Hàn Quốc tăng hạn ngạch lao động Việt Nam từ năm 2017

VOV.VN - Hàn Quốc tăng hạn ngạch lao động Việt Nam sang làm việc trong năm 2017 và các năm tiếp theo.

Tối 18/3, thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nhằm thúc đẩy và tăng cường hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội, thúc đẩy việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), từ ngày 16-18/3, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc.

Hội đàm giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc.

Tại đây, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã làm việc với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc về Chương trình EPS.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Ki Kweon đã thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, đặc biệt tiếp tục nỗ lực trong việc tăng hạn ngạch lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2017 và các năm tiếp theo.

Hiện tại Hàn Quốc có 107.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc, trong đó có hơn 40.000 lao động theo Chương trình EPS.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Việc hai bên ký lại Bản ghi nhớ bình thường về tiếp nhận lao động theo Chương trình EPS vào tháng 5/2016 đã tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa hai quốc gia.

Tại buổi gặp, hai bên đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình EPS, bao gồm việc phối hợp thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam và tăng cường xử phạt doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thị sát đầu bếp chuẩn bị các suất ăn cho lao động.

Thứ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc Koh Young-sun nhấn mạnh: “Việc giảm tỷ lệ người lao động bỏ trốn là yếu tố quan trọng để phía Hàn Quốc xem xét tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc theo Chương trình EPS trong năm 2017 cũng như những năm tiếp theo”.

Lãnh đạo Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc ghi nhận những khó khăn của những người dân tại các tỉnh miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường năm 2016 và cho biết sẽ xem xét một cách tích cực để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động thuộc các huyện ven biển tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam có thể tham gia Chương trình EPS.

Lãnh đạo hai Bộ cũng trao đổi và thảo luận các biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho số lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hai bên nhất trí về lâu dài, việc phái cử và tiếp nhận lao động giữa hai nước sẽ chú trọng vào đối tượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của mỗi bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội xuất khẩu lao động cho thu nhập cao đang rất lớn trong năm 2017
Cơ hội xuất khẩu lao động cho thu nhập cao đang rất lớn trong năm 2017

VOV.VN -Cơ hội làm việc cho những lao động xuất khẩu trong năm 2017 đang rất lớn, đặc biệt là những người sở hữu chuyên môn cao.

Cơ hội xuất khẩu lao động cho thu nhập cao đang rất lớn trong năm 2017

Cơ hội xuất khẩu lao động cho thu nhập cao đang rất lớn trong năm 2017

VOV.VN -Cơ hội làm việc cho những lao động xuất khẩu trong năm 2017 đang rất lớn, đặc biệt là những người sở hữu chuyên môn cao.

5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động vào “tầm ngắm” của thanh tra
5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động vào “tầm ngắm” của thanh tra

VOV.VN - Những doanh nghiệp trong diện thanh tra bao gồm: Vinacomin, công ty TMDS, công ty Nhật Minh, công ty Thăng Long, công ty Hoàng Phát.

5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động vào “tầm ngắm” của thanh tra

5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động vào “tầm ngắm” của thanh tra

VOV.VN - Những doanh nghiệp trong diện thanh tra bao gồm: Vinacomin, công ty TMDS, công ty Nhật Minh, công ty Thăng Long, công ty Hoàng Phát.

Có doanh nghiệp xuất khẩu lao động yếu, kém hay kêu về "giấy phép con"
Có doanh nghiệp xuất khẩu lao động yếu, kém hay kêu về "giấy phép con"

VOV.VN - Một trong các hạn chế lớn nhất hiện nay đó là nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín của mình.

Có doanh nghiệp xuất khẩu lao động yếu, kém hay kêu về "giấy phép con"

Có doanh nghiệp xuất khẩu lao động yếu, kém hay kêu về "giấy phép con"

VOV.VN - Một trong các hạn chế lớn nhất hiện nay đó là nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín của mình.