CSIS: Tòa Trọng tài nhiều khả năng sẽ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

VOV.VN - Hội thảo của CSIS đã đặt ra một loạt kịch bản về quyết định sắp tới của Tòa Trọng tài, bao gồm phán quyết về yêu sách đường “lưỡi bò”của Trung Quốc.

Kịch bản về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực đối với vụ kiện của Philippines trước Trung Quốc cũng như phản ứng tiếp theo của Bắc Kinh là chủ đề của một cuộc hội thảo vừa được tổ chức ngày 21/6 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington DC, Mỹ.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài sẽ ra phán quyết chính thức về vụ kiện trên trong một vài tuần tới. 

Chuyên gia CSIS tại hội thảo. 

Hội thảo đặt ra một loạt kịch bản về quyết định sắp tới của Tòa Trọng tài, bao gồm phán quyết về yêu sách đường “lưỡi bò”của Trung Quốc và xác định đảo, đá đối với các thực thể địa lý trong khu vực này. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng như tuyệt đại đa số cử tọa tham dự đều cho rằng Tòa sẽ phủ quyết đòi hỏi phi lý về đường 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố tại Biển Đông.

Từ năm 2013, Philippines bắt đầu đệ đơn lên Tòa Trọng tài thường trực tại La Haye (Hà Lan), đề nghị bác bỏ đường “lưỡi bò”, cũng như yêu sách về “quyền lịch sử” của Bắc Kinh tại đây. Philippines cũng kiện Trung Quốc về các hành động vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982, phá hủy môi trường, cản trở ngư dân Philippines đánh cá tại bãi cạn Scarborough và một số khu vực tại Trường Sa. 

Ernest Bower, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Bower Asia cho biết: “Kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất là Tòa Trọng tài sẽ bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Nếu như vậy thì khu vực tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thu hẹp rất nhiều so với hiện nay”.    

Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng cảnh báo rằng nếu phán quyết của Tòa Trọng tài bất lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh chắc chắn sẽ phản ứng tiêu cực và tìm cách đáp trả.

Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải của của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Greg Poling nhận định: “Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm là họ không công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án. Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tìm cách trả đũa, trên mặt đất hoặc trên biển để chứng tỏ rằng họ không tuân thủ phán quyết và sẽ trừng phạt Philippines”. 

Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải của của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Greg Poling.

Trước việc Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài mà gần đây nhất là phát biểu của Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-la, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với không ít hệ lụy.

Giám đốc điều hành công ty tư vấn Bower Asia, Ernest Bower cảnh báo: “Phản bác phán quyết của Tòa trọng tài cũng có nghĩa là Trung Quốc phản bác pháp quyền, phản bác vai trò của luật pháp quốc tế trong tranh chấp biển tại châu Á. Đây là điều mà các nước láng giềng châu Á cũng như toàn thế giới không thể chấp nhận”. 

Cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Amy Searight cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ mất uy tín nghiêm trọng nếu không tuân thủ phán quyết của Tòa: “Không nỗ lực ngoại giao nào hiện nay có thể khiến Trung Quốc thay đổi ý định. Tuy nhiên, tôi hy vọng về lâu dài, cái giá phải trả về uy tín và khả năng bị cô lập ngày một lớn sẽ khiến Trung Quốc phải thay đổi toan tính và tìm kiếm những giải pháp giữ thể diện”.

Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc có thể sẽ có những hành động đáp trả như bồi đắp bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 2012; tiếp tục phong tỏa bãi Cỏ Mây, nơi binh sỹ Philippines đang đồn trú; hoặc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông. 

Hội thảo đặt ra một loạt kịch bản về quyết định sắp tới của Tòa Trọng tài, bao gồm phán quyết về yêu sách đường “lưỡi bò”của Trung Quốc.

Trong đó, khả năng Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra Trường Sa và tuyên bố ADIZ được xem là cao nhất do những kịch bản còn lại sẽ khó khả thi trước nguy cơ xảy ra xung đột với Philippines và Mỹ.

Tuy nhiên, phương án tuyên bố ADIZ cũng không dễ thực hiện, theo Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải của của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Greg Poling: “Vấn đề ở đây là liệu Bắc Kinh có khả năng thực thi được vùng ADIZ này không.” Họ sắp có 3 đường băng tại khu vực Trường Sa, nhưng việc có thể hạ cánh vài chiếc máy bay so với thực thi ADIZ trên thực tế lại là những chuyện khác nhau rất xa. Hơn nữa, vùng nhận dạng phòng không này sẽ lập tức bị tất cả các nước trong khu vực như Mỹ, Australia, Nhật Bản…bác bỏ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines điều trần lần hai trong vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Philippines điều trần lần hai trong vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Tòa Trọng tài Thường trực yêu cầu Philippines điều trần lần hai vào đầu tuần tới trước khi quyết định có đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện "đường lưỡi bò".

Philippines điều trần lần hai trong vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Philippines điều trần lần hai trong vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Tòa Trọng tài Thường trực yêu cầu Philippines điều trần lần hai vào đầu tuần tới trước khi quyết định có đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện "đường lưỡi bò".

Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough
Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough

VOV.VN - Một nhóm thanh niên Philippines định cắm cờ trên bãi cạn Scarborough đã bị các tàu tuần duyên của Trung Quốc cản trở trong suốt 4 giờ liền.

Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough

Trung Quốc ngăn cản Philippines cắm cờ trên bãi cạn Scarborough

VOV.VN - Một nhóm thanh niên Philippines định cắm cờ trên bãi cạn Scarborough đã bị các tàu tuần duyên của Trung Quốc cản trở trong suốt 4 giờ liền.

Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện “đường lưỡi bò“
Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện “đường lưỡi bò“

Dù tuyên bố không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh "vận động hành lang" để giành giật lợi thế, chuyên gia nhận định.

Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện “đường lưỡi bò“

Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện “đường lưỡi bò“

Dù tuyên bố không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh "vận động hành lang" để giành giật lợi thế, chuyên gia nhận định.

NATO: Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết vụ kiện 'đường lưỡi bò'
NATO: Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Một vị tướng NATO chỉ trích việc Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết về vụ kiện của Philippines, cho rằng Bắc Kinh có nguy cơ gây bất ổn khu vực. 

NATO: Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết vụ kiện 'đường lưỡi bò'

NATO: Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Một vị tướng NATO chỉ trích việc Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết về vụ kiện của Philippines, cho rằng Bắc Kinh có nguy cơ gây bất ổn khu vực. 

Trung Quốc đòi Philippines ngừng ngay vụ kiện Biển Đông
Trung Quốc đòi Philippines ngừng ngay vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo đòi Philippines ngừng ngay vụ kiện Biển Đông và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại song phương.

Trung Quốc đòi Philippines ngừng ngay vụ kiện Biển Đông

Trung Quốc đòi Philippines ngừng ngay vụ kiện Biển Đông

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo đòi Philippines ngừng ngay vụ kiện Biển Đông và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại song phương.