Thế giới 24h:Tổng thống Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đôi co” về vụ buôn dầu với IS

VOV.VN -Tổng thống Nga Putin tiếp tục cáo buộc về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su- 24 nhằm bảo vệ việc buôn bán dầu, còn Tổng thống Erdogan cũng cương quyết phủ nhận.

1. Ngày 30/11, tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP21) tổ chức tại Paris, Pháp, Tổng thống Nga Putin tiếp tục đưa ra cáo buộc việc Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga hôm 24/11 vừa qua là nhằm bảo vệ nguồn cung cấp dầu từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu ngày 30/11 (Ảnh Reuters).

Tổng thống Nga nói: "Chúng tôi có đủ mọi lý do để tin rằng, quyết định bắn hạ máy bay chiến đấu của chúng tôi nhằm bảo vệ cho tuyến đường cung cấp dầu bất hợp pháp của IS vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ".

Tuyên bố của Tổng thống Nga Putin được đưa ra vài giờ sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu một lần nữa từ chối xin lỗi Nga vì vụ bắn rơi cường kích Su-24 của Nga gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria hôm 24/11 vừa qua.

Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó bao gồm lệnh cấm các doanh nghiệp Nga thuê mới công dân mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và giới hạn nhập khẩu một số loại hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Nga Putin đưa ra tuyên bố trên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cùng ngày (30/11) nói rằng ông sẽ sẵn sàng từ chức nếu cáo buộc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được chứng minh là đúng sự thực.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (Ảnh AFP).

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố: "Nếu điều đó được chứng minh là đúng, thanh danh của dân tộc sẽ không cho phép tôi tại vị được nữa".

Ông Erdogan còn đưa ra lời khuyên: "Hãy bình tĩnh. Chúng ta không nên hành động theo cảm tính". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định rằng, tất cả lượng dầu và khí đốt nhập khẩu mà Thổ Nhĩ Kỳ có được, đều qua “con đường hợp pháp". Ông tuyên bố: "Chúng tôi không bất lương đến mức là giao dịch với các nhóm khủng bố. Mọi người cần phải biết điều này".

3. Hôm nay, trang Sputnik của Nga dẫn lời Đại tá Igor Klimov đại diện Lực lượng Không quân-Vũ trụ LB Nga cho biết, lần đầu tiên, máy bay Nga Su-34 sẽ xuất kích thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria mang theo tên lửa "không-đối-không”.

Đại tá cũng nói thêm rằng, các tên lửa "được trang bị đầu đạn có dẫn đường và đủ khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 60 km".
Máy bay Su 34 lần đầu xuất kích ở Syria mang theo tên lửa không đối không (Ảnh Sputnik).

4. Hôm 30/11, Thủ tướng Anh David Cameron và Ngoại trưởng Anh Philip Hammond bày tỏ tin tưởng, trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 2/12, Quốc hội Anh sẽ thông qua kế hoạch mở rộng các cuộc oanh kích của Anh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.

Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng, ông tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ quốc hội, cho phép mở rộng các cuộc oanh kích của Anh chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng sang cả Syria. 
Thủ tướng Anh David Cameron (Ảnh: netnewsledger)

Theo ông Cameron, đã đến lúc, nước Anh phải cùng với các nước phương Tây khác không kích các mục tiêu của nhóm thánh chiến này tại Syria chứ không chỉ trông chờ vào các nước khác.

5. Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) đang diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp, hôm 30/11, lãnh đạo các nước và giới lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới đã cùng nhau triển khai các sáng kiến nhằm thúc đẩy việc chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã đưa ra khái niệm “Công lý khí hậu”. Khai niệm này hiểu theo cách đơn giản nhất là cần có sự phân chia một cách hợp lý và công bằng trách nhiệm của các nước thành viên, trong đó đặc biệt là trách nhiệm lịch sử của các nước công nghiệp phát triển. Các nước này đã có một thời gian dài phát triển công nghiệp, từ vài thập kỷ đến hàng thế kỷ, nên cũng đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm chính trong việc làm trái đất nóng lên.
Hội nghị LHQ về biến đối khí hậu (Ảnh: Website của COP 21).

Trong ngày khai mạc COP 21, nhóm 11 nước phát triển, gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Mỹ đã tuyên bố đóng góp 250 triệu USD cho Quỹ hỗ trợ các nước kém phát triển nhất nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. World Bank và các nước như Đức, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Vương quốc Anh cũng công bố sáng kiến trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ các nước bị tác động mạnh vì biến đổi khí hậu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP21: Cuộc chiến Nam-Bắc
Hội nghị về biến đổi khí hậu COP21: Cuộc chiến Nam-Bắc

VOV.VN -"Công lý đòi hỏi là việc chúng ta đốt các chất gây khí thải carbon ít hơn, an toàn hơn, đi đôi với việc tiếp tục phát triển"

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP21: Cuộc chiến Nam-Bắc

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP21: Cuộc chiến Nam-Bắc

VOV.VN -"Công lý đòi hỏi là việc chúng ta đốt các chất gây khí thải carbon ít hơn, an toàn hơn, đi đôi với việc tiếp tục phát triển"

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?
Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.

Thổ Nhĩ Kỳ lợi đơn lợi kép trong thỏa thuận với EU
Thổ Nhĩ Kỳ lợi đơn lợi kép trong thỏa thuận với EU

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra đêm 29/11 tại Brussels- (Bỉ) đã nhất trí những nỗ lực chung trong giải quyết khủng hoảng nhập cư châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ lợi đơn lợi kép trong thỏa thuận với EU

Thổ Nhĩ Kỳ lợi đơn lợi kép trong thỏa thuận với EU

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra đêm 29/11 tại Brussels- (Bỉ) đã nhất trí những nỗ lực chung trong giải quyết khủng hoảng nhập cư châu Âu.

Thế giới 24h: Nga chính thức áp đặt lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ
Thế giới 24h: Nga chính thức áp đặt lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN- Ngày 28/11, Nga công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ.

Thế giới 24h: Nga chính thức áp đặt lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới 24h: Nga chính thức áp đặt lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN- Ngày 28/11, Nga công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

VOV.VN - Xét về bản chất quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng hai nước sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

VOV.VN - Xét về bản chất quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng hai nước sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ.