Nuôi gà đen - Giải pháp đối phó hạn hán khốc liệt của nông dân Thái

VOV.VN - Mô hình nuôi gà đen tại làng Chiang Huai đã giúp người nông dân có thu nhập ổn định khi việc trồng lúa không thể thực hiện được do hạn hán khốc liệt.

Trong 2 năm vừa qua, Thái Lan nói chung cũng như tỉnh Phitsanulok và huyện Phrom Phiram nói riêng phải chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả, nhiều giải pháp đã được đưa ra trong đó có việc thành lập câu lạc bộ nuôi gà đen ở làng Chiang Huai, xã Chiang Huai, huyện Phrom Phiram.

Đi vào hoạt động từ năm 2015 với 15 thành viên ban đầu và khoảng 1.000 con gà giống được mua từ trường Đại học Nông nghiệp, cho đến nay Câu lạc bộ nuôi gà đen làng Chiang Huai đã có hơn 100 thành viên và quy mô đàn gà thường xuyên tới hơn 10.000 con.

Ông Pitsanu Tunyavanich - Chi cục trưởng Chi cục Thú ý tỉnh Phitsanulok cho biết, giống gà đen được nuôi tại câu lạc bộ này được trường Đại học nông nghiệp chọn lọc và chứng nhận đủ tiêu chuẩn và quy trình nuôi cũng được thực hiện theo đúng quy định. Các cán bộ thú y của huyện thường xuyên kiểm tra đàn gà nuôi để đảm bảo vệ sinh dịch bệnh.

Quy trình nuôi gà tại câu lạc bộ được thực hiện theo một vòng tròn khép kín. Từ 1.000 con giống ban đầu được chia cho các thành viên chăm nuôi. Khi gà đẻ, trứng sẽ được nộp về câu lạc bộ để ấp nở thành gà con và chia cho các hộ nuôi khác. Câu lạc bộ đã đầu tư các thiết bị hiện đại như máy ấp trứng để tăng nguồn cung gà giống, mở rộng mô hình chăn nuôi. 

Đại diện câu lạc bộ cho biết, trung bình sau khoảng 90 ngày nuôi sẽ được một lứa gà thương phẩm có thể xuất bán ra thị trường. Cũng theo đại diện câu lạc bộ, trung bình mỗi hộ nuôi được 200 con gà mỗi tháng, tạo ra thu nhập ổn định cho người nông dân khi không thể trồng lúa nước do hạn hán.

Với thu nhập ổn định, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm chuồng trại để tăng số lượng đàn gà.

Ông Paradun Muangmun - thành viên câu lạc bộ cho biết, với uy tín đã được khẳng định, các ngân hàng đã bắt đầu cho người chăn nuôi gà đen vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Từ mô hình khởi phát ban đầu nhằm giải quyết công ăn việc làm trong thời điểm hạn hán không thể canh tác lúa nước, cho đến nay việc nuôi gà đen đã trở thành một nghề chính tạo ra thu nhập cho người nông dân tại làng Chiang Huai và các làng lân cận.

Thành công trong việc phát triển đàn gà, các thành viên câu lạc bộ cũng ngồi lại với nhau và quyết định đầu tư thêm khâu chế biến sản phẩm để tạo thêm công ăn việc làm cũng như thu nhập cho các thành viên.

Các thành viên câu lạc bộ cho biết sở dĩ họ chọn nuôi gà đen vì gà đen có lợi cho sức khỏe (gà thuốc) và đem lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình.

Bên cạnh việc tự chế biến thịt gà thành các sản phẩm truyền thống, câu lạc bộ cũng đã liên kết với cơ sở chế biến thịt gà đen thành các sản phẩm như giò gà, xúc xích gà, chả gà...

Việc liên kết giữa người chăn nuôi và chế biến đã góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chế biến từ thịt gà đen.

Chủ cơ sở chế biến  - một thành viên của câu lạc bộ cho biết đang xúc tiến để quảng bá các mặt hàng này trong tỉnh cũng như tại Thái Lan và tương lai có thể hướng đến việc xuất khẩu.

Ông Paradun Muangmun cho biết, hiện câu lạc bộ cũng đang xin cấp giấy chứng nhận thương hiệu cho các sản phẩm để có thể đưa những sản phẩm này vào các hệ thống siêu thị.

Ông Chatin Chatchari - Chủ tịch câu lạc bộ nuôi gà đen cho biết: "Chúng tôi tự chọn dự án và cùng nhau thực hiện với ý thức trách nhiệm của từng thành viên. Điều này đã khiến câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả và dự án đã thành công".
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên
Ấn Độ chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên

VOV.VN - Người dân ở Ấn Độ đang phải chịu trận hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, khiến gần 160.000 ngôi làng ở nước này bị ảnh hưởng.

Ấn Độ chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên

Ấn Độ chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên

VOV.VN - Người dân ở Ấn Độ đang phải chịu trận hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, khiến gần 160.000 ngôi làng ở nước này bị ảnh hưởng.

Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn
Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Chiều 30/5, ông Phomma Sitsena, Công sứ ĐSQ Lào tại Việt Nam đã trao số tiền ủng hộ 257.000 USD giúp nhân dân Việt Nam bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn

Lào ủng hộ 257.000 USD cho nhân dân vùng hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Chiều 30/5, ông Phomma Sitsena, Công sứ ĐSQ Lào tại Việt Nam đã trao số tiền ủng hộ 257.000 USD giúp nhân dân Việt Nam bị hạn hán, xâm nhập mặn.

Bueng Boraphet - “Biển Bắc” Thái Lan khát cháy vì hạn hán
Bueng Boraphet - “Biển Bắc” Thái Lan khát cháy vì hạn hán

VOV.VN - Hạn hán đã khiến nhiều khu vực của hồ nước ngọt Bueng Boraphet cạn trơ đáy, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của người dân nơi đây.

Bueng Boraphet - “Biển Bắc” Thái Lan khát cháy vì hạn hán

Bueng Boraphet - “Biển Bắc” Thái Lan khát cháy vì hạn hán

VOV.VN - Hạn hán đã khiến nhiều khu vực của hồ nước ngọt Bueng Boraphet cạn trơ đáy, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của người dân nơi đây.

Chuyên gia Mỹ hiến kế ứng phó hạn hán tại ĐBSCL
Chuyên gia Mỹ hiến kế ứng phó hạn hán tại ĐBSCL

VOV.VN -Theo các chuyên gia Mỹ, có ba nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong 100 năm qua tại ĐBSCL.

Chuyên gia Mỹ hiến kế ứng phó hạn hán tại ĐBSCL

Chuyên gia Mỹ hiến kế ứng phó hạn hán tại ĐBSCL

VOV.VN -Theo các chuyên gia Mỹ, có ba nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong 100 năm qua tại ĐBSCL.