Vụ 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần: Công tác quản lý còn lỗ hổng?

VOV.VN - Một lò mổ có quy mô lớn nhất ở TP.HCM có đến 3.750 con heo bị phát hiện tiêm thuốc an thần, khiến người dân không khỏi lo lắng. 

Điều đáng nói là phần lớn số heo này được đeo vòng truy xuất nguồn gốc. Từ vấn đề này, bài toán đặt ra cho công tác quản lý trong việc kiểm soát nguồn thịt heo cũng như việc sử dụng thuốc an thần, liệu có lỗ hổng nào trong công tác quản lý?

Công tác quản lý trong việc kiểm soát nguồn thịt heo cũng như việc sử dụng thuốc an thần có lỗ hổng?(Ảnh minh họa)

Khoảng 3.750 con heo bị tiêm thuốc Combistress, một loại thuốc an thần nhằm làm cho heo không căng thẳng và ngủ, để hạn chế heo chết, bị thương trong quá trình vận chuyển.

Thuốc này còn làm cho thịt heo sau khi giết mổ sẽ săn chắc, đỏ tươi, nhìn bắt mắt. Tồn dư thuốc Combistress trong thịt heo sẽ làm cho người ăn phải mắc các bệnh như thận, tiêu hóa, thần kinh…

Phải “mật phục” hơn 1 tháng, lực lượng chức năng mới bắt quả tang được các công nhân đang tiêm thuốc an thần vào thịt heo. Xuyên Á là cơ sở giết mổ quy mô lớn nhất TP.HCM với mỗi đêm làm thịt khoảng 5.000 con heo, chiếm hơn 50% tổng lượng heo giết mổ của thành phố. Thế nhưng, trong một thời gian dài, sự việc này không được phát hiện cho đến khi thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cuộc.

Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho rằng: cơ quan quản lý giám sát giết mổ tồn tại, cán bộ thú y vẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhưng hành vi tiêm thuốc an thần bị cấm lại diễn ra một cách dễ dàng với quy mô lớn chưa từng có. Điều đó cho thấy sự buông lỏng trong công tác quản lý, quản lý một cách không hiệu quả, hoặc có sự tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.  

Bác sĩ Ký cho rằng: “Từ khâu vận chuyển gia súc gia cầm trên đường đi cho tới lò giết mổ hoàn toàn chúng ta không kiểm soát được. Ngành thú y, nông nghiệp TPHCM phải xem xét lại cách quản lý để heo từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng, vào lò mổ phải kiểm soát được, như hiện nay chúng ta không kiểm soát được”.  

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, mỗi khi xe chở heo sống từ các tỉnh đưa vào cơ sở giết mổ Xuyên Á thì nhân viên thú y xé niêm phong và kiểm tra lâm sàng. Khi heo không có vấn đề nghi vấn mới được cho vào các ô chuồng. 

Thời điểm lùa heo vào ô chuồng chính là lúc các đối tượng thường lợi dụng để tiêm thuốc an thần cho heo. Còn với khâu kiểm tra hành chính, tất cả heo nhập về phải có giấy chứng nhận kiểm dịch và kê khai nguồn gốc.

Ông Phát nói: “Khâu kiểm soát giết mổ sẽ thực hiện theo quy trình, cách khám theo quy định tại Thông tư 07 của Bộ NN&PTNT. Cán bộ thú y có cách khám thân thịt, hạch bạch huyết theo quy định, những phần thịt, ngũ tạng có dấu hiệu bệnh tật, chấn thương phải loại bỏ và tiêu hủy”.

Cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại tập trung? (Ảnh minh họa)

Trong số gần 4.000 con heo bị tiêm thuốc an thần thì phần lớn đã được đeo vòng truy xuất nguồn gốc. Việc kiểm soát thông tin của thịt heo có đeo vòng truy xuất chỉ đến được cửa của cơ sở giết mổ, còn ở khâu giết mổ, ít ai nghĩ rằng, thương lái có thể sử dụng thuốc an thần để tiêm cho heo nhằm thu lợi bất chính.

Cũng theo ông Phát, sau sự việc này, Chi cục Thú y TP.HCM sẽ rà soát và điều chỉnh quy trình kiểm tra trước khi đưa heo giết mổ, yêu cầu chủ cơ sở giết mổ buộc chủ heo làm cam kết không tiêm thuốc an thần, nếu vi phạm thì ngừng hợp đồng giết mổ.

Dư luận cho rằng, việc sử dụng thuốc an thần tại cơ sở Xuyên Á chắc chắn không phải là lần đầu tiên. Lò mổ quy mô lớn và đăng ký đầy đủ như Xuyên Á cũng vi phạm, thì hoàn toàn có thể nghi ngờ các lò mổ chui, lò mổ quy mô nhỏ hơn, việc tiêm thuốc an thần cũng sẽ xảy ra.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM, cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại tập trung đúng theo chủ trương mà thành phố đã chỉ đạo cho ngành nông nghiệp phát triển nông thôn nhiều năm qua. Việc thực hiện cần phải quyết liệt hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm từ gốc đến ngọn.

Bà Lan cho rằng, một vấn đề quan trọng là công tác quản lý thuốc an thần. Nếu đúng theo chỉ định, thuốc an thần chỉ dùng trong những trường hợp cần chữa bệnh, cần phẫu thuật cho heo, hoặc heo nái đẻ con. Tuy nhiên, ở đây, thuốc an thần lại được dùng tràn lan với mục đích thu lợi bất chính.

“Chúng ta cần phải thống kê lại, về lượng thuốc, không chỉ riêng thuốc an thần mà còn những thuốc khác. Cứ có sự gia tăng đột biến một loại thuốc nào đó thì sẽ có mục tiêu thu lợi bất chính. Phải xem lại điều kiện kinh doanh, chứ không thể để hóa chất, các loại thuốc có thể mua bán trôi nổi mua bán một cách tự do như vậy”, bà Lan cho biết thêm.

TP.HCM đã quyết định tiêu hủy 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần của 13 thương lái. Điều này là hợp lý để răn đe đối với những hành vi vi phạm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe hàng triệu người. Tuy nhiên, dư luận còn bức xúc là hiện nay mức phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm cao nhất là 35 triệu đồng thì còn quá thấp.

Ở các nước tiên tiến, hành vi vi phạm này được quy trách nhiệm hình sự. Vì vậy, các ngành chức năng cần kiến nghị thay đổi mức xử phạt mạnh đối với những hành vi nói trên.

Tại TP.HCM, nơi mà mỗi ngày có đến 10.000 con heo được tiêu thụ, cần tăng cường xử lý các lỗ hổng trong công tác quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn và trách nhiệm của cán bộ thú y.

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với liên ngành giữa thanh tra chuyên ngành, các quận huyện, quy trách nhiệm trong việc theo dõi giám sát cùng với lực lượng chuyên ngành để giám sát chặt chẽ việc giết mổ và lưu hành thịt heo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu hủy heo tiêm thuốc an thần, tạm ngưng hoạt động cơ sở giết mổ
Tiêu hủy heo tiêm thuốc an thần, tạm ngưng hoạt động cơ sở giết mổ

VOV.VN - UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn chỉ đạo tiêu hủy 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ tại Cơ sở giết mổ Xuyên Á.

Tiêu hủy heo tiêm thuốc an thần, tạm ngưng hoạt động cơ sở giết mổ

Tiêu hủy heo tiêm thuốc an thần, tạm ngưng hoạt động cơ sở giết mổ

VOV.VN - UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn chỉ đạo tiêu hủy 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ tại Cơ sở giết mổ Xuyên Á.

Lợn được tiêm thuốc an thần, người dân lãnh đủ
Lợn được tiêm thuốc an thần, người dân lãnh đủ

VOV.VN -Tiêm thuốc an thần cho lợn, người nuôi dễ dàng bơm nước vào lợn để tăng trọng lượng, làm cho thịt hồng hào, bắt mắt

Lợn được tiêm thuốc an thần, người dân lãnh đủ

Lợn được tiêm thuốc an thần, người dân lãnh đủ

VOV.VN -Tiêm thuốc an thần cho lợn, người nuôi dễ dàng bơm nước vào lợn để tăng trọng lượng, làm cho thịt hồng hào, bắt mắt

Hơn 100 con heo bị bơm nước, tiêm thuốc an thần
Hơn 100 con heo bị bơm nước, tiêm thuốc an thần

Theo chủ cơ sở, bơm nước và tiêm thuốc vào heo chuẩn bị giết mổ với mục đích tăng trọng lượng thịt.

Hơn 100 con heo bị bơm nước, tiêm thuốc an thần

Hơn 100 con heo bị bơm nước, tiêm thuốc an thần

Theo chủ cơ sở, bơm nước và tiêm thuốc vào heo chuẩn bị giết mổ với mục đích tăng trọng lượng thịt.

Chưa xử được đối tượng cho heo ăn thuốc an thần
Chưa xử được đối tượng cho heo ăn thuốc an thần

Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM nói chưa xử được đối tượng cho heo ăn thuốc an thần chỉ khi bắt tận tay đối tượng đang tiêm thuốc mới có chứng cứ.

Chưa xử được đối tượng cho heo ăn thuốc an thần

Chưa xử được đối tượng cho heo ăn thuốc an thần

Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM nói chưa xử được đối tượng cho heo ăn thuốc an thần chỉ khi bắt tận tay đối tượng đang tiêm thuốc mới có chứng cứ.

Làm thế nào để phân biệt được thịt heo bị tiêm thuốc an thần?
Làm thế nào để phân biệt được thịt heo bị tiêm thuốc an thần?

VOV.VN - Khi bắt gặp các loại thịt heo mềm, ướt, các thớ thịt căng mọng nước thì có khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc an thần.

Làm thế nào để phân biệt được thịt heo bị tiêm thuốc an thần?

Làm thế nào để phân biệt được thịt heo bị tiêm thuốc an thần?

VOV.VN - Khi bắt gặp các loại thịt heo mềm, ướt, các thớ thịt căng mọng nước thì có khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc an thần.