Những sai lầm người bệnh ung thư thường mắc phải

VOV.VN - Bệnh nhân chán nản, buồn bã, không vận động…nên dẫn tới chán ăn, sức khoẻ suy kiệt.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư, hầu hết người bệnh đều gặp phải những khó khăn trong dinh dưỡng hàng ngày hay gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn trong quá trình điều trị.

Đặc biệt là khi điều trị bằng hoá chất (hoá trị), xạ trị…tuỳ thuộc vào vị trí, đặc điểm của khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Bệnh nhân ung thư điều trị bằng hoá chất (Ảnh minh hoạ: KT)
Tuy nhiên, trong quá trình này, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những vấn đề không mong muốn. Học cách chấp nhận và giải quyết những khó khăn này sẽ giúp bệnh nhân có sức khoẻ tốt để chống chọi với bệnh tật.

Bác sĩ Thân Văn Thịnh – Bệnh viện Ưng bướu Hà Nội cho biết, ở những bệnh nhân ung thư, chứng biến ăn là một trong những vấn đề rất phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này là do những tác dụng phụ của hoá chất (hoá trị) trong quá trình điều trị dẫn đến nhưng thay đổi về khẩu vị của người bệnh. Nhưng cũng có thể đó là một vấn đề của tâm lý.

Bác sĩ Thịnh chia sẻ có trường hợp bệnh nhân không ăn uống được. Không phải là do vấn đề tiêu hoá mà do bệnh nhân chán nản, buồn bã, u uất nên không muốn ăn, không muốn ra  ngoài, không muốn vận động.

“Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm. Chúng ta, đặc biệt là với những bệnh nhân ung thư, càng bình thường càng tốt, càng vui vẻ càng tốt. Người bệnh nên vận động, sinh hoạt bình thường, có như thế bệnh nhân có vận động thì có chuyển hoá, khi đó mới ăn được, sức khoẻ mới tăng lên để đáp ứng điều trị”- bác sĩ Thịnh nói.

Bên cạnh chứng biếng ăn thì vấn đề cân bằng dinh dưỡng cho bệnh ung thư đồng thời cũng mắc những bệnh khác như tiểu đường, viêm gan là bài toán vô cùng khó khăn cho các các bác sĩ.

Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường đang điều trị ung thư thì nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng để giúp cho bệnh nhân phục hồi và đảm bảo duy trì sức khoẻ để điều trị. Nhưng đổi lại, nếu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh ung thư thì nguy cơ tiểu đường lại tăng cao hơn bình thường.

Đối với những bệnh nhân này, các sĩ Thân Văn Thịnh cho biết: “Những bệnh nhân tiểu đường vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng đồng thời kết hợp với các bác sĩ nội tiết để kiểm soát tiểu đường cho bệnh nhân bằng thuốc. Phải duy trì thuốc rất hợp lý, có thể uống hoặc tiêm. Chế độ ăn uống vẫn phải đảm bảo protit như người bình thường, kiểm soát tinh bột, đường. Bệnh nhân tiểu đường phải tránh những loại hoa quả có nhiều đường đơn”.

Điều trị hoá chất thực sự có rất nhiều tác dụng phụ, về tâm lý, về thể chất… Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân sau điều trị hoá chất là buồn nôn và nôn, khó ăn uống. Bác sĩ cũng cho biết, thậm chí có những trường hợp bệnh nhân nôn đến mức bác sĩ phải thay đổi phác đồ điều trị, không thể tiếp tục điều trị theo phác đồ cũ. Những trường hợp này, các bác sĩ thường thay đổi liều truyền cho bệnh nhân.

Lời khuyên cho những bệnh nhân thường gặp vấn đề này là ngoài uống thuốc chống nôn nên ăn khi chưa đói, ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn chậm, uống chậm, chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh những thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay nồng…

Thậm chí khi bệnh nhân không ăn cũng có thể nôn, khi đó, uống nhiều nước cũng là một giải pháp để hạn chế quá trình đào thải, quá trình kích thích gây nôn cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân nôn quá nhiều, không dứt, lời khuyên của bác sĩ là nên đến các chuyên khoa ung bướu để có phương pháp điều trị tích cực hơn.

Hầu hết bệnh nhân ung thư sau quá trình điều trị đều suy nhược, mệt mỏi. Ở những bệnh nhân đã phẫu thuật, xạ trị, hoá trị tình trạng này có thể nặng hơn. Điều này có thể là do tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng hay đau đớn của người bệnh. Ngoài ra, tác dụng phụ sau điều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân rụng tóc. Đây là vấn đề rất ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nữ. Mặc dù tác dụng phụ này có thể hết sau quá trình điều trị nhưng việc trấn an, tư vấn rất cần thiết để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Đây chỉ là một số những khó khăn mà bệnh nhân ung thư phải đối mặt trong quá trình chữa bệnh, nhưng quan trọng nhất, người bệnh phải luôn lạc quan, tìm cách giải quyết những khó khăn để đảm bảo sức khoẻ, tiếp tục cho quá trình điều trị lâu dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực phẩm nào dễ làm tăng nguy cơ ung thư vú
Thực phẩm nào dễ làm tăng nguy cơ ung thư vú

VOV.VN - Chế độ ăn uống chịu trách nhiệm cho khoảng 30- 40% các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Để ngăn ngừa ung thư vú nên hạn chế ăn những thứ này.

Thực phẩm nào dễ làm tăng nguy cơ ung thư vú

Thực phẩm nào dễ làm tăng nguy cơ ung thư vú

VOV.VN - Chế độ ăn uống chịu trách nhiệm cho khoảng 30- 40% các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Để ngăn ngừa ung thư vú nên hạn chế ăn những thứ này.

Hơn 96% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc
Hơn 96% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc

VOV.VN - Theo thống kê của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc là 96,8% và là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm.

Hơn 96% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc

Hơn 96% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc

VOV.VN - Theo thống kê của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc là 96,8% và là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm.

Quan niệm sai lầm, bệnh nhân ung thư tự giết chết chính mình
Quan niệm sai lầm, bệnh nhân ung thư tự giết chết chính mình

VOV.VN -  Vì những quan niệm sai lầm, người bệnh ung thư bỏ qua thời gian vàng, tước đi cơ hội chữa bệnh của mình. 

Quan niệm sai lầm, bệnh nhân ung thư tự giết chết chính mình

Quan niệm sai lầm, bệnh nhân ung thư tự giết chết chính mình

VOV.VN -  Vì những quan niệm sai lầm, người bệnh ung thư bỏ qua thời gian vàng, tước đi cơ hội chữa bệnh của mình. 

Ung thư máu nguy hiểm như thế nào?
Ung thư máu nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là bệnh ác tính của các tổ chức tạo máu. 

Ung thư máu nguy hiểm như thế nào?

Ung thư máu nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là bệnh ác tính của các tổ chức tạo máu.