173 doanh nghiệp dùng dằng không muốn “về một nhà” với SCIC

173 trong tổng số 234 doanh nghiệp thuộc diện nghiệp thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC vẫn đang "chây ỳ" không thực hiện.

Đây là thông tin Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đại diện Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đưa ra tại cuộc họp về xây dựng phương án chuyển giao doanh nghiệp về SCIC, ngày 21/2.

Ảnh minh họa.

Báo cáo của Viện CIEM và đại diện SCIC cho biết, từ năm 2013 đến nay có khoảng 234 doanh nghiệp Nhà nước có thoả thuận chuyển giao vốn về SCIC, tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 61 doanh nghiệp đã "thoả thuận được" là sẽ chuyển giao.

Còn lại 173 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao nhưng SCIC và các bộ, UBND tỉnh vẫn chưa "thoả thuận được".

Trong đó có 32 doanh nghiệp trực thuộc các bộ, ban ngành trung ương, nhiều nhất là Bộ Công thương với 8 doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải (5), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (5), Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (10) và Bộ Y tế (4).

Còn lại các địa phương còn giữ 141 doanh nghiệp, trong đó TP.HCM còn giữ 50, Gia Lai 15, Thừa Thiên Huế 13, Bình Định 11, Điện Biên 7,

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các bộ, UBND tỉnh thực hiện chuyển giao các doanh nghiệp còn lại trước quý I/2017, tuy nhiên đến nay việc chuyển giao vẫn chưa thực hiện xong.

Hiện số vốn Nhà nước tại 173 doanh nghiệp này vào khoảng 82.600 tỷ đồng, trong đó vốn tồn ở doanh nghiệp trực thuộc bộ là 46,9 tỷ đồng, vốn của các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, địa phương là 60,2 tỷ đồng.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện CIEM cho rằng nhiều địa phương, bộ ngành có doanh nghiệp trực thuộc hiện không muốn chuyển giao vốn cho SCIC, nhiều nơi vẫn muốn giữ doanh nghiệp để quản lý hoặc chỉ chuyển giao những doanh nghiệp yếu kém cho SCIC.

"Nhiều địa phương có quan điểm không chuyển doanh nghiệp về SCIC bởi các doanh nghiệp này để "phục vụ cho sự nghiệp phát triển của địa phương" bất kể doanh nghiệp công ích hay doanh nghiệp kinh doanh", ông Hiếu nói.

Còn theo đại diện của SCIC, có khá nhiều tập đoàn, tổng công ty, công khai "phơt lờ" lệnh của Thủ tướng Chính phủ.

Đại diện SCIC cho biết: "Dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhưng nhiều bộ, ban ngành và địa phương triển khai việc chuyển vốn về SCIC rất chậm. Nhiều bộ, ban ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo veiẹc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp cho SCIC. Dù Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo tại Công văn 10382/VPCP-ĐMDN ngày 11/12/2015, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không được bán bớt phần vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết, trước khi bàn giao về SCIC. Tuy nhiên, một số tập đoàn, tổng công ty vẫn tiến hành bán vốn".

Nhận xét trước thực trạng này, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng quá trình chuyển giao chậm này thể hiện chất lượng cải cách quá chậm.

"Không chỉ đơn giản là chuyển đổi chậm. Sâu xa hơn là sự níu kéo giằng xe lợi ích. Đấy là những thứ cần phải trao đổi để tìm kiếm giải pháp hợp lý", ông Cung nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?
Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

VOV.VN - Mặc dù Chính phủ đã quy định về quy chế thoái vốn nhưng một số bộ, ngành và địa phương vẫn cố tình “trì hoãn” giữ vốn, không bàn giao.

Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

Bán vốn trước khi về SCIC: Có “chống lệnh” Chính phủ?

VOV.VN - Mặc dù Chính phủ đã quy định về quy chế thoái vốn nhưng một số bộ, ngành và địa phương vẫn cố tình “trì hoãn” giữ vốn, không bàn giao.

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới
VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VTV xin thoái vốn để tập trung vào phát triển truyền hình, trong khi SCIC cho rằng dự án không nằm trong danh mục Nhà nước cần chi phối.

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VTV và SCIC xin rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VTV xin thoái vốn để tập trung vào phát triển truyền hình, trong khi SCIC cho rằng dự án không nằm trong danh mục Nhà nước cần chi phối.

SCIC sắp thoái 3,33% vốn ở Vinamilk, có thể thu về 7.000 tỷ đồng
SCIC sắp thoái 3,33% vốn ở Vinamilk, có thể thu về 7.000 tỷ đồng

VOV.VN - Nếu thị trường tốt, đợt bán vốn lần này có thể giúp thu về 6.500-7.000 tỷ đồng.

SCIC sắp thoái 3,33% vốn ở Vinamilk, có thể thu về 7.000 tỷ đồng

SCIC sắp thoái 3,33% vốn ở Vinamilk, có thể thu về 7.000 tỷ đồng

VOV.VN - Nếu thị trường tốt, đợt bán vốn lần này có thể giúp thu về 6.500-7.000 tỷ đồng.

SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?
SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?

VOV.VN - SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư chứ không phải tư cách một cơ quan chủ quản, cấp trên của DNNN.

SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?

SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư cho DNNN?

VOV.VN - SCIC sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư chứ không phải tư cách một cơ quan chủ quản, cấp trên của DNNN.

SCIC được rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới
SCIC được rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VOV.VN -SCIC được phép chủ động bán vốn tại CTCP Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam, một doanh nghiệp được lập nhằm xây tháp truyền hình cao nhất thế giới tại VN.

SCIC được rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

SCIC được rút khỏi dự án Tháp truyền hình cao nhất thế giới

VOV.VN -SCIC được phép chủ động bán vốn tại CTCP Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam, một doanh nghiệp được lập nhằm xây tháp truyền hình cao nhất thế giới tại VN.