Cách đối phó tia cực tím mùa nắng nóng, tránh ung thư da

Tại TP. HCM thời tiết nắng nóng, chỉ số tia cực tím ngoài trời rất cao, người dân cần biết bảo vệ mình để tránh bị bỏng da, đặc biệt là ung thư da.

Những ngày nắng nóng khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Tại TP HCM, chỉ số tia UV (tia cực tím) đang ở mức khá nguy hiểm. Ngày 5/5, chuyên gia y tế đã đưa ra lời khuyên cho cộng đồng phòng tránh những biến cố sức khỏe do tia cực tím gây ra.

Theo BS CKI Hoàng Văn Minh, Trưởng Phòng khám Da liễu Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, tia UV có 3 loại: A, B, C. Tia UVA có bước sóng 315 - 380 nm, có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. Tia UVB có bước sóng 280 - 315 nm, gây say nắng, tổn thương làm đen da. Tia UVC có bước sóng 100 - 280 nm, gây ung thư da nhưng đã có tầng ô-zôn chặn lại. Con người thường tiếp xúc với UVA (90%) và UVB (10%). Thời điểm có tia UV: sáng, chiều, tối, trời nắng hay có mây, mưa, lúc nào cũng có, cường độ mạnh nhất là vào 10 giờ đến tầm 14-15 giờ.

Bác sĩ Minh khuyên có 3 biện pháp phòng tránh. Thứ nhất là phương pháp vật lý: đội nón rộng vành, có chiều rộng vành hơn 2,5 cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng dù, đeo mắt kính màu sậm, màu đen, bịt kín khẩu trang; khẩu trang: phủ kín mặt, chừa 2 mắt đeo kính, sử dụng màu đen, sậm (có tác dụng chống nắng 90%, khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng 60%), vải dầy, dệt chéo. Khẩu trang y tế màu xanh chỉ có tác dụng cản bụi, quá mỏng, không có tác dụng chống nắng; tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát.

Trốn nắng trong những chỗ mát, bóng râm thời điểm này là tránh những nguy hại từ tia cực tím.
Trốn nắng trong những chỗ mát, bóng râm thời điểm này là tránh những nguy hại từ tia cực tím.

Biện pháp thứ hai là sử dụng kem: SPF (chống tia UVB, dấu * hoặc+ có tác dụng chống tia UVA); cần lựa chọn kem chống nắng có cả 2 đặc tính trên để có thể chống cả tia UVA và UVB (chỉ số SPF càng cao, bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da).

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng: thoa trước 15 – 20 phút trước khi đi ra ngoài nắng, kem chống nắng chỉ có tác dụng 2 – 3 giờ, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới để có tác dụng bảo vệ tốt, nếu ko càng dễ gây ra bắt nắng.

Đối với những người làm việc tại môi trường biển, ẩm ướt hay ra nhiều mồ hôi cần sử dụng kem chống nắng chống thấm nước, 1 – 1 giờ 30 phút thoa lại kem một lần. Một số tác dụng phụ của kem chống nắng có thể gây kích ứng da, thoa quá kỹ có thể làm mất hấp thụ vitamin D.

Biện pháp cuối cùng là có thể sử dụng viên chống nắng: có tác dụng từ trong người ra nên thời gian bảo vệ được lâu hơn; uống trước 30 phút đến 1 giờ, lặp lại sau mỗi 6 giờ; thường uống vào sáng, trưa; chi phí tốn kém hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo về tác hại của tia cực tím
Cảnh báo về tác hại của tia cực tím

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mắt trẻ em đặc biệt rất dễ bị ánh sáng cực tím làm tổn hại.

Cảnh báo về tác hại của tia cực tím

Cảnh báo về tác hại của tia cực tím

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mắt trẻ em đặc biệt rất dễ bị ánh sáng cực tím làm tổn hại.

Tia cực tím từ nắng hè: Kẻ thù của da
Tia cực tím từ nắng hè: Kẻ thù của da

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư da là do ảnh hưởng của tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời.

Tia cực tím từ nắng hè: Kẻ thù của da

Tia cực tím từ nắng hè: Kẻ thù của da

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư da là do ảnh hưởng của tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời.