Sau một năm lập ADIZ ở Hoa Đông, Trung Quốc chưa nguôi tham vọng

VOV.VN - Sau khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, các chuyên gia nhận định Trung Quốc “ấp ủ” ý tưởng thiết lập ADIZ trên Biển Đông và điều này sẽ thất bại.

Trung Quốc ấp ủ tham vọng thiết lập ADIZ trên Biển Đông?

Cách đây hơn một năm, ngày 23/11/2013, Trung Quốc đã công bố khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này trên biển Hoa Đông.

Theo đó, Trung Quốc đã tuyên bố các máy bay bay qua khu vực AIDZ nói trên phải báo cáo lịch trình các chuyến bay cho Trung Quốc, duy trì trạng thái liên lạc vô tuyến hai chiều và thông báo dấu hiệu nhận biết quốc tịch của chiếc máy bay. 

Khu vực ADIZ trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố bao trùm cả quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư (ảnh: AP)

Nhà nghiên cứu Dylan Loh Ming Hui thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyangkhi đó nhận định,tuyên bố ADIZ đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm chấn động Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Australia. Tất cả đều chỉ trích hoặc thể hiện sự không hài lòng với động thái được nhìn nhận rộng rãi là làm leo thang căng thẳng ở một khu vực Đông Á vốn đầy rẫy bất ổn. 

Ngay lúc tuyên bố thiết lập ADIZ, Trung Quốc còn lớn tiếng thông báo sẽ “tiến hành những liệu pháp phòng vệ khẩn cấp trong trường hợp các máy bay không chịu hợp tác cung cấp nhận dạng hoặc từ chối làm theo hướng dẫn”.

Nhà nghiên cứu Dylan Loh Ming Hui cho biết thêm, cách thức Bắc Kinh đơn phương thiết lập ADIZ đã khiến nhiều nước trong khu vực trở nên khó chịu với Trung Quốc, khi Bắc Kinh không hề tham vấn bất kì quốc gia láng giềng nào hay Mỹ. Điều này xác nhận sự sẵn sàng hành động độc lập và đơn phương của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích riêng, đặc biệt ở sân trước của mình. 

Cuối tháng 11/2014, tạp chí quốc phòng IHS Jane's của Anh cho đăng tải thông tin, theo những hình ảnh vệ tinh mới nhất, Trung Quốc đang cho xây dựng một hòn đảo trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, với quy mô có thể chứa được một sân bay, đồng thời cũng đang tiến hành nạo vét để xây dựng một cầu cảng tại đây.

 Hình ảnh vệ tinh hôm 14/11 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Công trình bằng bê tông sẵn có ở tây nam bãi đá là nơi đồn trú của một đơn vị hải quân Trung Quốc (PLAN). Công trình này gồm một bến tàu, hệ thống phòng không, hệ thống chống người nhái, thiết bị thông tin liên lạc và một nhà kính. Ảnh: IHS Jane's.

Động thái này khiến các chuyên gia lo ngại rằng khi Trung Quốc đã hoàn tất nhiều công trình tại Biển Đông thì cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp tục đơn phương tuyên bố quản lý vùng phòng không trên các công trình đó.

Trongmột hội thảo diễn ra 2 ngày 21-22/11tại Bắc Kinh, bà Bonnie S. Glaser, cố vấn cấp cao các vấn đề châu Á của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) có trụ sở ở Washington, đã nhận định: “Bãi Đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang xây dựng là nơi để máy bay quân sự nước này hạ cánh nhằm kiểm soát khu vực ADIZ trên Biển Đông”.

Nếu thiết lập AIDZ trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ thất bại

Đây là ý kiến của một bài viết đăng tải trên trang The Diplomat (Nhật Bản) ngày 27/11. Trang The Diplomat cho biết, một quan chức cấp cao của Quân Giải phóng Trung Quốc đã úp mở về tham vọng thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông và cho rằng điều này là “cần thiết cho lợi ích quốc gia lâu dài của Trung Quốc”. Nhưng các phát biểu chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại không thừa nhận điều này.

Trang The Diplomat phân tích, mục đích mà Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông là nhằm kiểm soát tối đa vùng biển chiến lược này. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn thực hiện tham vọng nói trên, Bắc Kinh sẽ vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Có thể nói lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay là lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực về mức độ hiện đại và số lượng khí tài quân sự. Thế nhưng kiểm soát được toàn bộ khu vực không phận Biển Đông lại là câu chuyện khác.

Lực lượng hải quân Trung Quốc tuy mạnh nhưng kiểm soát được toàn bộ khu vực không phận Biển Đông lại là câu chuyện khác (ảnh: Reuters)

Còn nhớ khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở vùng biển Hoa Đông, Nhật Bản và Mỹ đều phản đối và thách thức tuyên bố của Trung Quốc. Hãng hàng không Nhật Bản vẫn tiếp tục cho máy bay bay qua khu vực này mà không thông báo và tương tự máy bay ném bom B52 của Mỹ cũng bay qua khu vực này.

Mặt khác, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, nước này sẽ phải đối mặt với sự đáp trả tương tự từ phía Việt Nam, Philippines và các nước liên quan. Thiết lập ADIZ sẽ chỉ làm lộ ra việc Trung Quốc không có khả năng kiểm soát hiệu quả lãnh thổ mà nước này tuyên bố “có chủ quyền”.

Hiện tại khi các nước ASEAN và Trung Quốc chưa thống nhất được bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) nên tuyên bố thiết lập ADIZ về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh sẽ là “hành động không thận trọng”.

Thành lập ADIZ trong bối cảnh hiện nay chỉ đẩy khu vực tiến tới một mặt trận thống nhất chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Điều quan trọng hơn bây giờ, The Diplomat nhận định, Trung Quốc nên làm rõ lý do tại sao nước này thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông bởi khu vực này hiện nay vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng về pháp lý. Trong tương lai Trung Quốc sẽ phải tiếp tục giải quyết các vấn đề xung quanh ADIZ trên biển Hoa Đông trong quan hệ ngoại giao đa phương với các nước lớn, trong đó có Mỹ.

Trung Quốc có thực sự muốn thu hẹp bất đồng trên Biển Đông?

Trong một bài đăng khác của The Diplomat ngày 13/11 nhận định, sau Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Trung Quốc và ASEAN đã khá lạc quan khi gọi khoảng thời gian 10 năm, bắt đầu từ năm 2014, là “thập kỷ kim cương cho quan hệ Trung Quốc- ASEAN.

Theo đó, Bắc Kinh sẽ dành ưu tiên cao cho hoạt động ngoại giao láng giềng. Tân Hoa Xã gọi chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường tới Myanmar là sự khởi đầu của “giai đoạn hợp tác mới giữa Trung Quốc và ASEAN”.

Tuy nhiên, Biển Đông vẫn là một trở ngại tiềm tàng đối với quan hệ Trung Quốc- ASEAN. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nhận thức được điều này. Phát biểu với tờ “Bưu điện Jakarta”, ông Lý cho rằng các tranh chấp trên biển “sẽ không ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực hoặc quan hệ chung giữa Trung Quốc và ASEAN”.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ảnh: Reuters)

Ông Lý nói thêm rằng Trung Quốc “hoàn toàn tin tưởng rằng chỉ cần chúng ta đi đúng hướng, duy trì động lực đối thoại và tham vấn, đồng thời tăng cường hợp tác trên thực tế hàng hải là chúng ta sẽ có thể xử lý vấn đề Biển Đông một cách đúng đắn”.

Thế nhưng, trên thực tế, ngay cả các nước không có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông cũng quan ngại về tình hình căng thẳng hiện nay, The Diplomat cho biết.

Trang The Diplomat dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam cho rằng những tranh chấp này là một trong những mối đe dọa an ninh khu vực. Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng đã bày tỏ lo ngại với The Diplomat rằng “có một khoảng cách lớn giữa các cam kết chính trị và hành động thực tế, tình hình thực tế trên biển”.

Nếu Trung Quốc vẫn nuôi tham vọng thiết lập ADIZ trên Biển Đông, đi ngược lại với những gì nước này tuyên bố và gây leo thang căng thẳng trong khu vực, chắc hẳn con đường đi tương lai của Trung Quốc với các nước ASEAN sẽ khó bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc khẳng định giám sát có hiệu quả ADIZ
Trung Quốc khẳng định giám sát có hiệu quả ADIZ

VOV.VN -Trung Quốc phản ứng việc máy bay nước ngoài xâm phạm khu vực nhận diện phòng không mà không thông báo

Trung Quốc khẳng định giám sát có hiệu quả ADIZ

Trung Quốc khẳng định giám sát có hiệu quả ADIZ

VOV.VN -Trung Quốc phản ứng việc máy bay nước ngoài xâm phạm khu vực nhận diện phòng không mà không thông báo

Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Thủ tướng Nhật về ADIZ
Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Thủ tướng Nhật về ADIZ

VOV.VN -Ông Hồng Lỗi bày tỏ rằng Trung Quốc vô cùng giận dữ vì lãnh đạo Nhật Bản chống lại Trung Quốc trên trường quốc tế

Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Thủ tướng Nhật về ADIZ

Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Thủ tướng Nhật về ADIZ

VOV.VN -Ông Hồng Lỗi bày tỏ rằng Trung Quốc vô cùng giận dữ vì lãnh đạo Nhật Bản chống lại Trung Quốc trên trường quốc tế

Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ
Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ

VOV.VN - Sau khi Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản là ‘vu khống’, Nhật đã yêu cầu Trung Quốc nhìn nhận một cách ‘nghiêm túc’.

Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ

Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục đáp trả nhau về ADIZ

VOV.VN - Sau khi Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản là ‘vu khống’, Nhật đã yêu cầu Trung Quốc nhìn nhận một cách ‘nghiêm túc’.

 Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần minh bạch khi thiết lập ADIZ
Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần minh bạch khi thiết lập ADIZ

VOV.VN - Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn cao nhất về việc thông báo và chia sẻ các thông tin liên quan đến ADIZ.

 Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần minh bạch khi thiết lập ADIZ

Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần minh bạch khi thiết lập ADIZ

VOV.VN - Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn cao nhất về việc thông báo và chia sẻ các thông tin liên quan đến ADIZ.

Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên Biển Đông
Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đang âm mưu xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên Biển Đông

Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc đang âm mưu xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.