Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam lĩnh án 13 năm tù

VOV.VN - Nguyên Chủ tịch VFA bị tuyên mức án cao nhất 13 năm tù cho 2 tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn"

Bị truy tố với 2 tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” Tổng giám đốc Công ty du lịch thương mại Kiên Giang (KTC), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam(VFA) Nguyễn Hùng Linh bị tuyên mức án cao nhất là 13 năm tù. 6 bị cáo khác bị tuyên phạt từ 18 tháng đến 20 năm tù.

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án. Bị cáo Nguyễn Hùng Linh mặc áo đen (thứ 3 từ phải qua), bị cáo Lê Nguyễn Hoàng Nam đứng thứ 5 từ phải qua. 
Sau 2  xét xử (10 và 11/11) và 1 tuần nghị án, chiều 18/11, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hùng Linh (nguyên Tổng Giám đốc KTC, nguyên Chủ tịch VFA) mức án 13 năm tù; Lê Nguyễn Hoàng Nam (nguyên trưởng phòng kế hoạch-kinh doanh công ty KTC) 9 năm tù về 2 tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Đỗ Hiếu Liêm (nguyên Phó tổng giám đốc KTC), Phan Văn Trinh (phó phòng kế hoạch-kinh doanh KTC), Huỳnh Hữu Ánh (nhân viên Phòng Kế hoạch-kinh doanh KTC) nhận mức án 2 năm tù; Âu Tấn Việt (Phó phòng Kế hoạch-kinh doanh KTC) 18 tháng tù. Riêng bị cáo Lê Thị Thanh Diễm (nguyên Giám đốc công  ty Việt Phong) phải chịu mức án 20 năm tù  về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, từ năm 2006, Linh được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch-Thương mại tỉnh Kiên Giang với 100% vốn nhà nước (gọi tắt là KTC). Linh có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về quyết định đối với các hợp đồng vay, cho vay cùng các hợp đồng kinh tế khác theo ngành nghề kinh doanh về mua bán xăng dầu, xuất khẩu gạo, đầu tư tài chính, bất động sản… Đến năm 2008, Nam được bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Kế hoạch - kinh doanh KTC với nhiệm vụ tham mưu cho ban tổng giám đốc KTC về công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Linh và Nam đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình và đã thành lập 3 công ty “sân sau” gồm Công ty TNHH lương thực Thuận Phát, Công ty TNHH thương mại Kiên An Phú và công ty TNHH xuất nhập khẩu Khang Long. Những công ty này đều do người thân của Nam và Linh đứng tên, vốn điều lệ, tài sản của 3 công ty đều hình thành từ vốn vay ngân hàng, khi tìm được đối tác tốt để xuất khẩu gạo thì lấy gạo của KTC gửi tại kho của công ty Việt Phong xuất khẩu thu lợi cá nhân với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng gây thiệt cho KTC về tiền lãi suất ngân hàng là hơn 400 triệu đồng.

Đặc biệt, vào cuối năm 2009, Diễm làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả nhưng Nam vẫn tham mưu cho lãnh đạo KTC ký 4 hợp đồng cung ứng gạo với công ty Việt Phong và cho công ty Việt Phong tạm ứng đến 90% giá trị hợp đồng với số tiền hơn 65 tỷ đồng. Mặc dù trong kho của Việt Phong không có  số gạo 9.900 tấn theo quy định được tạm ứng.

Sau khi nhận được số tiền tạm ứng, Diễm không tiến hành mua gạo để cung cấp cho KTC mà đem trả nợ cho các doanh nghiệp  và cá nhân hơn 29 tỷ đồng. Đối với số tiền còn lại, Diễm có mua gạo nhưng đem đi bán lòng vòng và trả nợ. Trong thời gian vỡ nợ, nữ giám đốc này chỉ giao cho KTC 2.000 tấn gạo, tương đương hơn 13,6 tỷ đồng. Do Không còn khả năng trả nợ nên Diễm giao căn nhà trị giá hơn 1,1 tỷ đồng cho KTC. Như vậy, tổng số tiền mà Diễm đã chiếm đoạt của KTC là hơn 50 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào cuối tháng 11/2013, Ban Tổng giám đốc KTC có ký kết 2 hợp đồng xuất khẩu gạo với 1 công ty nước ngoài có tên là World Trade với tổng sản lượng hơn 1.600 tấn, tương đương hơn 13 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, phía World Trade phải thanh toán tiền trước 100% giá trị hàng hóa thì KTC mới giao đủ gạo. Âu Tấn Việt là người được giao nhiệm vụ ký thủ tục giao hàng (ký lệnh nhả hàng) nhưng lại không thực hiện đúng quy trình, quy chế, “nhả hàng” khi đối tác chưa thanh toán tiền nên đã xảy ra tình trạng đối tác đã nhận đủ hàng nhưng không trả tiền cho KTC.

Tại phiên toà, HĐXX tuyên buộc bị cáo Diễm bồi thường hơn 50 tỷ 584 triệu đồng cho KTC; buộc Nam trả lại hơn 400 triệu đồng tiền lãi ngân hàng cho KTC; xung công quỹ nhà nước số tiền hơn 2,4 tỷ đồng mà Nam thu lợi từ việc thành lập 3 công ty “sân sau”. 

Số tiền 683.000 USD, tương đương 3 tỷ đồng do Kiên An Phú nợ của World trade, tại phiên toàn Nam đồng ý  khắc phục lại cho KTC và khắc phục thay cho bị cáo Linh; đồng thời Nam cũng đồng ý trả lại hơn 667triệu đồng tiền hoa hồng mà Diễm đã chi cho Nam vì đã tham mưu ký 4 hợp đồng với KTC. Bị cáo Nam cũng đã khắc phục toàn bộ hậu quả.

Đối với ông Nguyễn Thanh Tung, Phó tổng giám đốc KTC đã đứng ra ký 2 hợp đồng số 193, 194 ngày 26/11/2013  giá trị tương đương 13 tỷ, HĐXX đề nghị tiếp tục điều tra và xử lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam bị truy tố
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam bị truy tố

VOV.VN - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa hoàn thành cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Du lịch-Thương mại Kiên Giang. 

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam bị truy tố

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam bị truy tố

VOV.VN - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa hoàn thành cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Du lịch-Thương mại Kiên Giang. 

Hoãn phiên toà xét xử nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Hoãn phiên toà xét xử nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

VOV.VN - Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hùng Linh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam vắng mặt nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa.

Hoãn phiên toà xét xử nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Hoãn phiên toà xét xử nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

VOV.VN - Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hùng Linh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam vắng mặt nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa.