Hà Nội sẽ trở thành trung tâm thời trang của cả nước

VOV.VN - Để trở thành trung tâm thời trang, Bí thư Hà Nội nói sẽ tạo điều kiện về cơ chế, chính sách và mặt bằng cho các DN dệt may phát triển bền vững.

Nhân ngày sản xuất đầu Xuân Đinh Dậu năm 2017 và Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng nay (3/2), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã đến thăm, động viên cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân (Tập đoàn Dệt may Việt Nam). Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại cuộc gặp mặt.
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị đã biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả mà Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân và Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Hôm nay, đúng vào ngày kỉ niệm Đảng ta tròn 87 tuổi và trong không khí phấn khởi của những ngày đầu năm mới Đinh Dậu 2017, tôi rất vui mừng tới thăm cán bộ, công nhân viên, người lao động của Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhân ngày sản xuất đầu xuân”.

Bí thư Hà Nội lì xì cho người lao động.
Bí thư Hà Nội đã gửi tới các anh chị em công nhân, người lao động có mặt tại hội trường, và qua các anh chị, gửi tới toàn thể đội ngũ công nhân, người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân cũng như Tập đoàn Dệt may Việt Nam lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Vinatex và các ý kiến phát biểu của đại diện công nhân, người lao động Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, ông Hoàng Trung Hải đánh giá cao đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động của Công ty nói riêng và Vinatex nói chung luôn đoàn kết, đồng lòng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy và tập thể lãnh đạo Tập đoàn, không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện năng suất lao động, năng lực cạnh tranh... góp phần đưa ngành Dệt may Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất của Ngành dệt may cả nước.

Hà Nội sẽ trở thành trung tâm thời trang của cả nước 
Ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Tập đoàn Dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người 130.000 lao động đến từ nhiều địa phương khác nhau với mức đãi ngộ lao động, thu nhập lao động bình quân đạt gần 7 triệu đồng/tháng, gấp 1,5 lần thu nhập bình quân của ngành.

Với mục tiêu là giai đoạn 2016 - 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động trong thời gian tới, Vinatex phải tiếp tục làm tốt vai trò hạt nhân của ngành dệt may cả nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm nói riêng, phát triển vững chắc tại các thị trường hiện có; chủ động thâm nhập các thị trường có ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam; đẩy mạnh đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất lao động, đồng thời, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải đồng tình với các nhiệm vụ, giải pháp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đề ra và lưu ý một số vấn đề, trong đó nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng quy trình công nghệ mới; rà soát, tiết giảm chi phí đồng thời chú trọng hơn nữa đối với công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn sau tái cơ cấu và các giai đoạn tiếp theo.

“Trong thời gian tới, để trở thành Trung tâm thời trang, thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện về cơ chế, chính sách và mặt bằng cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững. Về phía các doanh nghiệp, đề nghị các đồng chí quan tâm hơn nữa công tác xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp.

Kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng. Sản phẩm này được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đối với Công ty TNHH Một thành viên Dệt Kim Đông Xuân và Tập đoàn Dệt may Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt và chăm lo cho người lao động trên cả phương diện đời sống vật chất và tinh thần; bảo đảm ổn định về thu nhập, nơi ăn ở, sinh hoạt cộng đồng, tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao; an toàn lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm của người lao động theo quy định của pháp luật…

Tạo mọi điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, trong đó có lao động là người nước ngoài, để họ yên tâm làm việc ổn định”- Bí thư nhấn mạnh.

Khí thế sản xuất đầu năm.
Về đội ngũ công nhân, người lao động tại Công ty Dệt Kim Đông Xuân và Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Bí thư mong muốn các anh chị, các bạn hãy phát huy tốt hơn nữa truyền thống tốt đẹp của đội ngũ lao động Thủ đô: cần cù, sáng tạo, linh hoạt, chủ động; tinh thần khắc phục khó khăn; không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề; đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tích cực tham gia các phong trào thi đua do tổ chức công đoàn phát động; qua đó, đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty, của Ngành, của Thủ đô và đất nước./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh thu Tập đoàn Dệt may đạt trên 40.000 tỷ đồng
Doanh thu Tập đoàn Dệt may đạt trên 40.000 tỷ đồng

VOV.VN - Lợi nhuận trước thuế của riêng tập đoàn không tính đơn vị phụ thuộc năm 2016 đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Doanh thu Tập đoàn Dệt may đạt trên 40.000 tỷ đồng

Doanh thu Tập đoàn Dệt may đạt trên 40.000 tỷ đồng

VOV.VN - Lợi nhuận trước thuế của riêng tập đoàn không tính đơn vị phụ thuộc năm 2016 đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD
Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD

VOV.VN - Xuất khẩu dệt may năm 2016 dự kiến đạt 28,023 tỷ USD so với mục tiêu đề ra vẫn còn thiếu khoảng 1 tỷ USD.

Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD

Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD

VOV.VN - Xuất khẩu dệt may năm 2016 dự kiến đạt 28,023 tỷ USD so với mục tiêu đề ra vẫn còn thiếu khoảng 1 tỷ USD.

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot
Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

VOV.VN - Theo ILO: 86% lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

VOV.VN - Theo ILO: 86% lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.

Sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ chiếm 1% nhu cầu của EU
Sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ chiếm 1% nhu cầu của EU

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn còn rất lớn, đặc biệt là thị trường EU.

Sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ chiếm 1% nhu cầu của EU

Sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ chiếm 1% nhu cầu của EU

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn còn rất lớn, đặc biệt là thị trường EU.

“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu
“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

Ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều thách thức tại các thị trường nhập khẩu, nhưng lại có nhiều “điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

Ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều thách thức tại các thị trường nhập khẩu, nhưng lại có nhiều “điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó
Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó

VOV.VN - Nếu không có chính sách đột phá, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 dự báo sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với năm 2016.

Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó

Dệt may cần nhiều giải pháp căn cơ để vượt khó

VOV.VN - Nếu không có chính sách đột phá, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 dự báo sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với năm 2016.