VOV cùng chuyên gia thảo luận về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

VOV.VN - Là thành viên BTC, PGS-TS Phạm Văn Tình cho biết, hội thảo sẽ là sự kiện quan trọng đóng góp vào sự phát triển của tiếng Việt trong tương lai.

Cùng với những chuyển biến tích cực, thành quả to lớn, việc sử dụng tiếng Việt đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề. Tiếng Việt trên các phương tiện báo chí và truyền thông cũng bộc lộ những sai lệch rất cần sự xem xét nghiêm túc, chấn chỉnh, hướng dẫn đúng đắn, kịp thời.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt" (1966-2016), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) chủ trì, phối hợp với Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và một số cơ quan Trung ương tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" vào ngày 05/11/2016 tại 58 Quán Sứ, Hà Nội.

PV VOV.VN đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) về hội thảo này.

PGS-TS Phạm Văn Tình

PV: Với vai trò là thành viên BTC của Hội thảo lần này và là người có nhiều năm nghiên cứu về ngôn ngữ, ông đánh giá như thế nào về thực trạng tiếng Việt hiện nay?

 PGS-TS Phạm Văn Tình:Từ sau khi giải phóng, thống nhất đất nước cho tới nay, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực: Giao tiếp, báo chí, khoa học… Sự phát triển đó đồng hành cùng sự đi lên của đất nước và chuyển biến về kinh tế, khoa học, kỹ thuật.

Để đạt được điều đó thì phải nói tới công lớn của báo chí và truyền thông. Chúng ta có một hệ thống báo chí truyền thông lớn mạnh và điều đó đã góp phần làm cho diện mạo tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng và từng bước đi tới sự chuẩn hóa, ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà ngôn ngữ đã đạt được trong nhiều năm qua thì bất cập vẫn còn tồn tại. Cách sử dụng tiếng Việt hiện nay đang gây nên nhiều bức xúc và tranh luận. Nhiều người nói và viết tiếng Việt một cách tùy tiện, bừa bãi trong đời sống hàng ngày và trên cả các phương tiện thông tin đại chúng.

Rõ nhất là ở lớp trẻ, các em nói, viết với những ngôn ngữ mà chỉ các em hiểu hay dùng từ “lóng”, chửi tục… một cách tùy tiện. Cùng với đó, sách báo in sai, in lỗi hoặc để cho nhiều phát ngôn kém văn hoá ngang nhiên tồn tại. Đặc biệt là ngôn ngữ trên mạng rất bát nháo, tuỳ hứng trăm hình vạn vẻ.

Vì vậy, thật khó có thể đánh giá về thực trạng của tiếng Việt trong một thời lượng ngắn, nhưng có thể nói một cách khái quát: Tiếng Việt đã thay đổi và hoàn toàn là một ngôn ngữ thể hiện được tất cả các diện mạo, tình huống, lĩnh vực giao tiếp bình thường cũng như trong khoa học, báo chí… Và chúng ta cần nhìn nhận những hiện tượng “lạ” về ngôn ngữ ở nhiều góc độ trước khi đánh giá nó phù hợp hay không.

Bản kỷ yếu tóm tắt các tham luận tham gia Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".

PV: Ông có suy nghĩ gì về việc trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng hiện nay thường xuyên mắc lỗi về ngôn ngữ?

PGS-TS Phạm Văn Tình:Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được hướng tới quảng đại quần chúng và đòi hỏi những yếu tố: Phù hợp với các quy định của giao tiếp của ngôn ngữ thông thường nhưng phải có sự chuẩn hóa và mang tính văn hóa. 

Vì vậy, nếu chúng ta mắc lỗi, sử dụng sai ngôn ngữ trên báo chí thì sẽ kéo theo nhiều người bị ảnh hưởng và mức độ lan tỏa của nó rất rộng lớn.

Cũng có nhiều phóng viên, biên tập viên không đủ năng lực ngôn ngữ nhất định và chưa có đủ kỹ năng trong việc diễn giải, viết nên đã xảy ra hiện tượng nói năng không hợp lý, hay còn gọi là “sạn” ngôn từ. Kết quả cuối cùng là gây ra sự phản cảm trước công chúng, bị dư luận lên án. Tuy nhiên, chúng ta cũng hãy bình tĩnh để xem họ tiếp thu và sửa sai như thế nào.

PV: Trước thực tế đó, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng"?

PGS-TS Phạm Văn Tình: Với tôi, Hội thảo lần này là một cột mốc, dấu ấn, định hướng, thúc đẩy thái độ của mọi người dân Việt Nam đối với việc sử dụng tiếng Việt của chúng ta. Muốn sử dụng cho tốt, chúng ta cần phải có một lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tự tôn ngôn ngữ…

Đồng thời có trách nhiệm, bổn phận làm sao nâng cao năng lực ngôn ngữ của mình trong tất cả các lĩnh vực và đặc biệt là trong truyền thông. Vì truyền thông có sự lan tỏa, ảnh hưởng, định hướng rất rộng lớn. Nếu truyền thông sai hay “lệch chuẩn” thì có rất nhiều người sẽ ảnh hưởng theo.

Ngoài ra, Hội thảo lần này được tổ chức cũng là dịp để mọi người đánh giá, nhìn nhận lại những thành tựu, kết quả mà chúng ta đã làm được với tiếng Việt trong thời gian vừa qua. Để từ đó nhìn ra thực trạng, bất cập, lệch lạc mà đưa ra những định hướng, điều chỉnh cho phù hợp và đạt chuẩn trong tiếng Việt.

PV: Được biết, hiện tại BTC đã nhận được hơn 230 tham luận tham gia cho Hội thảo. Ông có nhận gì về con số này?

PGS-TS Phạm Văn Tình: Việc Hội thảo nhận được một lượng lớn báo cáo, tham luận và ý kiến như vậy có thể thấy được sức hút và sự quan tâm của công chúng tới vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng". Đặc biệt, tôi rất vui khi trong số hơn 230 báo cáo, ý kiến BTC nhận được thì có hơn 100 bài là của các nhà báo. Điều này cho thấy báo chí đang hưởng ứng rất nhiệt tình đến vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Hiện tại, các bài báo cáo, tham luận đã được BTC tổng hợp để làm thành một bản kỷ yếu tóm tắt và đây là một tài liệu quý giúp mọi người có thể bình tĩnh xem xét và cân nhắc về vấn đề tiếng Việt hiện nay. Càng nhiều ý kiến thì chúng ta càng dễ chắt lọc để tìm ra xu hướng chung cho vấn đề.

PV: Vậy ông có đánh giá như thế nào về các tham luận tham gia hội thảo lần này?

PGS-TS Phạm Văn Tình: Tôi chưa có thời gian để đọc hết từng bản tham luận, qua những bản đã xem thì thấy có nhiều bài nghiên cứu kỹ càng nhưng vẫn mang tính chất hàn lâm. Những điều của cuộc sống được phản ánh trong bài chưa đa dạng và cập nhật. Tuy nhiên, họ lại có lợi thế là đứng trên quan điểm khoa học để xử lý vấn đề.

Còn một số tham luận khác lại dựa vào dữ liệu thực tế, bày tỏ sự bức xúc, bất cập trong ngôn ngữ tiếng Việt. Họ cho rằng tiếng Việt đang bị xuống cấp trầm trọng, lệch lạc và làm xấu đi sự trong sáng của tiếng Việt, thảm họa…

Vì vậy, theo tôi, chúng ta phải bình tĩnh để xem xét và có những khảo sát, đánh giá để xem lý nào, cơ sở nào để xảy ra hiện tượng đó. Chúng ta cũng phải nhìn ra thế giới vì hiện tượng đó không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc… châu Âu cũng có.

Và theo các chuyên gia đánh giá đều cho rằng, việc nói năng của một số người trong phạm vi hẹp và bối cảnh vui đùa… thì không nên quá khắt khe. Chúng ta chỉ nên đòi hỏi trong những bối cảnh cần phải nói năng nghiêm túc, viết nghiêm túc: trên báo chí, lớp học, hội họp…

Tôi hy vọng, Hội thảo lần này sẽ là một sự kiện quan trọng đóng góp vào sự phát triển của tiếng Việt trong tương lai.

Qua Hội thảo sẽ làm nổi bật được vấn đề chính, đánh động và định hướng được dư luận. Đây sẽ là dịp để chúng ta nhìn nhận một công cuộc hướng tới giữ gìn, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt. Là dịp để có những hoạch định, chính sách ngôn ngữ… giúp tiếng Việt ngày càng tốt hơn và phát triển.

PV: Cảm ơn PGS-TS Phạm Văn Tình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”
Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Ám ảnh sợ ngọng và “ép tiếng theo chữ” có thực sự khoa học và hữu ích?

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

Tranh luận tiếp về tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Ám ảnh sợ ngọng và “ép tiếng theo chữ” có thực sự khoa học và hữu ích?

 Bài thơ Tiếng Việt có dị bản nhưng không ảnh hưởng đến việc chấm thi
Bài thơ Tiếng Việt có dị bản nhưng không ảnh hưởng đến việc chấm thi

VOV.VN - Đề thi yêu cầu như thế nào thì thí sinh cứ làm theo như vậy. Thang điểm, đáp án của đề thi đề cập như thế nào thì sẽ được giám khảo chấm thi như thế.

 Bài thơ Tiếng Việt có dị bản nhưng không ảnh hưởng đến việc chấm thi

Bài thơ Tiếng Việt có dị bản nhưng không ảnh hưởng đến việc chấm thi

VOV.VN - Đề thi yêu cầu như thế nào thì thí sinh cứ làm theo như vậy. Thang điểm, đáp án của đề thi đề cập như thế nào thì sẽ được giám khảo chấm thi như thế.

Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!
Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!

VOV.VN - PGS-TS Phạm Văn Tình chia sẻ quan điểm về vấn đề “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt là trên báo chí hiện nay.

Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!

Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!

VOV.VN - PGS-TS Phạm Văn Tình chia sẻ quan điểm về vấn đề “lệch chuẩn” trong ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt là trên báo chí hiện nay.

VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

VOV.VN - VOV chủ trì tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".

VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

VOV tổ chức hội thảo về Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

VOV.VN - VOV chủ trì tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".

Phản biện Trần Đăng Khoa về chuyện tiếng Việt “lệch chuẩn”
Phản biện Trần Đăng Khoa về chuyện tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Có phải bấy lâu nay đa số các phát thanh viên của VOV và VTV đều phát âm không chuẩn?

Phản biện Trần Đăng Khoa về chuyện tiếng Việt “lệch chuẩn”

Phản biện Trần Đăng Khoa về chuyện tiếng Việt “lệch chuẩn”

VOV.VN - Có phải bấy lâu nay đa số các phát thanh viên của VOV và VTV đều phát âm không chuẩn?

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”
Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

VOV.VN- Cái mà chúng ta quen gọi là “từ Hán Việt” đóng vai trò không hề nhỏ trong ngôn ngữ dân tộc. Thế nhưng nhiều khi lớp từ đó lại bị rẻ rúng một cách vô lý.

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

VOV.VN- Cái mà chúng ta quen gọi là “từ Hán Việt” đóng vai trò không hề nhỏ trong ngôn ngữ dân tộc. Thế nhưng nhiều khi lớp từ đó lại bị rẻ rúng một cách vô lý.