Thấy gì sau những đại án ngân hàng nghiêm trọng?

VOV.VN - Tính tuân thủ tại một số tổ chức tài chính, tín dụng còn rất lỏng lẻo, quản lý còn thiếu sót cần điều chỉnh để tiến lên một bước cao hơn.

Những sai phạm xảy ra tại một số ngân hàng khiến nhiều người ngạc nhiên, đặt câu hỏi: Vì sao, một lĩnh vực được quản lý chặt chẽ, lãnh đạo, nhân viên là những người có năng lực, trình độ nhưng vẫn bị vướng vào vòng lao lý? Đâu là nguyên nhân, bài học sau những vụ việc gần đây?

Phóng viên Báo TNVN phỏng vấn Chuyên gia tài chính, ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.

PV: Thưa ông, sau vụ bầu Kiên, mới đây một loạt sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Agribank, OceanBank, Sacombank… khiến nhiều lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, thậm chí cả một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng dính vào vòng lao lý. Ông nhận định như thế nào về những sự việc này?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tiền tệ là lĩnh vực sống còn của mọi quốc gia. Nó không những ảnh hưởng đến quốc gia đó mà còn đến từng cá nhân, vì vậy được bảo vệ một cách chặt chẽ. Việt Nam không ngoại lệ, Chính phủ tìm mọi cách để đảm bảo an ninh tiền tệ.

Chuyên gia tài chính, ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu.
Là lĩnh vực thiết yếu nhưng thời gian qua chúng ta thấy có rất nhiều sai phạm. Đây có lẽ là một nghịch lý. Không bàn đến vấn đề các vi phạm đó xảy ra như thế nào, pháp luật xử lý làm sao, tôi muốn bàn đến thực tế những vi phạm đó xảy ra trong môi trường mà đáng ra phải được quản lý chặt chẽ nhất. Đây là một điều làm chúng ta ngạc nhiên nhất và cũng là điều cần quan tâm nhất.

Trong lĩnh vực ảnh hưởng đến sinh tồn của một quốc gia lại xảy ra sai phạm thì đây là bài học cho chúng ta. Từ cơ quan quản lý cho đến người dân và cho đến các định chế tài chính của ngân hàng.

PV: Phải chăng các ngân hàng còn rất lỏng lẻo trong quản lý, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Đúng là trong ngân hàng mặc dù có những quy định chặt chẽ nhưng vẫn có những lỗ hổng. Vì thế, một số lãnh đạo ngân hàng đã sử dụng những lỗ hổng đó để thực hiện những việc phạm pháp. Chẳng hạn, một số lãnh đạo chi lãi ngoài với số tiền lớn để giữ chân khách hàng. Việc chi tiền như thế đã vi phạm quy định lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước.

Vi phạm thứ hai là tham nhũng, hối lộ, vì tiền của khách hàng phần lớn là tiền của doanh nghiệp có vốn Nhà nước, tức là tiền của Nhà nước. Lãnh đạo của doanh nghiệp được ngân hàng chi trả tiền thêm, nghĩa là họ dùng tiền của ngân sách để trục lợi riêng cho họ. Đây là hai việc chúng ta phải quan tâm.

Chúng ta phải nhìn nhận bài trừ tham nhũng vẫn là con đường dài nên phải kiên trì. Tôi rất quan tâm tính tuân thủ pháp luật của một số thành phần kinh tế còn yếu. Tôi đã làm việc nhiều năm ở Mỹ, Đức..., các định chế tài chính ở các nước này tuân thủ pháp luật rất chặt chẽ. Dĩ nhiên, họ cũng có những trường hợp gian lận, lừa đảo, nhưng mức độ nhỏ bé, riêng lẻ chứ không mang tính hệ thống như Việt Nam.

Ví như vụ án toà đang xử, vi phạm tạo thành chuỗi trong một ngân hàng từ cấp cao đến cấp trung và cấp thấp. Các trường hợp như thế khó xảy ra ở các nước tiên tiến. Ở Việt Nam, tính tuân thủ tại một số tổ chức tài chính, tín dụng rất lỏng lẻo, quản lý còn thiếu sót. Đây là bài học của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh để tiến lên một bước cao hơn, hòa nhập thế giới.

PV: Theo ông, trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước tới đâu, như thế nào?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Trong sai phạm vừa qua, trách nhiệm đầu tiên là của các định chế tài chính, họ không tuân thủ quy định luật pháp, nhưng có phần trách nhiệm của cơ quản lý. Cơ quan quản lý có lỗ hổng nào đó để các định chế tài chính lọt qua được. Điển hình trong 2 ngân hàng đã được xử lý. Cơ quan quản lý đã thanh tra, giám sát các ngân hàng này hàng năm trời.

Với những gì đã xảy ra, tôi không hiểu tại sao các vi phạm này lại lọt được qua mạng lưới kiểm soát và thanh tra chặt chẽ. Việc kiểm soát được thực hiện hàng ngày, hàng giờ, vậy sao lãnh đạo các ngân hàng này lại lọt qua được sự kiểm soát đó? NHNN phải xem xét lại bộ phận thanh tra của mình.

Tôi rất mừng, mới đây NHNN đưa ra dự thảo sẽ thanh tra ngân hàng, chấm điểm tín nhiệm các ngân hàng theo hệ thống tiêu chuẩn mới gồm 6 tiêu chí cụ thể. Các ngân hàng sẽ được thông báo mình đang ở loại nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh tức thời. Tôi nghĩ rằng, nếu NHNN sử dụng phương pháp chấm điểm tín nhiệm cách đây 10 năm thì có lẽ không có chuyện ngân hàng Xây dựng hay Đại dương vi phạm kéo theo hàng trăm người rơi vào vòng lao lý.

PV: Có ý kiến cho rằng, một số ông chủ ngân hàng vì hám lợi mà đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng. Chính điều này hình thành nợ xấu, đẩy ngân hàng vào khó khăn. Quan điểm của ông như thế nào?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Các cụ thường nói “dục tốc bất đạt”, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Nếu chúng ta vội vã đẩy tín dụng lên sẽ gây lạm phát và gây hậu quả khác cho nền kinh tế.

Như chúng ta đã biết, có 2 lĩnh vực dễ cho vay nhất là bất động sản và chứng khoán bởi vốn lớn, giải ngân nhanh, tài sản đảm bảo chắc nhưng lại xảy ra rủi ro nhiều nhất. Ngân hàng đẩy tiền vào những lĩnh vực như thế thì rủi ro rất lớn có thể dẫn đến lạm phát. 

PV: Vậy đâu là giải pháp thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam cần cẩn thận vấn đề tăng trưởng tín dụng, mức tăng trưởng 21-22% là quá cao. Với GDP tăng 6,7%/năm thì Việt Nam nên duy trì tăng trưởng tín dụng 17 - 18%/năm là hợp lý. Bộ Tài chính, NHNN, Chính phủ nên xem xét có nên đẩy tăng trưởng tín dụng cao quá không? Các ngân hàng thương mại hết sức cẩn trọng, đẩy tín dụng vào đúng địa chỉ, duyệt xét tín dụng cẩn thận, xem nguồn trả nợ như thế nào chứ không nên nhăm nhăm đẩy vào 2 lĩnh vực nhạy cảm bất động sản, chứng khoán.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thanh tra 2 chi nhánh ngân hàng
Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thanh tra 2 chi nhánh ngân hàng

VOV.VN - Yêu cầu thanh tra liên quan việc chấp hành pháp luật của 2 ngân hàng cho 4 doanh nghiệp vay vốn tín dụng.

Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thanh tra 2 chi nhánh ngân hàng

Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thanh tra 2 chi nhánh ngân hàng

VOV.VN - Yêu cầu thanh tra liên quan việc chấp hành pháp luật của 2 ngân hàng cho 4 doanh nghiệp vay vốn tín dụng.

Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ với tiền ảo Bitcoin
Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ với tiền ảo Bitcoin

VOV.VN - Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ trước sự bùng nổ của tiền ảo Bitcoin bởi nó có thể tác động rất lớn đến hệ thống tài chính.

Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ với tiền ảo Bitcoin

Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ với tiền ảo Bitcoin

VOV.VN - Các ngân hàng trung ương không thể làm ngơ trước sự bùng nổ của tiền ảo Bitcoin bởi nó có thể tác động rất lớn đến hệ thống tài chính.

Tổng tài sản ngân hàng vượt 9,1 triệu tỷ đồng
Tổng tài sản ngân hàng vượt 9,1 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất khi đến cuối tháng 6 đạt hơn 4,15 triệu tỷ đồng.

Tổng tài sản ngân hàng vượt 9,1 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản ngân hàng vượt 9,1 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất khi đến cuối tháng 6 đạt hơn 4,15 triệu tỷ đồng.