Chính sách tiền lương, BHXH có hiệu lực từ đầu năm 2016

VOV.VN -Bắt đầu từ 1/1/2016, nhiều chính sách liên quan đến tiền lương, BHXH… có hiệu lực, người lao động nên biết.

Hướng dẫn mới về tiền lương của người lao động

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 05/2015/NĐ-CP về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

Theo đó:
Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương là tiền lương theo hợp đồng lao động. 

Tiền lương trả cho một ngày làm việc xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (số ngày làm việc bình thường trong tháng không quá 26 ngày). 

Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm.

Chính sách BHXH một lần đối với người lao động

Từ 01/01/2016, Nghị quyết 93/2015/QH13 về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sẽ có hiệu lực.

Theo đó:
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.

Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Bên cạnh đó Nghị quyết 93/2015/QH13 cũng quy định mức hưởng BHXH một lần đối với người đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể cứ mỗi năm được tính như sau: 

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

02 tháng mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

 Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ chế độ thai sản

Nghị định 115/2015/NĐ-CP cũng quy định chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Đồng thời, Nghị định 115/2015/NĐ-CP còn quy định lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

Không quá 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mức đóng BHXH sẽ tính trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động.

Trong nội dung của Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động, có ghi: “Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động”.

Theo quy định trên, mức lương sẽ quy định rõ ràng bao gồm cả các khoản phụ cấp khác. Quy định này giúp người lao động có thêm nhiều quyền lợi khi hưởng lương hưu cũng như các chế độ tai nạn lao động, thai sản…

Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ai được tăng lương từ ngày 1/1/2016?
Những ai được tăng lương từ ngày 1/1/2016?

VOV.VN - Theo quy định mới, từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động.

Những ai được tăng lương từ ngày 1/1/2016?

Những ai được tăng lương từ ngày 1/1/2016?

VOV.VN - Theo quy định mới, từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động.

Vì sao không tăng lương cùng lúc cho người về hưu và đương chức?
Vì sao không tăng lương cùng lúc cho người về hưu và đương chức?

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, trước mắt tăng lương cho những người nghỉ hưu, người có công và cán bộ đang công tác có hệ số lương dưới 2,34.

Vì sao không tăng lương cùng lúc cho người về hưu và đương chức?

Vì sao không tăng lương cùng lúc cho người về hưu và đương chức?

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, trước mắt tăng lương cho những người nghỉ hưu, người có công và cán bộ đang công tác có hệ số lương dưới 2,34.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016

Từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 - 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016

Từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 - 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động.

Tăng lương cơ sở năm 2016: Các bộ, ngành điều chỉnh, cân đối nguồn
Tăng lương cơ sở năm 2016: Các bộ, ngành điều chỉnh, cân đối nguồn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành sắp xếp các nhiệm vụ chi để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Tăng lương cơ sở năm 2016: Các bộ, ngành điều chỉnh, cân đối nguồn

Tăng lương cơ sở năm 2016: Các bộ, ngành điều chỉnh, cân đối nguồn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành sắp xếp các nhiệm vụ chi để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Tăng lương năm 2016: Sẽ bổ sung kinh phí cho một số địa phương
Tăng lương năm 2016: Sẽ bổ sung kinh phí cho một số địa phương

VOV.VN - Chỉ bổ sung dự toán chi ngân sách cho các địa phương thực sự khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách nhà nước để cải cách tiền lương.

Tăng lương năm 2016: Sẽ bổ sung kinh phí cho một số địa phương

Tăng lương năm 2016: Sẽ bổ sung kinh phí cho một số địa phương

VOV.VN - Chỉ bổ sung dự toán chi ngân sách cho các địa phương thực sự khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách nhà nước để cải cách tiền lương.