Chế độ dinh dưỡng vàng cho trẻ vào tuổi dậy thì

VOV.VN - Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì cần được cung cấp đúng và đủ dinh dưỡng để hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể.

Cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở tuổi này, khác với những lứa tuổi khác. Tuổi dậy thì ở trẻ trai là khoảng 13 - 18 tuổi, trẻ gái từ 12 - 17 tuổi, độ tuổi có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai sau giai đoạn trẻ nhỏ. Vóc dáng trẻ lớn bổng, ngoài ra, còn có sự thay đổi cấu trúc, sinh lý cơ thể.
Chất đạm: Lúc này trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 - 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày tương đương với 70 – 80gr/ ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…. Trong đó đạm động vật là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt – chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Do vậy, nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính.
Chất béo: Khi nấu ăn, nếu cho một 1 lượng mỡ vừa đủ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Ở giai đoạn này, cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40 - 50gr mỗi ngày.
Chất bột: là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với trẻ, trẻ cần ăn đủ lượng chất bột để cơ thể được phát triển toàn diện và tinh thần thoải mái. Tinh bột có nhiều trong gạo, bột mì, khoai, các loại củ… Nên lựa chọn những loại tinh bột có nhiều chất xơ để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ tuổi dậy thì.
Canxi: Là dưỡng chất rất quan trọng cho xương và để phát triển chiều cao tối ưu trong độ tuổi này. Trung bình ở lứa tuổi dậy thì, trẻ cần từ 1.000 – 1.200mg canxi mỗi ngày vì thế trong thực đơn hàng ngày trẻ nên da dạng các nguồn thực phẩm, nhất là các thực phẩm giàu canxi như: trứng, cá, tôm, cua và các loại hạt (như đậu tương, lạc, vừng…).
Các vitamin: Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.
Chất sắt: Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, bé trai chỉ cần 12 – 18 mg sắt/ngày thì bé gái cần tới 20 mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt, phủ tạng động vật (gan, tim,…), lòng đỏ trứng; rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…
I ốt: khoảng 15 mcg mỗi ngày. I ốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối i ốt khi nấu ăn. Thiếu i ốt trẻ sẽ  bị bướu cổ, kém thông minh...
Các bậc cha mẹ cũng nên nhắc trẻ uống nước vì nước cần thiết cho mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày. Và hướng dẫn trẻ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp trẻ lựa chọn những thức ăn đảm bảo vệ sinh, không nên cho trẻ ăn thức ăn ngoài đường phố.
Ngoài chế độ ăn uống, vận động tập thể dục thể thao là rất quan trọng ở lứa tuổi này, vì đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao, sau khi dậy thì trẻ sẽ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao nữa. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi, chạy, đạp xe, đánh cầu lông… Trẻ tăng chiều cao tốt cũng là cách để ngăn thừa cân béo phì và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa về sau.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả
Nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả

VOV.VN - Bệnh trĩ do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

Nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả

VOV.VN - Bệnh trĩ do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh về máu
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh về máu

VOV.VN - Ung thư máu còn gọi là bệnh bạch cầu rất phổ biến ở trẻ em, những triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, thiếu máu, dễ bị chảy máu và bầm tím,...

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh về máu

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh về máu

VOV.VN - Ung thư máu còn gọi là bệnh bạch cầu rất phổ biến ở trẻ em, những triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, thiếu máu, dễ bị chảy máu và bầm tím,...