Nguồn thu tăng cao – Động lực vươn khơi của ngư dân Quảng Trị

VOV.VN - Niềm vui của ngư dân tỉnh Quảng Trị sau những chuyến ra khơi là tín hiệu lạc quan về sự hồi sinh của vùng biển miền Trung sau thảm họa môi trường.

Sự cố ô nhiễm môi trường biển đã gây nhiều khó khăn cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung trong việc khai thác, nuôi trồng và tiêu thụ hải sản một thời gian dài. 1 năm sau sự cố này, biển miền Trung nay đã an toàn, ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển. Tại tỉnh Quảng Trị, liên tiếp những ngày qua, nhiều chuyến tàu ra khơi gặp mẻ cá lớn mang lại tín hiệu vui.

Những ngày gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Trị ra khơi đánh bắt trúng mẻ cá lớn. Giữa tháng 3 vừa qua, tàu của ngư dân Võ Lới ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cập cảng mang về hơn 10 tấn cá bè chỉ sau 1 ngày ra khơi đánh bắt, thu hơn 600 triệu đồng.

Ngư dân Quảng Trị liên tục trúng nhiều mẻ cá lớn, hải sản vừa mới đánh bắt được tiêu thụ nhanh.
Sau đó vài ngày, tàu cá của ngư dân Lê Văn Tuấn, ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh trúng đậm 150 tấn cá bé vàng chỉ sau 3 ngày ra khơi, trị giá gần 6 tỷ đồng. Tin vui này khiến ngư dân tỉnh Quảng Trị phấn chấn, tăng thêm niềm tin sau 1 năm xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển.

Ngư dân Lê Văn Tuấn vẫn không tin mình đánh được mẻ cá có giá trị lớn như vậy tâm sự: “Tôi lớn lên và đã đi biển nhiều năm, đã từng đánh bắt được những mẻ cá trúng rất đậm, nhưng mẻ cá này tới 150 tấn là mẻ cá lớn nhất từ trước đến nay, mang lại thu nhập cao cũng như hiệu quả kinh tế, tạo động lực cho người đi biển”.

Tại tỉnh Quảng Trị những ngày này, đến vùng biển nào cũng nghe ngư dân bàn chuyện sử dụng tiền đền bù đóng mới tàu thuyền, đi biển được mùa cá. Ngư dân các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh vừa trúng đậm vụ cá khoai; còn bà con vùng biển huyện Hải Lăng lại được mùa ghẹ…

Sáng sớm, dọc bãi biển, thương lái chờ sẵn để thu mua các loại hải sản đánh bắt gần bờ. Bình quân mỗi thuyền đánh bắt ven bờ trong ngày thu được 3 triệu đồng, cá biệt có thuyền hơn 10 triệu đồng nhờ trúng đậm ghẹ xanh. 

Trong khi đó, những hồ nuôi tôm ven biển các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng bỏ hoang một thời gian dài nay bà con cải tạo, lấy nước biển thả nuôi nhộn nhịp trở lại. Những dãy nhà hàng hải sản ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt ế ẩm, đìu hiu khách, đóng cửa suốt 1 năm qua, nay đã đông khách.

Bà Võ Thị Tấn, chủ quán Hải Sản Biển Hẹn ở bãi biển Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị lạc quan cho biết, người dân và du khách trở lại bãi tắm, ăn hải sản đông dần.

“Sau sự cố môi trường biển đến nay đã 1 năm nhưng thời điểm này việc buôn bán mới buôn sôi động trở lại. So với trước kia, du khách đã về tắm biển và ăn hải sản nhiều hơn trước, thu nhập của các hộ kinh doanh từ đó cũng tăng cao”, bà Tấn cho biết.

Biển đã an toàn, các hoạt động đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, tắm biển trở lại bình thường. Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN&PTN tỉnh Quảng Trị cho biết, sản lượng khai thác hải sản hàng năm của tỉnh đạt từ 25.000 – 27.000 tấn. Trong 3 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã đánh bắt khoảng 5.000 tấn thủy hải sản, tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Võ Văn Hưng cho rằng, đây là tín hiệu vui của ngành thủy sản, bà con tiếp tục vươn khơi:

“Ngư dân tỉnh Quảng Trị đang tập trung nâng cấp, đóng mới tàu thuyền để vươn khơi đánh bắt trung bờ và xa bờ. Động thái này sẽ nâng sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản, khôi phục nhu cầu sử dụng lại cá biển và sử dụng các dịch vụ biển, qua đó bù đắp lại thiệt hại cho ngư dân thời gian qua do sự cố môi trường biển”, ông Hưng phấn chấn cho biết.

Ngư dân Quảng Trị sửa chữa tàu thuyền chuẩn bị mùa biển mới.
Đến nay, tỉnh Quảng Trị tạm cấp 482 tỷ đồng để các địa phương ven biển tiến hành chi trả bồi thường đến ngư dân và các đối tượng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển. Toàn tỉnh cũng vừa đóng mới 23 tàu công suất trên 800CV, đầu tư hoán đổi 55 tàu đánh bắt gần bờ sang xa bờ với nguồn vốn hơn 400 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kêu gọi bà con ngư dân tiếp tục đóng mới tàu thuyền, đoàn kết ra khơi đánh bắt hải sản: “Nhân dân trong tỉnh hãy hướng về vùng biển, đến với vùng biển và ủng hộ ngư dân vùng biển để vươn khơi, bám biển đánh bắt thủy hải sản. Người dân cần ủng hộ phục hồi môi trường du lịch vùng biển sau 1 năm khó khăn. Ngư dân cần đóng mới tàu thuyền to hơn để vừa làm giàu vừa phát triển kinh tế quê hương”.

Ngư dân đã ra khơi trở lại. Hải sản đánh bắt về được tiêu thụ nhanh, nhà hàng hải sản đã đông khách. Niềm vui đã trở lại với ngư dân tỉnh Quảng Trị sau những chuyến ra khơi. Nhiều ngư dân sẵn sàng vay hàng chục tỷ đồng đóng mới phương tiện đánh bắt. Đó là những tín hiệu đầy lạc quan về sự hồi sinh của vùng biển miền Trung sau thảm họa môi trường biển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngư dân vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
Ngư dân vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN -Ngư dân miền Trung đang ngày đêm bám biển, chung tay khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngư dân vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

Ngư dân vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa

VOV.VN -Ngư dân miền Trung đang ngày đêm bám biển, chung tay khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngư dân Bình Thuận đánh bắt gần bờ cho thu nhập cao
Ngư dân Bình Thuận đánh bắt gần bờ cho thu nhập cao

VOV.VN - Một chuyến đánh bắt gần bờ từ 2 - 8 giờ sáng mỗi ngư dân cũng có thu nhập từ 700.000 – 1 triệu đồng.

Ngư dân Bình Thuận đánh bắt gần bờ cho thu nhập cao

Ngư dân Bình Thuận đánh bắt gần bờ cho thu nhập cao

VOV.VN - Một chuyến đánh bắt gần bờ từ 2 - 8 giờ sáng mỗi ngư dân cũng có thu nhập từ 700.000 – 1 triệu đồng.

Xem ngư dân bắt cá mòi sông Lam thu tiền triệu mỗi ngày
Xem ngư dân bắt cá mòi sông Lam thu tiền triệu mỗi ngày

VOV.VN - Đánh bắt cá mòi trên sông Lam vào độ tháng 3 hằng năm có giá bán giá 40.000 đồng đã cho nhiều ngư dân nguồn thu nhập cao.

Xem ngư dân bắt cá mòi sông Lam thu tiền triệu mỗi ngày

Xem ngư dân bắt cá mòi sông Lam thu tiền triệu mỗi ngày

VOV.VN - Đánh bắt cá mòi trên sông Lam vào độ tháng 3 hằng năm có giá bán giá 40.000 đồng đã cho nhiều ngư dân nguồn thu nhập cao.