Làn sóng phát thanh: Sợi dây gắn kết thính giả

VOV.VN -Qua làn sóng phát thanh, nhiều nỗi niềm đã được sẻ chia, nhiều kỷ niệm được lưu giữ.

70 năm qua, các chương trình của Đài TNVN cũng như các nhà báo của Đài đã nhận được tình cảm yêu mến của thính giả trên mọi miền Tổ quốc. Qua làn sóng phát thanh, nhiều nỗi niềm đã được sẻ chia, nhiều kỷ niệm được lưu giữ và nhiều người được gắn kết với nhau. Đây chính là một trong những điều làm nên sức sống mạnh mẽ của làn sóng phát thanh trong đời sống tinh thần của biết bao thế hệ.

Ông Nguyễn Văn Bẩm bên những chiếc băng catset thu bài hát từ Đài TNVN.

Bài hát “Đường ra mặt trận” mà ông Nguyễn Văn Bẩm đã thu lại từ Đài TNVN vào băng catset. Trong căn nhà nhỏ ở phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội, ông Bẩm tự hào nhất với “gia tài” đặc biệt của mình, đó là khoảng chục chiếc radio lớn nhỏ và vài chiếc thùng xốp to đựng khoảng 450 băng catset, với tổng số hơn 4.000 bài hát thu lại từ Đài suốt 20 năm qua. 

Nói về Đài, ông Bẩm hóm hỉnh ví “đấy là ông anh của tôi”, bởi Đài thành lập ngày 7/9/1945, thì ông sinh ngày 17/9/1945. Ông Bẩm bắt đầu nghe Đài TNVN từ năm 1953-1954 - khi mới chỉ là cậu bé 8-9 tuổi. Đài là người bạn đồng hành trong suốt những năm tháng ông làm nhiệm vụ lái xe chiến trường giữa bom rơi đạn nổ và cho đến ngày nay - khi tuổi đã xế chiều, mái đầu đã bạc, sức khỏe đã yếu đi nhiều.

Tiếp xúc với ông, chúng tôi thấy rõ một tình yêu rất tự nhiên đối với Đài TNVN. Đài còn như chiếc đồng hồ hàng ngày của ông, vì chỉ cần nghe chương trình gì là ông biết mấy giờ. Say mê những bài hát được phát sóng trên Đài TNVN, nên khi có chiếc radio vừa có thể nghe vừa có thể thu băng, ông đã thực hiện công việc thu lại từng bài hát cũng như các chương trình yêu thích và ghi chép cẩn thận trong sổ. Điều mà ông tâm đắc nhất là không thể ngờ, những cuốn băng catset ấy đã giúp ông kết nối với rất nhiều người yêu Đài, yêu âm nhạc ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Ông Bẩm kể lại: “Năm 2000, ở chương trình ca nhạc theo yêu cầu thính giả, chị Ánh Quyên có xin ý kiến tôi là đưa địa chỉ của tôi lên làn sóng để các bạn yêu nhạc muốn tìm hiểu xem bác sưu tầm các bài hát thế nào. Mới đầu tôi nghĩ chỉ phổ biến kinh nghiệm thu bài hát, những không ngờ các bạn viết thư đến xin lời bài hát nhiều. Hiện nay khắp từ địa đầu Tổ quốc tôi có khoảng hơn 70 bạn viết thư đến xin bài hát. Có những bạn tôi đã chép cho hơn 80 bài, thậm chí hàng trăm bài. Có những bạn ngay ở Hà Nội thôi. Hiện số thư mà các bạn ấy gửi cho tôi có lẽ lên đến hàng cân”.

Ông Nguyễn Văn Bẩm còn say sưa kể lại chuyện làm quen giữa những người yêu Đài TNVN ở khắp các địa phương với nhau. Họ đã tự kết nối để chia sẻ tình yêu với Đài TNVN, hoặc cùng nhau nhận xét, góp ý để các chương trình của Đài ngày càng hay và hấp dẫn hơn.

Ông Nguyễn Văn Bẩm còn ghi chép cẩn thận các bài hát, chương trình đã thu lại từ Đài TNVN.

Không chỉ kết nối giữa những người yêu Đài, làn sóng phát thanh còn gắn kết những cán bộ, biên tập viên, phóng viên của Đài TNVN với thính giả cả trong và ngoài nước. Nhà báo Đình Khải - nguyên Phó Trưởng Ban Thời sự, Đài TNVN được thính giả nhớ đến với hàng loạt chương trình tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh, trong đó có các trận bóng đá trong nước và quốc tế. 

Ông nhớ lại, khi chưa phát triển điện thoại di động, bạn nghe đài viết thư cho ông và các đồng nghiệp rất nhiều. Có chiến sỹ ở quần đảo Trường Sa gửi cho ông một bức thư dài 6 trang giấy A4, ghi chép lại toàn bộ lời tường thuật bóng đá được phát trên Đài. Có một gia đình ở Hưng Yên, cả vợ, chồng và cháu ngoại đều viết thư cho ông vì rất thích các trận bóng do ông tường thuật. Hay một cụ già ở nhà dưỡng lão tại Vĩnh Long đã viết thư dặn ông giữ giọng để tiếp tục tường thuật cho các cụ nghe. Hoặc một nghệ sỹ đàn ghi ta khiếm thị rất đam mê bóng đá có lần đã nhắn cho ông là: “Cám ơn nghệ sỹ Đình Khải đã vẽ lại trận đấu cho những người khiếm thị chúng tôi xem”.

Nhà báo Đình Khải chia sẻ, các chương trình trực tiếp của Đài còn có khả năng tương tác mạnh mẽ vì đã kéo mọi người vượt qua mọi không gian để xích lại gần nhau hơn: “Có bạn người Việt Nam đang lao động ở Singapore nhắn tin cho tôi là chúng cháu lao động ở Singapore, đang nghe chú nói trên đài, cháu quê ở Nghệ An, chúc chú mạnh khỏe… Thế là tôi đọc luôn tôi vừa nhận được tin nhắn của bạn Nguyễn Văn X, quê ở Nghệ An, đang lao động ở Singapo báo tin là bạn đang theo dõi chương trình, chúc bạn lao động tốt. Một lúc sau tôi nhận được tin nhắn của bố bạn ấy ở Nghệ An, nhắn là tôi vừa nghe anh thông báo con tôi nhắn tin cho anh. Qua đài tôi biết cháu vẫn mạnh khỏe, cám ơn Đài. Như vậy rõ ràng không chỉ là 2 chiều mà còn 3-4 chiều. Tôi nghĩ tăng cường tương tác giữa Đài TNVN với người nghe chỉ làm cho các chương trình tốt hơn lên”.

Nhà báo Đình Khải - nguyên Phó Trưởng Ban Thời sự, Đài TNVN.

Mỗi nhà báo của Đài TNVN đều lưu giữ cho riêng mình nhiều kỷ niệm với thính giả, có khi là những lá thư, có khi là tin nhắn, cuộc điện thoại, hay cả những lần thăm hỏi thân tình. Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN xúc động khi nghĩ về một thính giả đã dành trọn cuộc đời để tin, để yêu Đài TNVN: “Cách đây gần 3 tuần, tôi đã vượt quãng đường gần 100 cây số về Phú Thọ thăm gia đình bác Hàn Lang. 

Bác Hàn Lang là một giáo viên, có gần 60 năm nghe Đài. Tôi đã lưu giữ hàng chục lá thư của bác gửi cho tôi từ khi tôi còn là một phóng viên. Đây là lần thứ 2 tôi về thăm bác, dù bác đã mất nhưng bác đã truyền lửa cũng như tình yêu nghe đài cho vợ, con của bác. Mọi người đã kể lại về tình yêu của bác đối với đài, trước khi bác mất còn nói là hãy để cái đài trên bàn thờ của ông, coi đó là một kỷ vật thiêng liêng cho đến tận ngày cuối đời”.

Sự kết nối, gắn bó giữa các thính giả cũng như giữa thính giả với các nhà báo của Đài TNVN đã góp phần quan trọng tạo nên vị trí, vai trò và sức sống mãnh liệt của làn sóng phát thanh. Chính tình yêu của hàng triệu triệu bạn nghe Đài trong suốt 70 năm qua đã khích lệ, động viên các thế hệ nhà báo của Đài TNVN tiếp tục cống hiến trí tuệ và tâm huyết để không ngừng sáng tạo, đổi mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Câu chuyện của một thính giả Mỹ yêu nghe Đài Tiếng nói Việt Nam
Câu chuyện của một thính giả Mỹ yêu nghe Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV.VN- Ông John nói, mong ước của ông hiện nay là tiếp tục được nghe chương trình sóng ngắn của VOV vì đây là một phương thức hữu hiệu để truyền tải thông tin.

Câu chuyện của một thính giả Mỹ yêu nghe Đài Tiếng nói Việt Nam

Câu chuyện của một thính giả Mỹ yêu nghe Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV.VN- Ông John nói, mong ước của ông hiện nay là tiếp tục được nghe chương trình sóng ngắn của VOV vì đây là một phương thức hữu hiệu để truyền tải thông tin.

Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam: Nắng Thu bên thềm "văn minh"
Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam: Nắng Thu bên thềm "văn minh"

VOV.VN - Báo điện tử VOV giới thiệu tới bạn đọc bút ký tư liệu Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam của Nhà báo Vĩnh Trà.

Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam: Nắng Thu bên thềm "văn minh"

Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam: Nắng Thu bên thềm "văn minh"

VOV.VN - Báo điện tử VOV giới thiệu tới bạn đọc bút ký tư liệu Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam của Nhà báo Vĩnh Trà.

Hình ảnh Đài Tiếng nói Việt Nam khai trương Phòng truyền thống
Hình ảnh Đài Tiếng nói Việt Nam khai trương Phòng truyền thống

VOV.VN - Phòng truyền thống là một công trình có ý nghĩa đặc biệt chào mừng 70 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hình ảnh Đài Tiếng nói Việt Nam khai trương Phòng truyền thống

Hình ảnh Đài Tiếng nói Việt Nam khai trương Phòng truyền thống

VOV.VN - Phòng truyền thống là một công trình có ý nghĩa đặc biệt chào mừng 70 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam: Những công việc thầm lặng trong chiến tranh
Đài Tiếng nói Việt Nam: Những công việc thầm lặng trong chiến tranh

VOV.VN - Trong thời kỳ chống Mỹ, Đài phát thanh Việt Nam phát sóng trên đất bạn bằng máy móc và thiết bị kỹ thuật của nước bạn Trung Quốc.

Đài Tiếng nói Việt Nam: Những công việc thầm lặng trong chiến tranh

Đài Tiếng nói Việt Nam: Những công việc thầm lặng trong chiến tranh

VOV.VN - Trong thời kỳ chống Mỹ, Đài phát thanh Việt Nam phát sóng trên đất bạn bằng máy móc và thiết bị kỹ thuật của nước bạn Trung Quốc.