu ăn liên quan đến nghi vấn thực phẩm bẩn
Buộc thôi việc nhân viên nấu ăn liên quan đến nghi vấn thực phẩm bẩn

VOV.VN - Hai nhân viên nấu ăn tại trường mầm non xã Thọ Sơn đã bị buộc thôi việc liên quan đến nghi vấn dùng “thực phẩm bẩn” để chế biến thức ăn cho trẻ.

Buộc thôi việc nhân viên nấu ăn liên quan đến nghi vấn thực phẩm bẩn

Buộc thôi việc nhân viên nấu ăn liên quan đến nghi vấn thực phẩm bẩn

VOV.VN - Hai nhân viên nấu ăn tại trường mầm non xã Thọ Sơn đã bị buộc thôi việc liên quan đến nghi vấn dùng “thực phẩm bẩn” để chế biến thức ăn cho trẻ.

Xử lý thực phẩm “bẩn”: Quên trách nhiệm của UBND các cấp?
Xử lý thực phẩm “bẩn”: Quên trách nhiệm của UBND các cấp?

VOV.VN - Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế: 'Chúng ta hay đề cập trách nhiệm các Bộ, ngành mà quên trách nhiệm của UBND các cấp'

Xử lý thực phẩm “bẩn”: Quên trách nhiệm của UBND các cấp?

Xử lý thực phẩm “bẩn”: Quên trách nhiệm của UBND các cấp?

VOV.VN - Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế: 'Chúng ta hay đề cập trách nhiệm các Bộ, ngành mà quên trách nhiệm của UBND các cấp'

Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM
Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM

VOV.VN- Vấn đề quy hoạch và thi công đường cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm được đưa ra bàn thảo lại kỳ họp thứ 2, HĐND TP HCM khóa IX.

Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM

Băn khoăn quy hoạch, lo lắng thực phẩm bẩn ở TP HCM

VOV.VN- Vấn đề quy hoạch và thi công đường cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm được đưa ra bàn thảo lại kỳ họp thứ 2, HĐND TP HCM khóa IX.