Quán hủ tiếu 60 năm truyền qua 3 đời ở đất Sài Gòn

VOV.VN - Không cửa hiệu to đẹp, không vị trí đắc địa, nhưng tiệm hủ tiếu mì Nguyên Lợi vẫn đủ sức níu chân thực khách bằng công thức gia truyền tồn tại hơn 60 năm, trải qua 3 đời nối nghiệp.

Khi bạn tìm kiếm trên internet từ khóa “hủ tiếu người Hoa” thì quán Nguyên Lợi luôn nằm trong top 5 những quán hiện ra đầu tiên. Quán nằm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Không có biển hiệu, nhưng đến gần số nhà 333 hỏi người dân thì ai cũng có thể chỉ cho bạn quán mì hủ tiếu Nguyên Lợi đã tồn tại ở đây hơn 60 năm.

Ngoài ra, đặc điểm nhận dạng của quán là có chiếc tủ kính, chảo và nồi nước dùng to ngay cửa. Quán bình dân, diện tích chỉ chừng 20 mét vuông, nhưng bàn ghế kê gọn gàng, sạch sẽ. Nếu bạn đến vào giờ cao điểm buổi sáng hoặc trưa đôi khi còn không có chỗ ngồi vì đông.

“Đến tôi là đời thứ 3 làm quán này, quán có trên 60 năm rồi, từ trước năm 1960", anh Lạc Vĩnh Trâm, chủ quán cho biết. "Đầu tiên quán do ông bà nội mình mở, tới ba mẹ rồi cô chú rồi giờ tới phiên mình. Ông nội mình người Tiều, bà nội người Quảng, 2 ông bà lúc mới qua đây đã bán hủ tiếu, duy trì tới giờ”.

Anh Trâm kể, hồi đó người Hoa qua Sài Gòn hay tụ tập ở quận 5, nhưng chẳng hiểu sao ông bà anh lại ra tới tận khu vực này mở quán. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà quán Nguyên Lợi là quán mì gốc Hoa duy nhất ở khu vực này, nên thực khách tìm đến rất đông.

Quán bán các loại mì hoành thánh, hủ tiếu và có cả một loại đặc biệt trộn cả 2 loại sợi này. Anh Lạc Vĩnh Trâm nói: “Quán mình đặc trưng có món hủ tiếu mì hoành thánh. Sợi hủ tiếu màu trắng, mềm, tươi; còn sợi mì là màu vàng, đã chiên qua dầu nên cứng. Nhưng dạo này khách chủ yếu gọi mì nhiều. Bát hủ tiếu ngon, hấp dẫn thực khách còn là bởi sự hòa quyện của hành, hẹ, rau, thịt xá xíu, thịt bằm…”

Giống như các loại mì khác, nước dùng đóng vai trò rất quan trọng để một tô mì hủ tiếu có ngon và đi vào lòng thực khách hay không. Nước dùng của hủ tiếu không cầu kỳ như phở miền Bắc, nhưng cũng phải ninh các loại nguyên liệu khá lâu mới ra được nồi nước dùng ngon.

"Thường phải ninh nước dùng 3 tiếng mới đủ chất lượng bán cho khách hàng. Nước dùng thì mình hầm xương ống với sườn, lấy nước cốt pha ra", anh Vĩnh Trâm chia sẻ. "Chủ yếu là công đoạn nêm nếm các loại cho mùi vị vừa miệng. Nước dùng thì bà nội mình cũng biến thể chút xíu cho hợp với khẩu vị của dân bản địa. Nước nguyên gốc thì hơi nồng, bà cũng gia giảm từ từ tới khi khách ăn thấy vừa miệng và giữ nguyên từ đó tới giờ”.

Anh Vĩnh Trâm kể, chỉ nhờ quán hủ tiếu này mà ông bà nội anh nuôi lớn 6 người con, giờ ai cũng đã có gia đình riêng. Hồi nhỏ, anh cũng được bà nội dạy làm món này, nhưng khi đó ham chơi, chẳng bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ nối nghiệp bán hủ tiếu mì của gia đình. Lớn lên, cũng bươn trải đủ nghề, nhưng cách đây 8 năm, anh Vĩnh Trâm lại quay về quán hủ tiếu gia truyền. Để rồi bây giờ, anh cùng các thành viên khác trong gia đình cố gắng duy trì hương vị món ăn đúng với nguyên gốc như xưa, chuẩn “mì bà nấu”.

“Quán mình bán 24/24, mọi người trong nhà mình thay phiên nhau ra trông quán, nhà nhiều người mà, cô chú, các anh chị em, tất cả có khoảng gần 10 người”, anh Trâm cho biết.

Một tô mì hủ tiếu chỉ gồm thịt heo miềng hoặc thịt bằm, giá, tôm và các loại hành hẹ rau, nhưng như thế cũng đủ làm ấm lòng thực khách. Đơn giản, không quá cầu kỳ, nhưng hình như chính sự đơn giản đó lại rất phù hợp với cuộc sống có phần hối hả, bận rộn nơi mảnh đất Sài Gòn. Có người ăn lâu ở đây thành quen, đi xa đến đâu lại tìm về quán Nguyên Lợi để thưởng thức một tô mì hủ tiếu. Có những người ăn mấy chục năm, đời ông, đời bố sang tới đời con cháu vẫn ra ăn, rồi thành bạn của gia đình chủ quán lúc nào không hay. Có những khách chỉ cần vừa bước chân vào là chủ quán đã biết được họ định gọi món gì và sẵn sàng bưng ra.

Không cửa hiệu to đẹp, chỉ là một cửa hàng nhỏ bình dân, nhưng quán mì hủ tiếu Nguyên Lợi vẫn là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều thực khách từ hơn 60 năm qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

VOV.VN - Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất vẫn là cái tâm.

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

VOV.VN - Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất vẫn là cái tâm.

Cá bỗng – nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Tày Lục Yên
Cá bỗng – nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Tày Lục Yên

VOV.VN - Cá bỗng là loại cá quý, đặc sản của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên (Yên Bái). Những món ăn từ loài cá này là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Cá bỗng – nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Tày Lục Yên

Cá bỗng – nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Tày Lục Yên

VOV.VN - Cá bỗng là loại cá quý, đặc sản của đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên (Yên Bái). Những món ăn từ loài cá này là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Bánh đậu xanh trái cây: Độc đáo ẩm thực cung đình xứ Huế
Bánh đậu xanh trái cây: Độc đáo ẩm thực cung đình xứ Huế

VOV.VN - Bánh mang tên trái cây đậu xanh vì nguyên liệu chính của bánh là đậu xanh, dưới bàn tay tạo hình tài hoa của các nghệ nhân, bánh nhìn như những loại trái cây đầy màu sắc, sống động.

Bánh đậu xanh trái cây: Độc đáo ẩm thực cung đình xứ Huế

Bánh đậu xanh trái cây: Độc đáo ẩm thực cung đình xứ Huế

VOV.VN - Bánh mang tên trái cây đậu xanh vì nguyên liệu chính của bánh là đậu xanh, dưới bàn tay tạo hình tài hoa của các nghệ nhân, bánh nhìn như những loại trái cây đầy màu sắc, sống động.