Những điểm thí sinh cần lưu ý khi thay đổi nguyện vọng

VOV.VN -Thí sinh có thể được thay đổi nguyện vọng nhiều lần trong khung thời gian quy định và nên cân nhắc để hướng tới kết quả tốt nhất.

Lưu ý thí sinh trong việc thay đổi nguyện vọng gửi đến các trường ĐH, CĐ, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ BD-ĐT) cho biết: Về mặt nguyên tắc, thí sinh có thể được thay đổi nguyện vọng nhiều lần trong khung thời gian quy định.

Tuy nhiên, các em nên tham khảo thông tin và cân nhắc để quyết định việc đăng ký nguyện vọng của mình hướng tới kết quả tốt nhất. Việc thay đổi nguyện vọng các em có thể biết được trong công bố thông tin về đăng ký xét tuyển của trường.

Thí sinh cần cân nhắc trước khi thay đổi nguyện vọng hoặc rút hồ sơ

Cụ thể, ở trường cũ nếu thí sinh không có tên trong danh sách đăng ký xét tuyển nữa, còn ở trường mới thí sinh sẽ có tên trong danh sách xét tuyển. Bộ GD-ĐT đã có giải pháp quản lý và kỹ thuật để đảm bảo việc thay đổi nguyện vọng của các em thuận lợi, đảm bảo thời gian quy định.

Ông Mai Văn Trinh khẳng định: Theo quy chế tuyển sinh, ở đợt xét tuyển đầu tiên mỗi thí sinh có thể đăng ký tối đa 4 nguyện vọng ở một trường ĐH, CĐ. Công tác xét tuyển (hỗ trợ của phần mềm) đảm bảo mỗi thí sinh sẽ nhận được kết quả tốt nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký. 

Khi đã trúng tuyển vào một nguyện vọng thì thí sinh không được tham gia xét tuyển các nguyện vọng khác và các đợt khác. Đây là một trong những giải pháp hạn chế tình trạng thí sinh ảo.

Không có quy định nào bắt buộc đợt xét tuyển đầu tiên các trường chỉ được tuyển 70% chỉ tiêu. Tùy thuộc vào tình hình đăng ký xét tuyển vào các ngành/nhóm ngành của trường để Hội đồng tuyển sinh của trường quyết định điểm trúng tuyển vừa đáp ứng chỉ tiêu đào tạo vừa đảm bảo chất lượng đầu vào. Nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì các trường có thể tuyển bổ sung ở đợt tiếp theo.

Chuyển hồ sơ qua bưu điện trong vòng 2 ngày

Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện mà đến ngày 20/8 trường vẫn chưa nhận được hồ sơ, ông Mai Văn Trinh trả lời: Nếu thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện thì trường ĐH, CĐ sẽ căn cứ dấu xác nhận trên bưu phẩm để tính mốc thời gian nộp hồ sơ.

Ngành bưu chính cố gắng trong vòng hai ngày có thể chuyển bưu phẩm các địa phương trong cả nước đến các trường ĐH, CĐ. Trong trường hợp thí sinh chưa thấy tên mình, trước hết em cần liên hệ với bưu điện để xác nhận kết quả chuyển phát. 

Nếu bưu phẩm đã được gửi đến trường thì thí sinh liên hệ trực tiếp với nhà trường. Trong trường hợp bị thất lạc thì liên hệ với bưu điện và với trường, hoặc nếu cần thiết liên hệ trực tiếp với Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục để có biện pháp hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Ông Mai Văn Trinh chia sẻ thêm: Theo nguyện vọng của các trường ĐH, CĐ với tinh thần tự chủ tuyển sinh nên việc đăng ký xét tuyển diễn ra ở các trường. Quy chế cho phép các thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng các hình thức khác nhau như: trực tiếp, trực tuyến qua mạng, gửi chuyển phát…

Để hỗ trợ thí sinh, Bộ GD-ĐT đã cho phép thí sinh nộp và thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển tại các Sở GD-ĐT. 

Như vậy, Sở GD-ĐT đã phối hợp cùng với các trường ĐH, CĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trong công tác tuyển sinh. Việc làm này sẽ làm các Sở GD-ĐT vất vả hơn nhưng vì quyền lợi của thí sinh những khó khăn sẽ được các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục vượt qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1
Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1

VOV.VN -Thí sinh trực tiếp rút hồ sơ tại trường, tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1

Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1

VOV.VN -Thí sinh trực tiếp rút hồ sơ tại trường, tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Tuyển sinh đại học 2015: Nhọc nhằn rút, nộp hồ sơ
Tuyển sinh đại học 2015: Nhọc nhằn rút, nộp hồ sơ

VOV.VN - Những đổi mới của kỳ thi năm nay yêu cầu thí sinh phải thường xuyên cập nhật thông tin, di chuyển nhiều để nộp – rút hồ sơ.

Tuyển sinh đại học 2015: Nhọc nhằn rút, nộp hồ sơ

Tuyển sinh đại học 2015: Nhọc nhằn rút, nộp hồ sơ

VOV.VN - Những đổi mới của kỳ thi năm nay yêu cầu thí sinh phải thường xuyên cập nhật thông tin, di chuyển nhiều để nộp – rút hồ sơ.

Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?
Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?

VOV.VN -Tuyển sinh ĐH 2015 vào giai đoạn nước rút, nhiều thí sinh “điểm khủng” bây giờ mới nộp hồ sơ, đánh bật nhiều thí sinh ra khỏi danh sách an toàn.

Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?

Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?

VOV.VN -Tuyển sinh ĐH 2015 vào giai đoạn nước rút, nhiều thí sinh “điểm khủng” bây giờ mới nộp hồ sơ, đánh bật nhiều thí sinh ra khỏi danh sách an toàn.

Tuyển sinh Đại học 2015: Phụ huynh bất an, học sinh lo lắng
Tuyển sinh Đại học 2015: Phụ huynh bất an, học sinh lo lắng

VOV.VN - Xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng đợt 1 năm nay đã và đang gây ra nhiều lo lắng, bất an cho phụ huynh và học sinh.

Tuyển sinh Đại học 2015: Phụ huynh bất an, học sinh lo lắng

Tuyển sinh Đại học 2015: Phụ huynh bất an, học sinh lo lắng

VOV.VN - Xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng đợt 1 năm nay đã và đang gây ra nhiều lo lắng, bất an cho phụ huynh và học sinh.

Thanh tra tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm 2015
Thanh tra tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm 2015

VOV.VN -Việc thanh tra tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 nhằm giúp Bộ và các hiệu trưởng nắm thông tin chính xác về việc tổ chức tuyển sinh

Thanh tra tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm 2015

Thanh tra tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm 2015

VOV.VN -Việc thanh tra tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 nhằm giúp Bộ và các hiệu trưởng nắm thông tin chính xác về việc tổ chức tuyển sinh

Nên “phá đi làm lại” hay chỉ cần sửa đổi?
Nên “phá đi làm lại” hay chỉ cần sửa đổi?

VOV.VN -Một kỳ thi với quá nhiều sự kiện "nhớ đời" làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của nhiều gia đình. Sang năm có tiếp tục thi theo cách này?

Nên “phá đi làm lại” hay chỉ cần sửa đổi?

Nên “phá đi làm lại” hay chỉ cần sửa đổi?

VOV.VN -Một kỳ thi với quá nhiều sự kiện "nhớ đời" làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của nhiều gia đình. Sang năm có tiếp tục thi theo cách này?